Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐinh Tiên Hoàng - Vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam...

Đinh Tiên Hoàng – Vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc


Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, Đinh Tiên Hoàng (tên thật là Đinh Bộ Lĩnh), người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị.

dinh tien hoang  vi hoang de dau tien cua viet nam sau 1000 nam bac thuoc hinh 1

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ và đám gia nhân về quê Đại Hoàng sinh sống. Uy thế chính trị của cha đã tạo cho cậu thiếu niên Đinh Bộ Lĩnh một vị thế của “con nhà nòi”, dòng họ vọng tộc ở châu Đại Hoàng mà không một đứa trẻ nào ở vùng núi rừng này có được.

Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ nhỏ, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc về quê sinh sống. Vốn con nhà quan tướng lại thường xuyên được gia bộc tài giỏi rèn tập binh thư, võ nghệ, Đinh Bộ Lĩnh tài giỏi ngay từ thuở thiếu niên. Bộ Lĩnh thường tổ chức tập trận, được bạn bè suy tôn làm trưởng. Khi chơi đùa cũng như luyện tập, bạn bè thường làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Nhân dân trong vùng dẫn con em đến theo rất đông rồi lập làm trưởng sách Đào Áo (nay thuộc các xã Gia Hưng, Gia Phú, Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ngày một lớn mạnh vừa đánh dẹp vừa thu phục các sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh đánh đến đâu đều thắng dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.

Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình rối ren, không thể với tay kiểm soát các địa phương xa xôi, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng các bạn thân thiết như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ (là người cùng quê) cùng chiêu tập quân sỹ, xây dựng căn cứ tại Thung Lau (nay thuộc xã Gia Hưng).

Vốn là một hào kiệt có nhãn quan chính trị sáng suốt, Đinh Bộ Lĩnh sớm nhận ra sự yếu kém của những người kế tục sự nghiệp của Ngô Quyền ở Cổ Loa nên đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu (vùng Thái Bình ngày nay) để phát triển lực lượng. Trước thanh thế của ông, một trong những sứ quân hùng mạnh nhất khi ấy là Phạm Phòng Át ở Đằng Châu (vùng Hải Dương ngày nay), người đã từng chiếm giữ cả một vùng đông bắc rộng lớn, đã dẫn quân về Hoa Lư hợp sức và được Đinh Bộ Lĩnh phong là thân vệ Đại tướng quân.

Trong khoảng thời gian từ năm 945 đến năm 950, Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh; sử cũ nói “Từ đây ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre…

Năm 951, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh, thanh thế đã nổi khiến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn lo sợ, đem quân đến đánh nhưng không thắng phải rút về.

Năm 965, Nam Tấn vương Ngô Xương Văn qua đời, triều đình nhà Ngô do Ngô Quyền sáng lập (năm 939) tại Kinh đô Cổ Loa trở nên cực kỳ hỗn loạn.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép vào năm 966: “Nam Tấn vương mất, các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm quận ấp để tự giữ… Bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không ai chịu thống thuộc vào ai”.

Tình hình đất nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến đánh các sứ quân. Bằng các biện pháp chính trị mềm dẻo – liên kết, hàng phục kết hợp với biện pháp quân sự cứng rắn – chinh phạt, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt cuộc “nội loạn” ở giữa thế kỷ X, thu non sông về một mối vào cuối năm 967.

Tài quân sự thao lược của Đinh Bộ Lĩnh là điều không cần phải bàn cãi. Sử gia Lê Văn Hưu đã có lời bình rất xác đáng về ông : “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết.”

dinh tien hoang  vi hoang de dau tien cua viet nam sau 1000 nam bac thuoc hinh 2

Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Năm 968, sau khi dẹp yên loạn 12 sứ quân, thống nhất quốc gia, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế. Ban đầu, Vua chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn (khu vực hai xã Gia Thắng, Gia Tiến ngày nay), muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi thế về việc phòng thủ, nên đã chọn đóng đô ở Hoa Lư.

Sau khi xưng đế, nhà vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, dựng Kinh đô ở Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư ngày nay), đặt niên hiệu Thái Bình, sáng lập vương triều Đinh (968 – 980).

Vương triều Đinh tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 12 năm, nhưng có vị trí đặc biệt và đã đạt được những thành tựu to lớn, rất đáng tự hào trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá: “Tiên Hoàng dấy lên từ một người áo vải, một lần nổi lên dẹp được 12 sứ quân. Rồi dựng nước, dựng Kinh đô, đổi niên hiệu, chính ngôi vua. Võ công vang khắp, văn hóa đều đổi mới. Trị vì 3 năm, mới bắt đầu thông hiếu với nhà Tống, điển chương nhà vua, tước trật của quân đội, rất mực đáng khen. Con là Liễn lại được trao chức Quận vương. Sự nghiệp mở mang, có thể nói là rất lớn”.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng viết: “Vua… dẹp yên các sứ quân, tự lập làm đế, ở ngôi 12 năm… Vua tài năng thông minh hơn người, dũng lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng, nối lại đại thống của Triệu Vũ Đế….” .

