Trang chủNewsThời sựVì sao không dùng vật liệu thay thế cát tự nhiên?

Vì sao không dùng vật liệu thay thế cát tự nhiên?


Nguồn cát tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt, việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cũng không hiệu quả vì giá thành cao, thiếu mỏ nguyên liệu.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay trữ lượng cát tự nhiên dùng để san lấp của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 37 triệu m3. Trong khi đó, riêng về hạ tầng giao thông, 6 tuyến cao tốc triển khai giai đoạn 2022-2025 ở khu vực này cần gần 50 triệu m3 cát. Ngoài ra, các dự án giao thông cấp tỉnh cần khoảng 36 triệu m3 cát trong các năm 2023-2024.

Tại nhiều dự án giao thông ở miền Bắc và Trung, nguồn cát tự nhiên đang bị đẩy giá cao do khan hiếm hơn so với 3 năm trước. Trong tương lai, cát tự nhiên sẽ ít dần do cát từ thượng nguồn đổ về ít, không đủ bù đắp lượng cát được khai thác. Nếu đào cát ồ ạt sẽ làm cho đáy sông ngày càng sâu thêm, nguy cơ sạt lở lớn.

Giải pháp dùng cát nhân tạo hay cát biển thay thế cát tự nhiên ở các dự án giao thông đã được cơ quan quản lý, nhà thầu tính đến. Tuy nhiên, cả hai giải pháp đều gặp những khó khăn nhất định.

Cát nhân tạo giá thành gấp 3-4 lần cát tự nhiên

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Địa chất (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết cát nhân tạo hay cát nghiền được sản xuất theo công nghệ va đập tốc độ cao làm cho đá bị vỡ. Quá trình sản xuất tạo ra hạt hình tròn, độ ma sát thấp, kích thước gần như cát tự nhiên.

Hiện nay thế giới thường sử dụng cát nhân tạo từ cát kết, đá granit, basalt, các tảng cuội thành phần chính là thạch anh. Ngoài ra, một số lớp đá cát kết tự nhiên mức độ gắn kết yếu, không cần nghiền mà chỉ dùng lực phun từ vòi nước làm tách hạt, sau đó sàng lọc, lựa hạt đạt kích thước như cát tự nhiên.

Loại cát nhân tạo này có ưu điểm hạt đồng đều hơn cát tự nhiên, dễ dàng điều chỉnh kích thước hạt, thành phần vật chất theo yêu cầu trong xây dựng.





Kiểm tra chất lượng đắp nền cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Long Mỹ, Hậu Giang tháng 3/2024. Ảnh: Phương Linh

Kiểm tra chất lượng đắp nền cao tốc Bắc Nam đoạn qua huyện Long Mỹ, Hậu Giang tháng 3/2024. Ảnh: Phương Linh

Theo ông Lê Việt Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Xi măng và bê tông (Viện Vật liệu xây dựng), cát nghiền hiện được 73 doanh nghiệp sản xuất tại 25 tỉnh với tổng công suất 8,6 triệu m3 mỗi năm. Các tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất cát nghiền là Lạng Sơn, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương… do có nguồn đá, gần thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội và TP HCM. Năm 2020, các địa phương tiêu thụ 4,1 triệu m3 cát nghiền.

Cát nghiền đảm bảo chất lượng để đắp nền đường, song giá thành 250.000-300.000 đồng/m3, trong khi đơn giá của nhà nước cho cát san lấp khoảng 80.000 đồng/m3. Giá cao nên cát nghiền chủ yếu dùng cho bêtông và vữa, không phù hợp để làm cát san lấp và đắp nền cho dự án giao thông.

Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long không có nhiều mỏ đá để khai thác cát nghiền. “Nếu sử dụng cát nhân tạo thay thế cát san lấp cho công trình giao thông sẽ không hiệu quả, chi phí xây dựng cao, nhà thầu sẽ lỗ”, ông Hùng nói.

Trả lời đại biểu Quốc hội Nguyễn Huy Thái (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu) đầu tháng 3, Thủ tướng cho biết nhu cầu sử dụng cát san lấp ở các công trình giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50 triệu m3. Nếu dùng cát nhân tạo thay thế hoàn toàn cát tự nhiên thì cần khai thác các mỏ đá với khối lượng lớn, bố trí rất nhiều dây chuyền sản xuất mới đáp ứng đủ nhu cầu và giá thành cao hơn nhiều so với cát tự nhiên. Do đó việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên để đắp nền đường là không khả thi.

