Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNông dân Tiền Giang đang gấp gáp đào rãnh trong vườn trái...

Nông dân Tiền Giang đang gấp gáp đào rãnh trong vườn trái cây lót bạt trữ nước cứu cây tiền tỷ


Các địa phương vùng ĐBSCL đang vào cao điểm sản xuất và thu hoạch lúa đông xuân, cây ăn trái và thủy sản; đây cũng là thời điểm mà thời tiết diễn biến bất lợi khi hạn hán và xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền. Vì vậy, bảo vệ sản xuất đang được ngành chức năng thực hiện quyết liệt…

Đóng cống ngăn nước mặn vào bên trong

Mặc dù Hậu Giang là địa phương không giáp biển, thế nhưng những ngày qua nước mặn theo thủy triều biển Tây xâm nhập vào địa bàn huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh. 

Giữa tháng 2-2024, độ mặn mà các cơ quan chức năng đo được tại một số điểm chính ở huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh đã vượt mốc 2‰. Trong đó, TP Vị Thanh có thời điểm độ mặn tăng đột biến lên mức 7,1‰ tại ngã ba Nước Trong và 6,2‰ tại khu vực kênh Lầu…

Nông dân Tiền Giang đang gấp gáp đào rãnh trong vườn trái cây lót bạt kín rồi trữ thứ này đây- Ảnh 1.

Công trình cống Cái Lớn – Cái Bé (Kiên Giang) đang vận hành ngăn mặn bảo vệ sản xuất cho hàng trăm ngàn héc-ta lúa ở các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… không bị ảnh hưởng mặn trong mùa khô.

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế TP Vị Thanh, cho biết: “Trên địa bàn có nhiều loại cây trồng dễ bị ảnh hưởng khi nước mặn cao như gần 4.000ha lúa đông xuân đang chín, cùng với khoảng 4.300ha cây ăn trái và rau màu… 

Do đó, khi nước mặn về sớm là ngành chức năng lập tức triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ an toàn cho sản xuất”. 

Theo ông Phương, hiện nay đã đóng 10 cống ngầm ngăn mặn; vận hành đóng 3 cống hở không cho mặn xâm nhập vào bên trong; đồng thời cử cán bộ theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để tiếp tục ứng phó phù hợp trong những ngày tới.

Chỉ chúng tôi cánh đồng lúa đang chín, ông Đặng Văn Hiếu, ngụ xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), bộc bạch: “Năm nay, lúa có giá do đó bà con đang dồn sức thực hiện ngăn mặn, bảo vệ lúa trong giai đoạn gần thu hoạch nhằm đảm bảo cho vụ lúa trúng mùa”. 

Hiện, ông Hiếu và nhiều nông dân trong vùng theo dõi chặt diễn biến hạn mặn, chủ động lấy nước ngọt càng nhiều càng tốt khi điều kiện cho phép nhằm bổ sung cho ruộng lúa. Theo Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, khi độ mặn vượt mức 1,5‰ thì địa phương đã tiến hành đóng hàng chục cống ngăn mặn để bảo vệ hơn 17.500ha lúa đông xuân đang chín. 

Cũng nhờ triển khai các giải pháp phòng chống thời tiết cực đoan từ sớm, nên đến nay chưa ghi nhận thiệt hại.

Bến Tre diễn biến thời tiết cũng có những bất lợi. Bà Lê Thị Thu, ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, chia sẻ: “Gia đình có gần 1ha đất trồng hoa kiểng, cây ăn trái và cây giống; đây là những loại cây không chịu được mặn cao. 

Vì vậy, khi nghe thông tin năm nay hạn mặn đến sớm và diễn biến phức tạp thì cả nhà đã thực hiện nhiều giải pháp ứng phó như cắt tỉa cành, hạn chế cây ra trái vào mùa này, tích trữ nước ngọt; liên hệ thường xuyên với cơ quan chuyên môn để nhờ hỗ trợ kịp thời khi hạn mặn phức tạp…”. 