Đại sử gia Lê Văn Hưu đánh giá tài năng và công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng thật xác đáng: “Tiên Hoàng tài năng, sáng suốt hơn người, dũng lược nhất đời. Đương lúc nước Việt ta không chủ, các hùng trưởng cát cứ, đánh một cái mà mười hai sứ quân thần phục hết, rồi mở nước đóng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ, chắc là ý trời vì nước Việt ta lại sinh ra bậc Thánh triết để tiếp nối chính thống của Triệu Vương chăng?” (theo Đại Việt sử ký toàn thư).

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời thực sự là một dấu mộc lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Với việc đặt Quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt từ trên xuống giới, xác định cương thổ, tiến hành đúc tiền đồng, có sự quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự…Sự nghiệp tái lập quốc của dân tộc ta đến đây mới chính thức hoàn thành.

Đinh Bộ Lĩnh là người có công đầu và là công lớn nhất trong sự nghiệp vĩ đại này. Chính ông là người đã tạo ra nền tảng thống nhất cho một quốc gia, điều mà trước đây chưa có.

Người anh hùng dân tộc mở nền chính thống quốc gia

Đinh Tiên Hoàng là vị anh hùng dân tộc, mở đầu và đặt nền thống nhất quốc gia, bước đầu xây dựng Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Để tưởng nhớ công lao vĩ đại của Đinh Tiên Hoàng, sau khi đức vua mất (năm 979), ở kinh thành Hoa Lư, quần thần suy tôn ông là Tiên Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên).

dinh tien hoang  vi hoang de dau tien cua viet nam sau 1000 nam bac thuoc hinh 3

Để tưởng nhớ công lao vĩ đại của Đinh Tiên Hoàng, sau khi đức vua mất (năm 979), ở kinh thành Hoa Lư, quần thần suy tôn ông là Tiên Hoàng Đế (Hoàng đế đầu tiên).

Đền thờ Vua Đinh (tại xã Trường Yên) được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt; đền thờ tại xã Gia Phương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bức Đại Tự “Chính thống thủy” trong đền vua Đinh ở Trường Yên khẳng định, minh chứng cho chân lý đó. “Bậc Đế vương chính thống của nước Việt ta khởi đầu từ đây. Các bậc vua Thánh Đế thần kế tiếp nhau chấn tác sau này cũng đều to rộng theo bài học của triều Đinh”. Đó là “Ý trời sinh ra cho nước Việt ta bậc Thánh nhân sáng suốt để nối tiếp quốc thống” .

Sau khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, nhân dân địa phương xây dựng lại đền thờ vua Đinh và vua Lê Đại Hành, đến đầu thế kỷ XVII, hai ngôi Đền thờ hai vua lại được trùng tu to lớn hơn và hàng năm mở hội lớn hơn.

Lịch mở hội có năm vào rằm tháng hai âm lịch là ngày sinh vua Đinh, hay 16/8, là ngày mất hoặc ngày 10/3 âm lịch là ngày đức Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Như vậy, lễ hội Trường Yên đã có từ hơn một nghìn năm trước.

Theo “Từ điển lễ tục Việt Nam” cho biết, hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch là ngày kỵ vua Đinh, lễ hội diễn ra suốt các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Mỗi lần tế lễ, nhà vua cử các quan về Đền vua Đinh để hành lễ và phải đến sớm một ngày để diễn tập nghi lễ. Như vậy, Lễ hội Trường Yên đã được triều đình phong kiến tổ chức với nghi thức quốc lễ từ rất lâu đời.

dinh tien hoang  vi hoang de dau tien cua viet nam sau 1000 nam bac thuoc hinh 4

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại xã Gia Phương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Lễ vật có lụa, rượu, xôi, trâu, dê, lợn, hoa quả, hương nến; có các ca sinh tấu 9 bài hát khác nhau. Trước sân rồng, ngoài cờ quạt tàn lọng, còn có 40 người lính đội nón dấu, mặc áo nỉ, cầm khí giới đứng thành hai hàng.Sang đời Khải Định (1916 – 1925), Lễ hội không tổ chức vào ngày 16/8 mà là ngày 10/3 âm lịch, ngày vua Đinh lên ngôi. Ca dao Ninh Bình truyền tụng:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Nhớ ngày mở hội Cờ Lau thì về;

Dù ai bận rộn trăm nghề,

Tháng Ba mở hội thì về Trường Yên.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Nhân dịp kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024), UBND huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang lên kế hoạch triển khai nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Theo đó, Lễ kỉ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) sẽ được tổ chức vào ngày 24/3/2024 (tức ngày 15/2 Âm lịch) với các hoạt động như: Tổ chức ra mắt cuốn sách “Gia Viễn- Lịch sử Văn hoá”; Ngày hội đọc sách; Cuộc thi Hoa Trạng Nguyên; Hội diễn Nghệ thuật quần chúng; Tổ chức sơ khảo vòng loại cuộc thi “Ươm mầm tài năng hướng dẫn viên du lịch nhí” lần thứ 3 huyện Gia Viễn.Trước đó, ngày 23/3/2024 (tức ngày 14/3 Âm lịch) sẽ diễn ra Hội thi Lễ vật dâng Vua.

dinh tien hoang  vi hoang de dau tien cua viet nam sau 1000 nam bac thuoc hinh 5

Khuôn viên bên trong đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Trong dịp này cũng diễn ra các hoạt động như: tổ chức Chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư năm 2024 nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh và tạo môi trường sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện; Khai trương chiếu chèo trên Đầm Vân Long” nhằm giới thiệu và duy trì hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng tại các địa phương để phục du lịch năm 2024; Tổ chức Giải Việt dã huyện Gia Viễn và Giải Chạy bán Marathon huyện Gia Viễn lần thứ nhất.

Để tổ chức các hoạt động diễn ra thành công, đem lại những ấn tượng sâu sắc cho nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương, chính quyền huyện Gia Viễn đang kiểm tra, rà soát lại và hoàn thiện các phần việc được giao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Du khách đổ về vườn chim tự nhiên lớn nhất miền Bắc du xuân

(Dân trí) - Vườn chim Thung Nham có hàng chục loài chim tự nhiên sinh sống, đây cùng là vườn chim tự nhiên lớn nhất miền Bắc hiện nay, nằm trong vùng lõi di sản thế giới Tràng An. Những ngày đầu năm Ất Tỵ, du khách đổ về Ninh Bình du xuân đông nghịt. Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, tỉnh Ninh Bình đón hơn 700.000 lượt du khách, doanh thu đạt gần 1.000 tỷ đồng, là một...

cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch

Kinhtedothi - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 132/SDL-TTr về việc cảnh báo hành vi lừa đảo khi đặt phòng lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng lừa đảo du khách khi đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ qua mạng Internet. Các đối tượng giả mạo website, fanpage của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có uy tín...

thu gần 1.000 tỷ đồng từ du lịch trong dịp Tết

Kinhtedothi - Theo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, tỉnh đón 700.490 lượt khách du lịch, ước tính thu về gần 1.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với dịp Tết 2024.  Công suất sử dụng phòng lưu trú đạt từ 80-85%. Ninh Bình giữ vững vị trí top đầu các điểm đến về du lịch của cả nước. Cùng với đó, lượng khách đông đúc còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Hoa Lư

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã thành kính dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Hoa Lư. ...

Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà thăm, tặng quà Tết tại TP Hoa Lư

Chiều 26/1, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam cùng đoàn công tác đã về thăm và tặng quà Tết cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Ninh Tiến và Ninh Nhất, TP Hoa Lư (Ninh Bình). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Máy bay gây tai nạn khi trượt khỏi đường băng Mỹ, 5 người thương vong

(CLO) Ít nhất một người đã thiệt mạng vào thứ Hai sau khi một chiếc máy bay thương mại cỡ trung trượt khỏi đường băng khi hạ cánh tại sân bay thành phố Scottsdale, thuộc bang Arizona của Mỹ và va chạm với một chiếc máy bay khác đang đỗ. ...

Ông Trump sa thải giám đốc đạo đức chính phủ, ân xá cựu thống đốc

(CLO) Tổng thống Donald Trump sẽ cách chức người đứng đầu Văn phòng Đạo đức Chính phủ (OGE), theo cơ quan này cho biết vào thứ Hai. Ngoài ra, ông Trump cũng đã ân xá cho cựu thống đốc Illinois - người đang chịu án tham nhũng. ...

Tỏa sáng ‘Dáng đứng Việt Nam’ trong Đêm thơ Việt Nam 2025

(CLO) Tối 10/2, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 5 rộn ràng không khí khi chương trình Đêm thơ Việt Nam 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Dáng đứng Việt Nam”. Sự kiện do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức, đánh...