Cát biển mới được thí điểm ở quy mô nhỏ

Để thay thế nguồn cát tự nhiên bị thiếu hụt, các chuyên gia nhận định cát biển là vật liệu thay thế cát san lấp hiệu quả nhất. Ông Lê Việt Hùng cho biết vùng biển Việt Nam có tiềm năng lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định 30 vùng triển vọng với tổng tài nguyên dự báo gần 150 tỷ m3, trong đó vùng biển tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Phú Quốc – Hà Tiên, Hải PhòngQuảng Ninh… có thể quy hoạch thăm dò, khai thác.

Cát biển Sóc Trăng đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam 2006 về nguyên liệu làm vật liệu xây dựng và san lấp. Hiện các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang đã cấp phép khai thác cát biển để san lấp nền dự án lớn sát biển như nhiệt điện hoặc khu dân cư lấn biển. Kiên Giang đã cấp phép khai thác cát biển với trữ lượng 15 triệu m3 và công suất khai thác gần 5 triệu m3/năm.

Để đảm bảo nguồn cát đắp cho các dự án giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2023 Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai dự án thí điểm sử dụng nguồn cát biển tại tỉnh Trà Vinh thay thế cát sông, tổ chức quan trắc, theo dõi, thành lập hội đồng cấp Bộ đánh giá kết quả thí điểm. Đoạn đường thí điểm sử dụng cát biển dài 320 m trên đường tỉnh 978.

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, cát biển dùng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012. Báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định cho thấy đủ cơ sở để sử dụng cát biển đắp nền đường ôtô trong điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của dự án thí điểm. Cát biển được xem xét sử dụng cho khu vực hạ âm, nền đắp, nền đường nằm dưới khu vực chịu tác động của hoạt tải.

Tuy nhiên, do dự án thí điểm mới thực hiện quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn cao tốc, chất lượng cát biển mới được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ. Vì vậy, việc sử dụng đại trà cát biển để xây dựng đường ôtô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở dự án với quy mô, cấp thiết kế cao hơn.

TS Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, cho rằng Bộ Giao thông Vận tải cần có đánh giá tác động môi trường xung quanh khi sử dụng cát biển trên diện rộng, bởi có nhiều lo ngại khả năng cát biển gây nhiễm mặn ảnh hưởng cây trồng, hoa màu. Cùng với đó, các địa phương cần nhanh chóng khảo sát, quy hoạch khu vực có thể dùng cát biển để không ảnh hưởng môi trường, tránh nguy cơ sạt lở ven bờ biển như khi khai thác cát sông.


Đoàn Loan – Gia Chính



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh vừa ban hành Kế hoạch phong trào thi đua năm 2025 xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai. ...

Hậu trường chạy đua làm cầu lớn trên cao tốc Bắc

Tính đến thời điểm tết Nguyên đán 2025, nhiều công trình cầu lớn trên cao tốc Bắc - Nam đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, vượt xa tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Chạy đua với lũ, bứt tốc những trụ cầu...

Về miền Tây

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những khu vườn trái cây trĩu quả, ĐBSCL đang là điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Tết này loại hình du lịch sinh thái sẽ là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc miền Tây sông nước. ...

Ước mong của một thế hệ

Năm 2025 là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước. ...

Sớm hoàn thành điều hành cao tốc Bắc

Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống giao thông thông minh, thu phí tự động, trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức. * Tiếp đó, Chủ tịch nước đã tới thăm chúc Tết...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm sáng 5-2 đã dự Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" - Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên. ...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủNgày...

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa...

Vụ 2 vé trúng 4 tỷ bị rách, công ty xổ số nói gì?

Kinhtedothi - Công ty TNHH MTV XSKT Hậu Giang cho biết, qua xem xét, 2 tờ vé số nói trên bị rách nát, không còn nguyên hình nguyên khổ, không còn nhận dạng được, không so cùi được… nên theo quy định công ty không thể giải quyết. Nhiều ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước một đoạn clip ghi lại việc đại lý vé số Phú Vinh (phường 3, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) hướng dẫn một người...

Mới nhất

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/2: Không biến động nhiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, lúa tươi và gạo các loại tương đối ổn định. Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến động nhiều. Lúa gạo các loại...

Mua bảo hiểm xe máy bắt buộc: Thu gần 740 tỷ, chi trả hơn 28 tỷ đồng

Số liệu mới nhất về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự cho thấy, trong 11 tháng năm 2024, tỷ lệ bồi thường chỉ đạt 4% tổng doanh thu. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng 4% Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài...

Mỹ bắt đầu đưa người nhập cư bị trục xuất tới “cơ sở di cư” ở Guantanamo

Ngày 4/2, Mỹ đã triển khai các chuyến bay đầu tiên chở người di cư bất hợp pháp đến tạm giữ tại căn cứ quân sự Guantanamo ở Cuba.

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống...

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý...

Mới nhất