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre nhận định, trong tháng 3-2024 xuất hiện 2 đợt xâm nhập mặn từ ngày 5 đến 13-3 và từ ngày 23 đến 31-3. Tháng 4-2024 tiếp tục xuất hiện 2 đợt xâm nhập mặn từ ngày 5 đến 12-4 và từ ngày 25-4 đến ngày 1-5. 

Dự báo ranh mặn xâm nhập sâu nhất trên các sông xuất hiện trong tháng 3 là khoảng 50km ở sông Cửa Đại với độ mặn 4‰ tại xã Tân Thạch (huyện Châu Thành); mặn 4‰ vào sâu 62km trên sông Cổ Chiên ở xã Tân Thiềng (huyện Chợ Lách)… 

Ngoài việc vận hành đóng các cống ngăn mặn bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt, thì cần đề phòng nguy cơ sạt lở bờ biển; cảnh báo hiện tượng thủy văn nguy hiểm kèm theo xâm mặn gây thiệt hại ở các khu vực nuôi trồng thủy sản, vườn cây ăn trái…

Tích trữ nước ngọt, duy trì sản xuất ổn định

Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre nhìn nhận, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024 xuất hiện sớm, sâu và kéo dài trên địa bàn tỉnh ở mức tương đương và cao hơn mùa khô năm 2015-2016. Do đó, ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương vận động người dân trữ nước mưa, nước ngọt để ứng phó trong điều kiện hạn mặn kéo dài. 

Theo ông Hồ Ngọc Hậu, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre, hiện công ty đang quản lý 1.695 công trình cống, 1 trạm bơm điện, 2.575km kênh các loại, 433km bờ bao và hồ chứa nước ngọt Ba Trị có dung tích theo thiết kế là 811.800m3. 

Những ngày qua, công ty triển khai các giải pháp cấp bách về phòng chống hạn mặn, thiếu nước theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh Bến Tre. Cụ thể sẽ đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao, bảo đảm nhu cầu về nước. 

Trường hợp độ mặn giảm, sẽ tăng cường mở lấy nước ngọt ở các cống đầu nguồn và tiêu xổ các cống cuối nguồn để rửa mặn, giải quyết ô nhiễm môi trường…

Nông dân Tiền Giang đang gấp gáp đào rãnh trong vườn trái cây lót bạt kín rồi trữ thứ này đây- Ảnh 2.

Nông dân ở Tiền Giang tích trữ nước ngọt nhằm đảm bảo tưới cho vườn cây ăn trái trong mùa hạn mặn kéo dài.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Dự báo độ mặn trên sông Tiền mùa khô năm 2024 lấn sâu vào nội đồng 52-56km. 

Nhằm ngăn mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt phía bên trong phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang có văn bản gửi Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (đơn vị thi công) cho vận hành đóng ngăn mặn cống âu Nguyễn Tấn Thành từ ngày 7-3 cho đến khoảng giữa tháng 4, khi theo dõi diễn biến xâm mặn sẽ tính toán việc mở cống”.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, đơn vị đang vận hành siêu công trình thủy lợi cống Cái Lớn – Cái Bé (Kiên Giang) cho hay, từ tháng 1-2024 đến nay, khi mặn xâm nhập vượt quá 1‰ tại trạm Cái Tư và mặn vượt 1‰ tại trạm Trâm Bầu thì công ty cho vận hành đóng từ 9 đến 11/11 cửa van cống Cái Lớn và cho đóng cống Cái Bé để ngăn mặn; trong thời gian đóng cống thì các phương tiện di chuyển qua âu thuyền. 

Hiện, công ty phân công nhiều cán bộ, kỹ sư theo dõi chặt tình hình mặn, quan trắc và kiểm tra mực nước, chất lượng nước; cập nhật tiến độ sản xuất của hàng trăm ngàn héc-ta lúa trong vùng dự án thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đảm bảo ngăn mặn, lấy nước ngọt đầy đủ nhằm phục vụ an toàn cho đồng lúa. 

