Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiMất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra...

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm


Năm 2014, sau khi lập gia đình, chị Trương Thị Hương – Giám đốc HTX Hương Mạnh (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã cùng chồng bắt tay vào công việc sản xuất mỳ gạo và duy trì từ đó đến nay.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 1.

Chị Trương Thị Hương – Giám đốc HTX Hương Mạnh (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) bắt tay vào làm mỳ gạo từ năm 2014. Ảnh: Hà Thanh

Theo chị Hương, trước khi kết hôn, chồng chị đã từng làm mỳ tráng được một thời gian ngắn, nên sau khi lập gia đình, do không có công việc ổn định, hai vợ chồng đã quyết định đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất mỳ.

Kinh nghiệm lúc đó cũng chưa có nhiều, nên hai vợ chồng vừa làm vừa học hỏi dần. Lần đầu tiên bắt tay vào làm mỳ, vợ chồng chị mất cả một tấn thóc mà không ra được thành phẩm, do không làm đến đâu hỏng đến đó. Mất cả một tháng trời bỏ đi làm lại, cuối cùng vợ chồng chị Hương mới cho ra được mẻ mỳ gạo hoàn chỉnh đầu tiên.

Từ đó đến nay, mỳ của gia đình chị làm ra ngày càng chất lượng, được nhiều khách hàng ưa chuộng, nên hàng làm ra đến đâu bán hết đến đó. Khách không những mua về ăn mà còn mua làm quà biếu tặng, chính vì vậy có những thời điểm không đủ hàng để bán.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 2.

Gạo làm mỳ được lựa chọn kỹ lưỡng. Ảnh: Hà Thanh

Do chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, nên năm 2022 được sự động viên, hỗ trợ của các cấp, ngành địa phương, vợ chồng chị Hương đã thành lập HTX Hương Mạnh tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với 7 thành viên. Hiện nay, HTX đang có hai sản phẩm chính là mỳ bún và mỳ phở được đóng gói với trọng lượng khác nhau.

Để làm ra được sản phẩm mỳ ngon, đạt chất lượng thì việc lựa chọn nguyên liệu hết sức quan trọng. Gạo được chị Hương lựa chọn kỹ lưỡng, không lẫn, là loại gạo khang dân, bao thai trắng và bao thai hồng chuẩn. “Mỳ được làm hoàn toàn từ 100% gạo nguyên chất mà không pha trộn bất cứ tạp chất gì, vì vậy gạo ngon thì sẽ cho ra thành phẩm ngon” chị Hương cho hay.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 3.

Bột làm mỳ được xay bằng cối đá giúp mỳ làm ra có chất lượng ngon hơn. Ảnh: Hà Thanh

Sau khâu lựa chọn nguyên liệu, gạo sẽ được vo kỹ rồi cho vào ngâm qua một đêm đến sáng hôm sau thì cho vào xay thành bột. Sau công đoạn đó, bột sẽ được đưa vào lọc và ép trong khoảng 5 – 6 tiếng, rồi cho vào máy đùn mỳ. Khi mỳ đã ra thành sợi sẽ tiếp tục cho vào ủ qua một đêm đến sáng hôm sau đưa vào bể rửa và phơi khô rồi đóng gói.

Trước đây, khi chưa có lò sấy thì việc sản xuất mỳ của gia đình chị Hương phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết mưa sẽ không thể sản xuất. Nhưng từ khi gia đình đầu tư lò sấy thì ngay cả khi trời mưa vẫn có thể sản xuất mỳ được, tuy nhiên chi phí sẽ cao hơn.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 4.

Bột sau khi xay được đóng vào bao để lọc và ép. Ảnh: Hà Thanh

Theo chị Hương, thời tiết đẹp nhất để sản xuất mỳ là thời điểm hanh khô từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm, khi này sợi mỳ làm ra sẽ đẹp và chất lượng ngon, đồng thời, hạn sử dụng được lâu hơn mà không bị xỉn màu. 

Ngược lại, thời điểm tháng Giêng, tháng hai và tháng 3 mỳ làm ra sẽ rất hay bị gãy. Còn tháng 5, tháng 6 do thời tiết nắng gắt nên mỳ chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian ngắn 15 ngày là đã xuống màu, bởi vậy thời điểm đó, gia đình chị chỉ làm mỳ để giao cho khách chứ không để hàng dự trữ.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 5.

Thời tiết đẹp nhất để làm mỳ là thời điểm từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm. Ảnh: Hà Thanh

Điểm khác biệt đối với sản phẩm mỳ gạo của gia đình chị Hương đó là sợi mỳ có màu trắng trong, khi nấu lên có độ dai, giòn chứ không bị nhão, sau khi nấu có thể để trong thời gian dài mà không bị nát như nhiều loại mỳ gạo trên thị trường hiện nay. 

Có được chất lượng như vậy là do chị Hương sử dụng loại cối đá để xay bột chứ không dùng máy nghiền bột khô, vì theo chị Hương khi sử dụng máy nghiền bột khô, sợi mỳ sẽ không có độ trắng trong mà có màu đục, khi nấu bị nhão, ảnh hưởng đến chất lượng.

Chị Hương chia sẻ, thời điểm gia đình bán hàng chạy nhất là từ tháng 12 (tháng giáp tết Nguyên đán) đến tháng Giêng, tháng hai năm sau. Với hai dàn máy, một máy đùn và một dàn máy tráng như hiện nay, trung bình mỗi ngày, gia đình chị Hương sản xuất từ 2,5 – 4 tạ mỳ tuỳ từng thời điểm. Để duy trì việc sản xuất và tiêu thụ mỳ, hiện gia đình chị Hương đang sử dụng 3 lao động gồm hai vợ chồng chị và thêm một lao động thuê theo ngày.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 6.

