Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTình thế rối ren của phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt...

Tình thế rối ren của phụ huynh trường Quốc tế Mỹ Việt Nam


TP HCMChị Hà, quận 7, nói cho AISVN vay 600.000 USD (gần 15 tỷ đồng) để 3 con học miễn phí song đang rối bời vì trường hoạt động phập phù.

Chị Hồng Hà kể đóng gói tài chính 400.000 USD cho hai con vào học trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cách đây 5 năm. Theo hợp đồng, khi con học xong 12 năm hoặc chuyển đi, trường sẽ trả lại số tiền này, coi như được học miễn phí. Vì thế, ba năm trước, chị đóng thêm gói 200.000 USD cho con út.

Hôm 18/3, AISVN thông báo cho hơn 1.200 học sinh nghỉ học vì giáo viên không đến trường. Chủ trường cho hay đã nợ lương, bảo hiểm xã hội của họ khoảng hai tháng và chưa thể ổn định lại việc dạy học.

Hai con đầu của chị Hà mới học được 4 năm, trong khi con gái út mới nhập trường một tháng.

“Đây là cú sốc với gia đình vì đã đầu tư số tiền quá lớn”, chị Hà nói.

Chị Hải Anh, phụ huynh học sinh lớp 11 và anh Phước Nguyên, có hai con đang học lớp 7, 10 cũng cho biết đã tham gia gói đầu tư với số tiền 2,5-5 tỷ đồng.

Các phụ huynh nói rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu ở lại trường, việc học của các con không biết đi về đâu, có thể dang dở. Nếu chuyển đi, việc tìm được trường và chương trình phù hợp không dễ, và phụ huynh coi như mất tiền đã đóng vì trường gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng.





Phòng học của trường AISVN không có giáo viên, học sinh, sáng 19/3. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Một phòng học của trường AISVN, sáng 19/3. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Những ngày qua, chị Hải Anh như ngồi trên đống lửa, đảo lộn cả công việc, sinh hoạt vì chuyện học của con. Chị cho biết giáo viên các bộ môn đã nghỉ rải rác từ ba tuần trước, nhiều hôm con đến trường nhưng chỉ học được 3-5 tiết.

Chương trình IBDP (tú tài quốc tế) theo chuẩn dạy học, đánh giá của tổ chức Tú tài quốc tế (IBO). Theo chị, giáo viên đồng loạt nghỉ nên việc học, đánh giá học sinh bị ảnh hưởng. Chị liên hệ với các trường quốc tế cùng dạy IB ở TP HCM song chưa đạt được kết quả.

Một chuyên gia có nhiều năm quản lý, điều hành trường quốc tế ở TP HCM, giải thích IBDP là chương trình phổ thông được công nhận và dùng xét tuyển vào nhiều đại học trên thế giới. IBO cho phép học sinh chuyển trường giữa năm học. Song, vì phải chọn 6 trong số rất nhiều môn học và cấp độ (cơ bản hoặc nâng cao) ngay từ lớp 11 nên muốn chuyển, trường mới cũng phải có những môn đó với cùng cấp độ. Chưa kể, mỗi trường có thể có nội dung giảng dạy chi tiết, tài liệu, trình tự khác nhau.

Vị này đánh giá chương trình IBDP vốn rất “nặng”, cộng những lý do trên khiến việc chuyển trường ở thời điểm giữa năm học rất khó khăn, là bất lợi lớn cho những học sinh lớp 11, 12. Trong đó, kỳ thi lấy bằng của học sinh lớp 12 đang rất gần.

Hiệu trưởng một trường quốc tế khác nói nếu nhận, học sinh có thể phải học lại một số môn. Đó là lý do dù nhiều phụ huynh AISVN nộp hồ sơ nhưng bà đang cân nhắc.

“Vì việc này liên quan các quyền lợi học tập lâu dài của học sinh”, bà lý giải.

TP HCM hiện có khoảng 35 trường quốc tế, trong đó 7 trường dạy chương trình IB. Nếu chuyển được thì dù tiếp tục theo hệ IB hay đổi sang A-level, Cambridge, theo chị Hồng Hà cũng là gánh nặng về tài chính.

“Phụ huynh phải đóng học phí ở trường mới, khoảng 500-900 triệu đồng một năm. Vì con còn nhỏ nên cần đóng thêm 5-10 năm nữa”, chị Hà nhẩm tính.

Một nhóm phụ huynh đang nghĩ đến việc chuyển con sang trường công lập hoặc tư thục song ngữ.

Theo họ, có trường tư sẵn sàng tiếp nhận, giảm học phí, song nhiều người băn khoăn vì con đã học bằng tiếng Anh theo giáo trình Mỹ từ nhỏ. Trong khi, các trường tư chỉ dạy một số môn bằng tiếng Anh, còn vẫn theo chương trình công lập.

“Tôi lo con khó thích nghi”, một phụ huynh nói.

Những người nhắm tới các trường công còn thêm nỗi lo khác. Chị Thu Thủy, phụ huynh lớp 7, cho hay tìm đến một trường công lập chất lượng cao ở quận 7 nhưng trường từ chối tiếp nhận học sinh chuyển giữa năm học.

Một cán bộ của Sở cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về việc chuyển đổi từ chương trình nước ngoài sang chương trình Việt Nam, khá phức tạp. Phụ huynh cần làm xác nhận chương trình đang học. Trường mới căn cứ vào đó để xem xét khả năng đáp ứng vì nhiều môn chỉ có ở chương trình Việt Nam và ngược lại. Việc tiếp nhận và xếp lớp được quyết định sau khi đánh giá năng lực của học sinh.

Không chỉ rối bời vì việc học, phụ huynh còn lo mất tiền theo hợp đồng đã ký. Họ cho hay tùy thời điểm, mỗi hợp đồng trị giá 100.000-200.000 USD cho một học sinh. Có người đóng để cả ba hoặc bốn con theo học.

“Không nhớ, chi tiết con số do kế toán nắm”, bà Nguyễn Thị Út Em, chủ trường, nói khi trả lời VnExpress đêm 18/3 về tổng số tiền đầu tư của phụ huynh.

Hồi tháng 9 năm ngoái, hàng chục người đã tụ tập ở cổng trường AISVN để đòi nợ vì con ra trường cả năm trời mà trường chưa trả lại tiền.





Phụ huynh đến AISVN đòi tiền, chiều 21/9/2023. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Phụ huynh đến AISVN đòi tiền, chiều 21/9/2023. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Chiều 21/3, tại họp báo của thành phố, bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho hay chủ trường AISVN cam kết trong một tuần sẽ tìm quỹ đầu tư để tái cấu trúc, duy trì hoạt động. Song song đó, Sở đề nghị các phòng giáo dục, trường công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện để học sinh AISVN chuyển đến.

Các phụ huynh cho rằng chưa có một giải pháp cụ thể nào. Mỗi gia đình vẫn loay hoay.

Chị Hải Anh và một nhóm khoảng 160 người muốn làm việc trực tiếp với ban giám hiệu, đóng thêm tiền để phần nào trả lương cho giáo viên, cố duy trì hoạt động cho đến hết năm.

“Việc chuyển trường ngay lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học của con. Tôi vẫn muốn con hoàn thành năm học ở AISVN, sau đó tìm trường khác phù hợp”, chị Hải Anh nói.

Anh Phước Nguyên cho rằng cách này “như muối bỏ bể”. Bởi tháng 10/2023, bà Út Em đã kêu gọi phụ huynh đóng thêm tiền để “cứu” trường. Nhiều người đã đóng nhưng không giải quyết được vấn đề. Anh đang liên hệ với vài trường để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

Chị Hồng Hà thì đã quyết chuyển trường. Chị nói cần ưu tiên việc học của con, số tiền đóng ở AISVN sẽ tính sau.

“Hai tháng nữa là kết thúc năm học, tôi buộc phải chuyển sang trường quốc tế tương đương để con hoàn thành chương trình. Nếu trễ hơn, các con phải học lại một năm”.

Lệ Nguyễn

*Tên phụ huynh đã thay đổi




Source link

Cùng chủ đề

Lùm xùm ở trường đắt tiền, phụ huynh nhà giàu cũng “khóc”

(Dân trí) - Hàng loạt vụ việc lùm xùm trong năm 2024 ở một số trường quốc tế, trường đắt đỏ gây xôn xao dư luận. Giáo viên "đình công", chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợ, vụ việc Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng kéo dài hơn một năm tiếp tục gây xôn xao.Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng...

Trường quốc tế AISVN công bố dự kiến khai giảng trở lại vào tháng 1-2025

Trường quốc tế AISVN bất ngờ thông báo đến phụ huynh dự kiến khai giảng trở lại vào tháng 1-2025. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói gì về việc này? Chiều nay 1-11, nhiều phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ...

Đang bị đình chỉ, Trường quốc tế Mỹ bất ngờ thông báo chuẩn bị khai giảng

(Dân trí) - Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đã bị đình chỉ hoạt động nên phụ huynh không khỏi bất ngờ khi nhận được thông báo chuẩn bị khai giảng. Chiều 1/11, nhiều phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) bất ngờ khi nhận được thông báo từ Hội đồng trường về việc trường dự kiến khai giảng vào tháng 1/2025.Thư do bà Nguyễn Thị Anh Thư, quyền Chủ tịch Hội đồng trường AISVN, gửi đến phụ...