Bên cạnh đó, vận hành cống hợp lý trong việc cung cấp nước pha loãng độ mặn phục vụ nuôi tôm ở các huyện ven biển tỉnh Kiên Giang.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị chuyên môn và các địa phương ĐBSCL chủ động theo dõi chặt thời tiết, diễn biến độ mặn; tiến hành rà soát việc đắp đập tạm ngăn mặn, sửa chữa, nâng cấp bờ bao, các cống vừa đảm bảo ngăn triều cường và ngăn mặn. 

Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý để lấy nhiều nhất lượng nước ngọt xuất hiện nhằm tích trữ lâu dài; có giải pháp bảo vệ an toàn cho hàng trăm ngàn héc-ta cây ăn trái và lúa đông xuân nguy cơ bị ảnh hưởng. 

Cần có kế hoạch chi tiết đến các địa bàn, hộ dân có thể bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt mùa khô, nhằm có giải pháp đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho bà con và không để các cơ sở bị thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất trong suốt mùa khô…

Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023-2024, xâm nhập mặn ở ĐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020-2021; trong thời kỳ cao điểm (khoảng tháng 2 đến tháng 4-2024) có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông.

Để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn mặn và thiếu nước cục bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động triển khai ứng phó nguy cơ hạn mặn, thiếu nước trong những tháng cao điểm mùa khô. 

Theo dõi sát diễn biến và có dự báo về nguồn nước, chất lượng nước, nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn; đồng thời triển khai phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn mặn, thiếu nước, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là thời kỳ cao điểm hạn mặn. 

Xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai biện pháp ứng phó cụ thể; hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tân phó bí thư Thành ủy Cần Thơ là ai?

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang được chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. ...

FE Credit mang bồn chứa nước đến với bà con vùng hạn mặn

(Dân trí) - Trong bối cảnh xâm nhập mặn trở thành thách thức lớn, FE Credit triển khai chương trình hỗ trợ 200 bồn chứa nước, giúp người dân dự trữ nước cho mùa khô năm 2025 tại 2 tỉnh Bến Tre và Long An. Giúp người dân "giải cơn khát" từ chương trình trao tặng bồn chứa nướcTheo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tháng 2 đến tháng 5, tổng lượng dòng...

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhận thêm nhiệm vụ mới

Sáng 7/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. ...

Trong 3 ngày, Bộ đội biên phòng Kiên Giang bắt 3 tàu cá chở dầu DO lậu trên biển

Trong vòng 3 ngày (ngày 3 đến 5-2), lực lượng Bộ đội biên phòng Kiên Giang đã phát hiện 3 tàu cá chở tổng cộng khoảng 64.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc trên vùng biển tây nam Tổ quốc. Chiều 6-2, Bộ...

Kiên Giang công bố mobile app, quảng bá hình ảnh du lịch Phú Quốc

Dự án ‘Hệ thống website tích hợp video thực tế ảo quảng bá hình ảnh du lịch, hệ thống mua vé trực tuyến, ứng dụng di động (mobile app) và các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch’ giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin du lịch Phú Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một xã ở TP HCM có dân số 150.000 người, ngõ, xóm tại đây lắp đặt camera, nông thôn mới bình yên

Xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) có gần 150.000 dân, là một trong các địa phương có dân số lớn nhất Việt Nam ở quy mô cấp xã. Mặc dù dân số đông, nhưng những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Vĩnh...

Phụ huynh nặng thành tích thì dạy thêm, học thêm còn tồn tại ở góc độ tiêu cực

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đang nhận được quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh chia sẻ từ đội ngũ giáo viên, chuyên gia, phụ huynh cũng đã đưa ra ý kiến về vấn đề này. ...

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn xâm thực và đánh sạt. ...