Sản phẩm được đóng gói để xuất bán ra thị trường. Ảnh: Hà Thanh

Hiện nay, sản phẩm mỳ gạo của gia đình chị Hương ngoài bán ra thị trường cho người dân và các đại lý trên địa bàn Thái Nguyên còn được đưa vào các siêu thị, các trạm dừng xe và xuất bán đi một số tỉnh, thành như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng

Sản phẩm mỳ gạo đang được gia đình chị Hương bán với giá dao động từ 25.000 – 30.000đ/kg tuỳ từng loại gạo. Còn một số sản phẩm đưa vào siêu thị có giá bán 50.000 – 60.000đ.kg. Đến nay, sản phẩm đã được đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ với bao bì sản phẩm chất lượng.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 7.

Hiện các sản phẩm mỳ gạo của HTX đã có bao bì, mẫu mã và tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Hà Thanh

Dự định trong thời gian tới, gia đình chị Hương sẽ đầu tư thêm một dàn máy đùn mỳ nữa để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của HTX đó là vẫn đang thiếu về nguồn vốn nên chị Hương mong muốn sẽ được các cấp, ngành hỗ trợ để mở rộng quy mô và xây dựng phòng trưng bày sản phẩm.

Mất cả tấn thóc, một phụ nữ Thái Nguyên mới làm ra thứ sợi ngon, người ta ăn được quanh năm- Ảnh 8.

Chị Hương đang hoàn tất các thủ tục để đăng ký xây thương hiệu OCOP cho sản phẩm mỳ gạo của HTX trong năm nay. Ảnh: Hà Thanh

Đến thời điểm hiện tại, chị Hương đang hoàn tất các thủ tục giấy tờ về an toàn vệ sinh thực phẩm để đăng ký thi sản phẩm OCOP trong năm nay. “Hi vọng sau khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP sẽ là cơ hội giúp HTX mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó giúp sản phẩm đi xa hơn, khẳng định uy tín trên thị trường, tạo thêm thu nhập cho người lao động” chị Hương bày tỏ mong muốn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái Nguyên

Ngoài mảng siêu thị, Lotte sẽ tiếp tục nghiên cứu và mong muốn được đầu tư thêm vào lĩnh vực xây dựng, phát triển địa ốc, tổ hợp thương mại dịch vụ tại Thái Nguyên Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái NguyênNgoài mảng siêu thị, Lotte sẽ tiếp tục nghiên cứu và mong muốn được đầu tư thêm vào lĩnh vực xây dựng, phát triển địa ốc, tổ hợp thương mại dịch vụ...

Đắm say chè Thái

Ở Thái Nguyên, chúng tôi đã rong ruổi từ Đồng Hỷ lên Đại Từ, rồi ngoặt về Phú Bình, Sông Công… Nhưng đắm say nhất, hẳn là chuyến điền dã ở Tân Cương - một vùng đất góp phần làm nên Đệ nhất danh trà.Nằm cách Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc khoảng hơn 50 km, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân tọa lạc tại Km20, Quốc lộ 3, phường Cải Đan, thành phố...

Về nơi “đệ nhất danh trà” thưởng thức trà Ocop 5 sao

Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.Nông dân Sằn Ỳ Sềnh, dân tộc Nùng là điển hình...

Về Thái Nguyên thăm khu vườn ngập tràn “kỳ hoa, dị thảo”

Nằm cách Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc khoảng hơn 50 km, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân tọa lạc tại Km20, Quốc lộ 3, phường Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được giới chuyên môn đánh giá là một khu du lịch sân vườn sinh thái đẳng cấp Quốc tế. Đến với Dũng Tân du khách được tận hưởng không khí trong lành, hòa mình vào khung cảnh ấn tượng...

Một ngày ở Sông Công

Chính xác hơn là một buổi. Nhưng chính quyền, doanh nghiệp và người dân thành phố Sông Công đã cho thấy một cách làm du lịch đầy chuyên nghiệp, lịch thiệp, hào hoa. Đó cũng chính là kết quả không cần phải giải thích cho những khu du lịch tiềm năng đang nở rộ trên địa bàn.Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Báo chí đồng hành cùng Hải quân bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Tại buổi gặp mặt báo chí Xuân Ất Tỵ 2025 do Quân chủng Hải quân tổ chức, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, khẳng định: "Báo chí sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ Hải quân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo". Sáng 28/2, Quân chủng Hải quân đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí Xuân Ất Tỵ 2025, thông báo những kết quả nổi bật trong...

Hạ tuổi trợ cấp hưu trí xuống 75, thêm triệu người được phủ lưới an sinh

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và không hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của Chính phủ.Với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được...

Tổ chức nhiều không gian đặc sắc tại “Tinh hoa văn hoá Bắc Ninh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các cơ quan chuyên môn liên quan tổ chức thực hiện Chương trình “Tinh hoa văn hoá Bắc...

Dọn dẹp, sắp xếp lại thôi, làm thế nào bây giờ

(NADS) - Ngày 13/9, sau những ngày đối mặt với ngập lụt, người dân tại thị trấn Thác Bà, Yên Bình, Yên Bái tiếp tục khắc phục và trở lại cuộc sống như bình thường mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Đến...

Cha 85 tuổi chống gậy đi hàng trăm km tìm con trai xa nhà gần 10 năm

Câu chuyện cảm động về hành trình tìm con trai của người cha 85 tuổi chạm đến trái tim của nhiều người. ...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất