Tối 8/3, Viettel thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500-2600 MHz trong vòng 15 năm tới.

<!– [if IE 9]><video><![endif]–><!– [if IE 9]><![endif]–>dau gia tan so 1590.jpg
<em>Viettel đã vượt qua các đối thủ khác lấy được băng tần vàng 5G<em>

Việc trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để triển khai mạng di động 5G là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới, tiếp tục phát triển mạng 4G và chuyển đổi sang công nghệ 5G.

Bên cạnh đó, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

Hiện tại, các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai trên băng tần 2500-2600 MHz. Viettel dự kiến sẽ khai trương mạng 5G trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất.

Theo Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100 Mbps cho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.

Ba ngày chặn 5.400 điện thoại ‘cục gạch’ 2G

Từ ngày 1/3, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng chặn các máy điện thoại “cục gạch” 2G nhập lậu, không hợp quy, hòa mạng.

<!– [if IE 9]><![endif]–>tat song 2g 1277.jpg
<em>Điện thoại 4G sử dụng phím bấm có ưu điểm pin khỏe sử dụng đơn giản như điện thoại cục gạch 2G vẫn được nhập mạng và sử dụng bình thường<em>

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), cho biết trong 3 ngày, các nhà mạng đã chặn 5.400 máy điện thoại “cục gạch” 2G kết nối mạng.

Theo số liệu thống kê từ tháng 9/2023, Việt Nam có khoảng 15 triệu thuê bao 2G đang hoạt động. Số lượng thuê bao 2G chỉ giảm khoảng 1%/tháng.

Bên cạnh đó, các thuê bao 2G hòa mạng mới vẫn cao với khoảng 300.000 điện thoại “cục gạch” mỗi tháng. Điều này làm ảnh hưởng đến lộ trình tắt sóng 2G vì số lượng thuê bao chưa giảm nhanh như kỳ vọng.

Ông Nguyễn Phong Nhã cho hay, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tính đến phương án sử dụng nguồn Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và nguồn vốn hỗ trợ từ các địa phương… để giúp người dân chuyển đổi sang smartphone.

Trong khi đó, các nhà mạng đã chuẩn bị các dòng điện thoại “cục gạch” 4G giá rẻ, khoảng vài trăm nghìn đồng, chỉ dùng dịch vụ thoại và nhắn tin để phục vụ cho một lớp khách hàng nhỏ có nhu cầu này.

Dùng xe máy mang trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo

Theo thông tin từ Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II thuộc Cục vừa phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an tại khu vực phía Nam và Công an TP.HCM phát hiện, xử lý vụ việc một đối tượng sử dụng thiết bị giả lập trạm thu phát sóng di động, giả mạo trạm của các nhà mạng di động (trạm BTS giả) để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

<!– [if IE 9]><![endif]–>bts gia mao 1 506.jpg
<em>Thiết bị BTS giả và các tang vật khác trong vụ việc vừa được Cục Tần số vô tuyến điện thông tin Ảnh Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II cung cấp<em>

Đây là lần thứ hai cơ quan chức năng phát hiện đối tượng vi phạm sử dụng phương tiện là xe máy để vận chuyển trạm BTS giả đi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trên địa bàn, thay vì phổ biến là dùng ô tô như giai đoạn trước.

Thay đổi này được cơ quan chức năng phát hiện lần đầu hồi cuối năm ngoái và cũng trên địa bàn TP.HCM.

Với vụ việc vừa phát hiện, đầu tháng 3/2024, đối tượng L.T.T (sinh năm 1997, quê ở Bình Dương và thường trú tại TP.HCM) – người trực tiếp sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn lừa đảo, đã bị các lực lượng cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.

Đáng chú ý, đối tượng này đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm che giấu hành vi sai phạm như: sử dụng thiết bị kích thước nhỏ giấu kín trong ba lô, đặc biệt là dùng phương tiện xe máy để thuận tiện di chuyển qua các tuyến đường có đông dân cư vào các khung giờ cao điểm…

Trong năm ngoái, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an để kịp thời phát hiện, xử lý 19 vụ việc các đối tượng sử dụng trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác, lừa đảo, vi phạm pháp luật trên phạm vi cả nước.

Giả giám đốc Sở TT&TT gọi điện lừa đảo

Ngày 5/3, Sở TT&TT thành phố Cần Thơ phát đi thông báo “cảnh giác với hành vi giả danh giám đốc Sở TT&TT thành phố để gọi điện lừa đảo”.

Sở TT&TT cho biết, thời gian gần đây, một số đối tượng giả danh giám đốc Sở TT&TT thành phố Cần Thơ gọi điện cho cán bộ lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong thành phố và người dân để lừa đảo.

Đối tượng giả danh Giám đốc Sở TT&TT thành phố hù dọa, cho rằng số thuê bao của những người này đang sử dụng gọi điện hoặc dùng để tạo các tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội đã đăng phát thông tin chống phá Đảng, Nhà nước hoặc liên quan đến tổ chức phản động, phát tán những thông tin chống phá chính quyền mà cơ quan chức năng đang điều tra, sẽ bị mời làm việc để xử lý…

Sau khi hù dọa, đối tượng còn yêu cầu chủ thuê bao đang nghe điện thoại chuyển tiền hoặc làm theo yêu cầu, hướng dẫn để phục vụ cho việc lừa đảo.

Sở TT&TT là cơ quan nhà nước, nếu có mời làm việc liên quan đến cá nhân, tổ chức nào cũng đều phát hành văn bản chính thức hoặc đến tận nơi cư trú mời trực tiếp.

“Trường hợp nhận điện thoại nghi vấn từ đối tượng, người dân nên ghi âm lại cuộc gọi, tra cứu thêm thông tin, bình tĩnh, không quá lo lắng và tuyệt đối không làm theo bất cứ hướng dẫn, đề nghị nào của các đối tượng”, Sở TT&TT khuyến cáo và đề nghị các đơn vị, cá nhân đề cao cảnh giác với hành vi giả danh này.