Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiHát Kiều – Di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc...

Hát Kiều – Di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình


Nét đặc sắc của nghệ thuật Hát Kiều

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 1.

Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật hát Kiều trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Tx. Ba Đồn

Theo dòng chảy lịch sử, người dân Quảng Bình đã hun đúc và dựng xây nên truyền thống kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất; tiếp thu, gìn giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo như hát Ca trù, hát Bài chòi, hò Khoan Lệ Thủy, hò Thuốc cá Minh Hóa, hát Ru Cảnh Dương,… và một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, được bảo tồn qua bao thế hệ là nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.

Tối ngày 21/3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình đã phối hợp cùng các địa phương tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, TX. Ba Đồn (Quảng Bình) và trình diễn nghệ thuật dân gian hát Kiều, Hát ru Cảnh Dương…

Từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, nhiều loại hình nghệ thuật được hình thành, như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, …trong đó, nghệ thuật hát Kiều thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn cả. Đây là loại hình trình diễn dân gian, bao gồm hát, diễn xuất và làm trò. Ngoài các nhân vật chính trong truyện Kiều, người dân Quảng Bình đã sáng tạo thêm một số nhân vật mang tính dẫn chuyện như vai lính xa, thằng bán tơ, vai hề… cùng với đó là không gian và thời gian được dùng lối ước lệ, nhằm tạo sự chuyển biến trong “hoạt động sống” của nhân vật.

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 3.

Ông Hoàng Xuân Tân mong rằng các địa phương sẽ nỗ lực gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật hát Kiều gắn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch…

Hát Kiều xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo một số nghệ nhân tại các câu lạc bộ Kiều cổ, khi lớn lên họ đã thấy những thế hệ cha ông mình trình diễn hát Kiều mỗi khi làng có hội hay các dịp lễ quan trọng. Không gian liên quan hát Kiều là ngôi đình làng, nhà văn hoá, các tư gia, ruộng đồng và toàn bộ không gian quanh đó. Hiện nay, không gian hát Kiều mở rộng ra tới các trường học, các câu lạc bộ, các sự kiện văn hóa quần chúng hay các chương trình giao lưu, trình diễn văn nghệ.

Có thể khẳng định rằng, hát Kiều mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng người Việt trên quê hương Quảng Bình. Nghệ thuật hát Kiều do con người sáng tạo và giữ gìn, trao truyền từ thời thế hệ này sang thế hệ khác. Trải qua hàng trăm năm, hát Kiều là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hóa tinh thần, là nơi thể hiện những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, mang tính cố kết cộng đồng rất cao. Giá trị lịch sử của hát Kiều thể hiện qua những màn diễn, tích trò, câu hát, làn điệu.

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình tặng hoa chúc mừng các câu lạc bộ hát Kiều của các địa phương

Ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình khẳng định: Hát Kiều là một di sản văn hóa quý, chứa đựng nhiều tư liệu khoa học, giúp cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu quá trình phát triển văn hóa tinh thần của người dân thị xã Ba Đồn, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Trạch nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Hát Kiều thể hiện khát vọng của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc; về tình yêu lứa đôi; về niềm tin giữa con người với con người. Là nơi giao hòa, cố kết cộng đồng tạo nên sự khăng khít, đoàn kết trong đời sống hàng ngày.

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 5.

Từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được hình thành như ngâm kiều, vịnh kiều, bói kiều, lẩy kiều nhưng trong đó, nghệ thuật hát Kiều thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn

Thông qua hát Kiều, chúng ta có thể cảm nhận được, hiểu được những nét đẹp trong phong tục, tập quán, lối ứng xử của người người dân trong cuộc sống. Hát Kiều còn góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, được biểu hiện qua các màn diễn, làn điệu và các nhạc cụ dân tộc.

Hát Kiều là sinh hoạt văn hóa không thể tách rời trong đời sống của người dân, là dịp để người dân thể hiện niềm đam mê với những vở diễn hát Kiều và quên đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống thường nhật, họ như được tiếp thêm sức mạnh và đắm mình trong không gian nghệ thuật của hát Kiều, để hướng đến những giá trị nhân văn, từ đó có thêm niềm tin vào tương lai, lạc quan trong cuộc sống, để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước….

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 6.

Trải qua nhiều thăng trầm và biến thiên của lịch sử, nhưng nghệ thuật hát kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng, trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân

Cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Hát Kiều Quảng Bình có lịch sử đầy biến động, thăng trầm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của nhiều thế hệ nghệ nhân ở các địa phương cùng các cấp chính quyền của địa phương đã bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật hát Kiều là một quá trình dài đầy khó khăn. Sự chung tay của toàn xã hội trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Kiều là điều rất cần thiết để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc tồn tại mãi mãi với thời gian.

Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể hát Kiều, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản. Mỗi người dân vừa là người tham gia bảo vệ, vừa là người thụ hưởng những giá trị của di sản văn hóa truyền thống.

Ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng BÌnh

Để phát huy được giá trị di sản, chúng ta cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể hát Kiều, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản. Mỗi người dân vừa là người tham gia bảo vệ, vừa là người thụ hưởng những giá trị của di sản văn hóa truyền thống.

Hát Kiều – Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc ở Quảng Bình - Ảnh 8.

Hát ru Cảnh Dương cũng là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo ở làng biển Cảnh Dương mà hầu như chỉ đàn ông lĩnh xướng. Hát ru ở Cảnh Dương xuất phát từ thực tế lao động sản xuất của ngư dân, là những lời hát đậm chất văn hóa miền biển, sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương.

Cùng với đó là việc tổ chức đào tạo thế hệ kế cận tại các câu lạc bộ hát Kiều, trong đó tập trung ưu tiên đào tạo nâng cao chất lượng các học viên trẻ thông qua việc duy trì hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ. Phải đưa các tiết mục hát Kiều vào các hoạt động xã hội, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể, gắn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch… ông Hoàng Xuân Tân mong muốn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Lý do Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu sớm gần 4 năm

(NLĐO) – Dù còn gần 4 năm công tác, nhưng Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình đã bày tỏ xin nghỉ hưu sớm nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy. ...

12 cán bộ chủ chốt xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - Ngoài Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) còn có 11 cán bộ lãnh đạo khác thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Trưởng Ban Dân vận và 14 cán bộ huyện ở Quảng Bình xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ghi nhận 15 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp lại nhân sự, trong đó có nhiều lãnh đạo quản lý. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại sứ các nước thích thú trải nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của...

(Tổ Quốc) - Ngày 7/2/2025 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Phổ Quang linh từ (Đền Mẫu Phố Cò), TP Sông Công, Thái Nguyên đã diễn ra chương trình Giao lưu văn hóa chào Xuân 2025 với sự tham gia của đại sứ 6 quốc gia Ukraine, Phần...

Miền Bắc sẽ lạnh nhất từ đầu mùa

(Tổ Quốc) - Đỉnh Fansipan (Sa Pa) được dự báo sẽ đón tuyết rơi vào cuối tuần này. Nhiều du khách, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những tín đồ yêu thích tuyết, đang háo hức lên kế hoạch chinh phục đỉnh cao, để săn lùng những khoảnh khắc tuyệt...

Xe xôi cadé tuổi đời nửa thế kỷ ở khu Chợ Lớn chỉ bán buổi tối, không biển hiệu cũng chẳng có chỗ ngồi...

(Tổ Quốc) - Khi ăn món xôi cadé, chúng ta sẽ cảm nhận được những hạt xôi nếp dẻo thơm, kết hợp với lớp cadé ngọt ngào, tạo nên một sự kết hợp đưa đẩy vị giác. ...

Động lực tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2025

(Tổ Quốc) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành Du lịch...

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

(Tổ Quốc) - Ngày 6/2/2025, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau...

Bài đọc nhiều

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỉ phú Elon Musk trọng dụng nhân tài gen Z

Một nhóm kỹ sư trẻ thuộc thế hệ gen Z đang hỗ trợ tỉ phú Elon Musk tiếp quản vai trò then chốt trong Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do ông lãnh đạo. Điểm chung của tất cả là gần như không có...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Mẹ nghẹt thở do hóc quả nho và phản ứng bất ngờ của cậu con trai 10 tuổi

(Dân trí) - Cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh, kịp thời cứu người mẹ đang nghẹt thở do hóc quả nho. Con trai phản ứng nhanh cứu mạng người mẹTheo camera an ninh tại căn nhà ở thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), sự việc xảy ra vào ngày 17/1 khi người mẹ liên tục ho và khạc nhổ sau khi nuốt phải quả nho.Nghe tiếng mẹ nôn ói, hai người con...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. Thực hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Bình Định xóa 4.442 nhà tạm, nhà dột nát trong hơn 100 ngày

(Dân trí) - Trong hơn 100 ngày từ nay đến hết tháng 5, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu hoàn thành việc xóa 4.442 nhà tạm, nhà dột nát với hộ gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngày 9/2, tỉnh Bình Định ra quân phát động khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát đối với hộ gia đình có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, hộ nghèo,...

Mới nhất

Quảng Ngãi cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường

Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Ngãi, chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng... trên địa bàn tỉnh...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Mới nhất