Năm 2025, hội Hiền Quan tiếp tục dừng cướp phết

(CLO) Mùa hội Hiền Quan năm 2025, khi nhận thông báo tiếp tục không tổ chức đánh phết, nhiều người dân tiếc nuối ra về. ...

Chùa Vẽ 300 năm tuổi ở Bắc Giang bị cháy, Cục Di sản văn hoá nói gì

(CLO) Sau vụ chùa Vẽ bị ngọn lửa thiêu rụi, chiều 10/2, Cục Di sản văn hoá đã đề nghị Sở VHTT&DL Bắc Giang phối hợp để có ngay biện pháp bảo vệ, đánh giá thiệt hại và đề xuất phương án xử lý ngay lập tức. ...

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Điều tra phát hiện thủ phạm không ngờ

GĐXH - Người phụ nữ ra ngân hàng gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng nhưng chỉ còn 200.000 đồng sau 3 tháng, điều lạ là ngân hàng không nhận trách nhiệm nhưng cũng không đưa ra lời giải thích hợp lý nào. ...

Phải đến khi bước sang tuổi 50, tôi mới nhận ra việc tiết kiệm cho quỹ “chăm sóc hưu trí” quan trọng như thế...

Khi đến tuổi 50, cuộc sống của tôi phản chiếu tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ, bao gồm cả sai lầm từ thói quen quản lý tài chính. ...

Lễ hội Chùa Hương 2025 an toàn, văn minh, thân thiện và lành mạnh

Sau những ngày Tết Nguyên đán là thời điểm người dân hân hoan đi trảy hội khắp mọi miền, đây cũng là lúc công tác tổ chức, quản lý lễ hội cần được tăng cường, siết chặt hơn bao giờ hết. Để đảm bảo thành công cho mùa Lễ hội chùa...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 được tổ chức tại Ninh Bình

(CLO) Sáng 6/2/2025, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025. Theo đó, sự kiện khai mạc sẽ chính thức diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) tại...

Cùng chuyên mục

Gần 150 đoàn viên, thanh niên tham gia talkshow tìm hiểu về công nghệ AI

Sáng 9/2, tại TP. Nha Trang, Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức talkshow “Ta là ai trong thế giới AI?”. Tham gia chương trình có các chuyên gia, diễn giả và gần 150 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Nha Trang.  Tại chương trình, các đoàn viên, thanh niên được giới thiệu, chia sẻ các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo như: Nhận...

Độc đáo Ông lợn “khổng lồ” được ăn gạo, ngủ màn ở làng La Phù

Chiều tối ngày 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức), Hà Nội, đoàn người rước “Ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế thành hoàng làng. “Ông lợn” là cái tên vừa thân thương vừa kính trọng mà người dân làng La Phù đã gọi trong suốt hàng trăm năm nay và cho đến hiện tại, những câu chuyện truyền miệng vẫn được nối tiếp. Chuyện kể rằng, tục...

Elon Musk muốn mua OpenAI giá 97,4 tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk dẫn đầu nhóm nhà đầu tư đề nghị mua lại tổ chức phi lợi nhuận kiểm soát OpenAI. Tuy nhiên, CEO Sam Altman nhanh chóng từ chối. Theo truyền thông, liên minh các nhà đầu tư bao gồm Vy Capital và xAI – startup AI của chính Elon Musk – cũng như chuyên gia môi giới Ari Emanuel cùng các tên tuổi khác. Đề nghị mua lại OpenAI là động thái mới nhất cũng như đòn tấn...

Bố chồng đi họp lớp về muộn, mẹ chồng đọc 8 chữ trong máy ông thì òa khóc đòi ly hôn: “Sao ông dám…”

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một buổi họp lớp lại có thể khiến gia đình mình lao đao như thế này. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp Việt với triết lý ‘Cà phê Đạo’ đẩy mạnh hiện diện tại nhiều quốc gia

DNVN - Hiệu ứng từ các bộ phim quốc tế trên CNN, Discovery, Bloomberg lan tỏa triết lý “Cà phê Đạo” đến từ Việt Nam từ năm 2024 đang tạo nguồn cảm hứng thúc...

Ông Trump áp thuế 25% lên nhôm, thép: Thương chiến thế giới sắp bắt đầu?

Ngày 9-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ mở rộng cuộc chiến thương mại sang lĩnh vực kim loại với mức thuế 25% lên nhôm, thép từ mọi quốc gia. ...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có...

Đà Nẵng: Không có tình trạng quá tải tiêm vaccine phòng bệnh cúm

DNVN - Theo Sở Y tế Đà Nẵng, đến thời điểm này tình hình bệnh cúm trên địa bàn TP đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước,...

Mới nhất