Trường Quốc tế Mỹ bị đề nghị thu hồi giấy phép vì nợ hơn 100 tỷ tiền thuế

TPO - Công ty Cổ phần Giáo dục quốc tế Mỹ AIS (chủ đầu tư trường AISVN ) nợ thuế hơn 100 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế như trích tài khoản ngân hàng, ngừng sử dụng hóa đơn, tạm hoãn xuất cảnh với người đứng đầu nhưng không hiệu quả.  Chi cục Thuế khu vực quận 7 - Nhà Bè vừa gửi văn bản đến phòng đăng ký...

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu Trường Quốc tế Mỹ không được tổ chức hoạt động giáo dục

Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM - vừa ký văn bản liên quan đến vụ việc Trường Quốc tế Mỹ. Mặc dù đã bị đình chỉ nhưng thời gian qua, trường này vẫn thực hiện một số hoạt động chuẩn bị cho năm học mới. Do đó, ông Bảo yêu cầu Trường Quốc tế Mỹ không được thực hiện khảo sát để xác định việc học sinh có tiếp tục học tại trường hay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư mong điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm

"Tôi cũng là viên chức Thủ Đô nhưng không được hưởng chế độ Nghị quyết 46 của HĐND Thành Phố như các viên chức khác, tôi thấy bất công quá", một giáo viên bày tỏ. ...

4 ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn

Từ sáng nay 4-2, ban tổ chức bắt đầu nhận đăng ký gian tư vấn của các đơn vị giáo dục tham gia bốn ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ và Hà Nội. Bốn...

Hàng loạt lớp học thêm dừng hoạt động

TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. TP - Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực đã tác động đáng kể tới giáo viên và nhà trường. Chuyển sang học trực tuyến Chị Nguyễn Thi Hương (Nam Định) cho biết, ngay trước khi nghỉ Tết nguyên đán, giáo viên dạy môn Toán của...

Cùng chuyên mục

Học sinh, phụ huynh Hà Nội sốt ruột ngóng môn thi thứ ba vào lớp 10

Năm đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình mới, quy chế mới và cả thay đổi lớn về ôn tập, dạy thêm nhưng đến nay học sinh Hà Nội vẫn chưa biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 thế nào. ...

Người dân tỉnh/thành nào kết hôn muộn nhất?

Năm 2023, độ tuổi kết hôn của người dân địa phương này đã vượt quá 30, cao hơn mức trung bình cả nước. ...

Việt Nam khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong giáo dục số

Tổ chức Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) vừa công bố rằng trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu (ngoại trừ Hoa Kỳ) về số lượng người dùng trên nền tảng học trực tuyến miễn phí Khan Academy, đứng sau Brazil. Đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Từ công nhân nhà máy trở thành giảng viên ở tuổi 21

TRUNG QUỐC - Từng trượt cấp 3 và nghỉ học đi làm ở tuổi 15, sau 5 năm nỗ lực, hiện Khương Vũ Hà là giảng viên Trường Trung cấp chuyên nghiệp Kỹ thuật Hóa học Hà Nam. Khương Vũ Hà sinh năm 2002 ở Hà Nam (Trung Quốc). Năm 2017, tham gia kỳ thi cấp 3 nhưng không đỗ, Vũ Hà quyết định nghỉ học, đến Quảng Đông làm công nhân dây chuyền trong nhà máy, mặc cho bố...

Giáo viên với 3 kì vọng về giáo dục cho năm mới 2025

TPO - Năm mới luôn là dịp để nhìn lại, suy ngẫm và hướng về tương lai với hi vọng đổi mới và phát triển. Là nhà giáo, họ mong muốn năm 2025 sẽ có những bước tiến đáng kể trong giáo dục, đặc biệt ở những khía cạnh quan trọng: sự phân luồng giáo dục phổ thông, thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, các kì thi cấp quốc gia và quốc tế. TPO -...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng...

Phó Trưởng Công an phường không đội mũ bảo hiểm chở vợ bị xử phạt hành chính

(NLĐO)- Điều khiển xe máy chở vợ không đội mũ bảo hiểm, Phó trưởng Công an phường Ô Chợ Dừa bị xử phạt 1 triệu đồng, tạm...

Cách nhân bản nhanh trong Canva giúp bạn tiết kiệm thời gian

Nhân bản trong Canva giúp bạn sao chép nhanh các thiết kế mà không cần làm lại, nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình làm việc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhân bản nhanh trong Canva trong vài thao tác đơn giản.

Người dân tỉnh/thành nào kết hôn muộn nhất?

Năm 2023, độ tuổi kết hôn của người dân địa phương này đã vượt quá 30, cao hơn mức trung bình cả nước. ...

Việt Nam khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong giáo dục số

Tổ chức Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) vừa công bố rằng trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu (ngoại trừ Hoa Kỳ) về số lượng người dùng trên nền tảng học trực tuyến miễn phí Khan Academy, đứng sau Brazil. Đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Mới nhất