Trang chủNewsThế giớiLãnh đạo Airbus cảnh báo châu Âu chưa sẵn sàng đối đầu...

Lãnh đạo Airbus cảnh báo châu Âu chưa sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga


Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Guardian được công bố ngày 11.3, Tổng giám đốc Guillaume Faury của Airbus, công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ lớn nhất châu Âu, nói ngành công nghiệp quốc phòng của châu lục này đang đứng ở “thời điểm quyết định”, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine đã bước sang năm thứ ba.

Theo ông Faury, các quốc gia châu Âu đã phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ về an ninh và trang thiết bị, cũng như trở nên “dưới mức quan trọng” trong các lĩnh vực quốc phòng then chốt. Ông kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Anh “cùng nỗ lực” và hợp nhất các chương trình máy bay chiến đấu vốn cạnh tranh với nhau.

Lãnh đạo Airbus cảnh báo châu Âu chưa sẵn sàng đối đầu quân sự với Nga- Ảnh 1.

Tổng giám đốc Guillaume Faury của Airbus cảnh báo châu Âu đã phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ về an ninh và trang thiết bị

Cảnh báo của ông Faury xuất hiện giữa lúc giới chức Nga liên tục có những lời lẽ mang tính đe dọa. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã cảnh báo các nước NATO rằng có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu phương Tây đưa quân tới Ukraine, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các đồng minh không loại trừ khả năng này.

“Tôi không nghĩ châu Âu thực sự đã có được mức độ chuẩn bị cần thiết cho một cuộc xung đột giữa châu Âu và Nga. Có sao nói vậy thôi. Và có vẻ như Nga đang tăng cường khả năng phòng thủ”, ông Faury đánh giá.

“Chúng ta hiện đã cách xa Thế chiến 2 gần 80 năm, với một hệ thống khác được thiết kế chủ yếu để ngăn chặn người khác tấn công chứ không thực sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột. Nếu chúng ta muốn sẵn sàng cho việc can dự và những cuộc xung đột có thể xảy ra ở những mức độ khác nhau, thì chúng ta cần phải tăng tốc”, Tổng giám đốc Airbus nói.

Ông Faury, cựu phi công thử nghiệm trực thăng quân sự và trở thành Tổng giám đốc Airbus vào năm 2019, cho biết những cảnh báo của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi NATO nên được xem là lời cảnh tỉnh đối với châu Âu về cả vấn đề an ninh và sự sẵn sàng của kho vũ khí. Ông Trump đã nhiều lần kêu gọi châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và gần đây cho biết ông sẽ khuyến khích Nga tấn công các thành viên NATO mà ông cho là “không đủ khả năng tài chính”.

Trong những thập niên gần đây, châu Âu ngày càng phụ thuộc vào phần cứng của Mỹ, góp phần làm suy yếu nền tảng công nghiệp của chính mình. Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin được các quốc gia bao gồm Anh, Đức, Bỉ, Ý và Hà Lan sử dụng. Boeing cung cấp cho Anh các máy bay trực thăng Apache và Chinook, máy bay vận tải hạng nặng C-17, máy bay do thám P-8 và máy bay canh gác E-7, tất cả đều được sản xuất tại Mỹ.

Ông Faury cho rằng việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu của châu Âu không được lặp lại sai lầm trong quá khứ, khi các nguồn lực được chia cho 3 mẫu máy bay cạnh tranh với nhau: Eurofighter (đa quốc gia), Gripen của Thụy Điển và Rafale của Pháp. Ông cho biết số đơn đặt hàng của châu Âu mua F-35 đã vượt quá số đơn đặt hàng mua Eurofighter và Rafale cộng lại.

Anh, Nhật Bản và Ý đang hợp tác để chế tạo một loại máy bay chiến đấu mới có tên Tempest, với sự tham gia của nhà sản xuất xe tăng và máy bay phản lực BAE Systems, nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce, nhà sản xuất máy bay trực thăng và hệ thống Leonardo, cũng như nhà sản xuất tên lửa MBDA. Trong khi đó, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đang phát triển Hệ thống chiến đấu trên không tương lai (FCAS) có sự tham gia của Airbus và Dassault (nhà sản xuất Rafale).

“Rõ ràng là chúng ta cần tìm cách tập hợp những nỗ lực của mình với tư cách toàn thể châu Âu để có được năng lực vượt trội về hệ thống vũ khí. Liệu có hợp lý không khi chúng ta không hợp tác vì an ninh và quốc phòng, với mức độ bất an mà chúng ta thấy ở biên giới châu Âu? Không, tôi nghĩ không có lựa chọn nào khác”, ông Faury nói.



Source link

Cùng chủ đề

Tập trung vào quốc phòng, Pháp-Đức “va chạm nhẹ”, nhân tố lãnh đạo mới có thổi “luồng gió mới”?

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/6 đã dành phần lớn thời gian để thảo luận về các vấn đề quốc phòng, đồng thời đề cử các vị trí lãnh đạo của khối cho nhiệm kỳ mới.

Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Nội bộ Israel hiện vẫn chưa thống nhất được cách phản ứng sau cuộc tấn công của Iran, song điều đó không có nghĩa là Trung Đông không đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới.

Chặng đường dài và khó khăn

Áp lực buộc châu Âu phải thay đổi Thực ra, trong nhiều năm qua, chính quyền Mỹ đã thúc ép các đồng minh NATO ở châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng của cựu Tổng thống Barack Obama, Robert Gates, từng cảnh báo trong...

Đại sứ Nga “nhắc nhẹ” Anh nên tránh đối đầu quân sự với Moscow

Đại sứ Nga tại London, ông Andrey Kelin cho rằng Anh nên tập trung tránh đối đầu, thay vì cân nhắc khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước.

Đức muốn trở thành ‘xương sống quốc phòng ở châu Âu’

Tài liệu dài 19 trang trình bày chi tiết "Zeitenwende" - sự thay đổi chính sách lớn mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022 - có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của Bundeswehr...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Mới nhất

Vừa hết học kì I, 15 hiệu trưởng ở một huyện luân chuyển công tác

(NLĐO) - Vừa hết học kỳ I năm học 2024-2025, 15 hiệu trưởng ở huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum đã luân chuyển công tác, đổi chỗ...

DeepSeek tuyên bố kim chi của Trung Quốc

Theo nhà chức trách Hàn Quốc, mô hình AI của DeepSeek đưa ra câu trả lời khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm, tùy thuộc ngôn ngữ đầu vào. Cục tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) chỉ ra DeepSeek cung cấp phản hồi khác nhau cho những câu hỏi nhạy cảm phụ thuộc vào ngôn ngữ. Chẳng hạn, nếu...

Giao doanh nghiệp tham gia dự án lớn với cam kết cụ thể

Thủ tướng đề nghị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bộ, ngành, địa phương cần trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước. ...

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký kinh doanh khi tổ chức dạy thêm ngoài trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh. Ngày 10/2, trao đổi với PV VietNamNet, ông Dương Minh Châu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh...

Trực tiếp bóng đá Hà Tĩnh vs CLB Công an Hà Nội vòng 12 V.League

Hà Tĩnh-Công an Hà Nội Ghi bàn Nhận định Hà Tĩnh vs Công an Hà NộiHồng Lĩnh Hà Tĩnh gặp CLB Công an Hà Nội là trận đấu muộn nhất vòng 12 V.League 2024-2025. Khoảng cách giữa 2 đội chỉ là 2 điểm (CLB Công an Hà Nội còn 1 trận đấu bù chưa đá).Tính đến trước vòng 12, Hà...

Mới nhất