Khu rừng Kon Ka Linh ở Gia Lai rộng 42.000ha, la liệt cây cổ thụ, gỗ quý, động vật hoang dã sách Đỏ

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích gần 42.000ha, trong đó, vùng đệm rộng hơn 15.000 ha với 18 thôn, làng trên địa bàn 7 xã thuộc các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Kbang của tỉnh Gia Lai. VQG Kon Ka Linh thực hiện hiệu quả việc bảo tồn...

Một thung lũng ở Đắk Lắk có làng triệu phú người Nùng Cao Bằng, cả làng giàu có nhờ trồng cây gì?

Nằm giữa thung sâu, bao quanh đồi núi bạt ngàn, những ngôi nhà sàn truyền thống khang trang đỏ tươi màu ngói của người Nùng An (dân tộc Nùng) ở làng Quảng Hòa (thôn Tam Điền, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) là minh chứng rõ nhất cho...

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Điều tra phát hiện thủ phạm không ngờ

GĐXH - Người phụ nữ ra ngân hàng gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng nhưng chỉ còn 200.000 đồng sau 3 tháng, điều lạ là ngân hàng không nhận trách nhiệm nhưng cũng không đưa ra lời giải thích hợp lý nào. ...

Phải đến khi bước sang tuổi 50, tôi mới nhận ra việc tiết kiệm cho quỹ “chăm sóc hưu trí” quan trọng như thế...

Khi đến tuổi 50, cuộc sống của tôi phản chiếu tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ, bao gồm cả sai lầm từ thói quen quản lý tài chính. ...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

6 chàng ngự lâm gen Z trong Ban hiệu suất chính phủ (DOGE) của tỉ phú Elon Musk là ai?

Tỷ phú Elon Musk đã tuyển dụng 6 gương mặt trẻ để tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) của Mỹ do ông lãnh đạo. Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông Musk lãnh đạo đang được...

Cùng chuyên mục

Tỉ lệ công dân trình độ đại học, đảng viên tình nguyện nhập ngũ công an tăng cao

Đại tá Nguyễn Quốc Toản, chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết năm 2025 tỉ lệ công dân có trình độ đại học, cao đẳng, đảng viên đăng ký thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân tăng cao so với các năm trước. ...

Đi bộ qua rừng, người đàn ông đã phát hiện điều đáng sợ

Một người đàn ông đã vô cùng sốc khi phát hiện một cảnh tượng nhiều chân hươu nằm rải rác trên cánh đồng chữ rõ nguyên nhân. ...

Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng

Sáng 11-2, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại tá Huỳnh Văn...

4 chòm sao thoát kiếp độc thân vào năm 2025

GĐXH - Theo các nhà chiêm tinh, các chòm sao dưới đây có rất nhiều tiềm năng để thu hút tình yêu, sự lãng mạn, hôn nhân trong năm 2025. ...

Mới nhất

Dồn lực cho nhịp đi 8 + 2

Năm 2024, tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP.HCM là 7,17%. Năm 2025, Chính phủ có nghị quyết giao TP.HCM thực hiện tăng trưởng 8,5%. ...

Quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách

Về những quy định mới của dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội. ...

Một thầy giáo bồi dưỡng 10 học sinh đoạt giải quốc gia

(NLĐO) – Một thầy giáo bồi dưỡng cho 10 học sinh ở Đắk Lắk thì tất cả đều đoạt học sinh giỏi quốc gia trong kỳ thi...

Bị tố ép phụ huynh ký đơn tình nguyện học thêm, hiệu trưởng nói gì?

Bà Lê Thị Hồng Phượng - Hiệu trưởng Trường THCS Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội), khẳng định không có việc nhà trường ép phụ huynh ký đơn cho con tình nguyện học thêm. Trưa 11/2, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một người tự xưng là phụ huynh có con học tại Trường THCS Mỗ Lao,...

Đi bộ qua rừng, người đàn ông đã phát hiện điều đáng sợ

Một người đàn ông đã vô cùng sốc khi phát hiện một cảnh tượng nhiều chân hươu nằm rải rác trên cánh đồng chữ rõ nguyên nhân. ...

Mới nhất