Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMáy bay giúp NASA phát triển công nghệ bay siêu thanh

Máy bay giúp NASA phát triển công nghệ bay siêu thanh


Máy bay tiêm kích YF-12 góp công lớn giúp các kỹ sư NASA khắc phục vấn đề gây chững động cơ và rung lắc dữ dội khi bay ở tốc độ siêu thanh.





Máy bay tiêm kích YF-12 có thể bay nhanh gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Ảnh: Wikipedia

Máy bay tiêm kích YF-12 có thể bay nhanh gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Ảnh: Wikipedia

Trung tâm nghiên cứu Lewis của NASA ở Cleveland từng sử dụng máy bay tiêm kích YF-12 để phát triển công nghệ bay siêu thanh, theo Interesting Engineering. Trung tâm đứng đầu về nghiên cứu lực đẩy hàng không từ thập niên 1940 này tìm cách cải thiện công nghệ cho những chuyến bay siêu thanh dài và nhanh hơn.

Máy bay động cơ tên lửa Bell X-1 đi vào lịch sử tháng 10/1947 khi trở thành máy bay đầu tiên bay nhanh hơn vận tốc âm thanh, mở ra cánh cửa cho bay siêu thanh. Nhiều máy bay quân sự sau Bell X-1 đạt vận tốc siêu thanh, nhưng chưa có mẫu máy bay nào sánh được với dòng Blackbird của công ty Lockheed Martin. Các mẫu máy bay tàng hình đẹp mắt bao gồm A-12, tiêm kích đánh chặn YF-12 và máy bay trinh sát SR-71 là những phương tiện đầu tiên bay hành trình ở vận tốc siêu thanh trong thời gian dài. Chúng có thể bay nhanh gấp 3 lần vận tốc âm thanh ở độ cao trên 24.384 m. Tuy nhiên, nâng cấp công nghệ cho máy bay vận chuyển lớn là một thách thức, chủ yếu do cần nhiều dữ liệu hơn hé lộ hệ thống lực đẩy hoạt động như thế nào trong các chuyến bay siêu thanh.

Để giải quyết vấn đề không được phát hiện trong khâu thiết kế và thử nghiệm dòng Blackbird, đồng thời thúc đẩy công nghệ chủ chốt mang tên cửa nạp nén hỗn hợp siêu thanh, quân đội cho Trung tâm nghiên cứu bay Dryden (nay đổi tên thành Armstrong) của NASA mượn hai chiếc YF-12 đã ngừng hoạt động năm 1969. Đây là một phần trong dự án hợp tác giữa NASA và Không quân Mỹ nhằm so sánh dữ liệu từ chuyến bay của YF-12 với dữ liệu từ đường hầm gió ở các trung tâm nghiên cứu Ames, Langley, và Lewis của NASA.

Nhóm chuyên gia ở Lewis nghiên cứu cửa nạp siêu thanh trong đường hầm gió từ đầu thập niên 1950 và thử nghiệm ống phun siêu thanh bằng máy bay đánh chặn Delta Dart. Trong dự án mới, Lewis phụ trách thử nghiệm cửa nạp kích thước thật của YF-12 trong đường hầm gió siêu thanh 10 x 10 và phân tích động cơ Pratt & Whitney J58 lực đẩy 144.567 Newton tại Phòng thí nghiệm hệ thống lực đẩy (PSL).

Cửa nạp nén hỗn hợp cho phép động cơ vận hành như động cơ turbine phản lực luồng ở tốc độ thấp và động cơ phản lực dòng thẳng ở tốc độ cao, rất hiệu quả nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu loạn dòng, thường gây ra tình trạng mang tên “unstarts”. Unstart là thay đổi đột ngột trong dòng khí, tạo ra lực cản khổng lồ, có thể khiến động cơ chững lại hoặc làm máy bay rung lắc dữ dội.

Các nhà nghiên cứu ở Lewis kiểm tra một cửa nạp từ máy bay SR-71 gặp tai nạn trong đường hầm gió 10 x 10 vào tháng 11/1971. Năm tiếp theo, họ thu thập dữ liệu khí động trong những điều kiện khác nhau ở đường hầm gió. Họ cũng kiểm tra hệ thống điều khiển cửa nạp mới do các kỹ sư Bobby Sanders và Glenn Mitchell ở Lewis chế tạo, sử dụng nhiều van cơ khí để ngăn chặn hiện tượng unstart. Đó là lần đầu tiên hệ thống này được thử nghiệm trên phần cứng kích thước thật. Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra tương tác giữa khung máy bay, cửa nạp, động cơ và hệ thống điều khiển trong điều kiện bình thường và nhiễu loạn.

Vào mùa hè năm 1973, một động cơ J-58 kích thước thật trở thành phần cứng đầu tiên được thử nghiệm trong buồng áp lực PSL thứ hai ở Lewis. Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu trong điều kiện thường và điều kiện biến động vào năm sau đó. Những thử nghiệm PSL cũng đo khí thải của động cơ trong nỗ lực đánh giá lượng khí thải ở độ cao lớn của chuyến bay siêu thanh.

Chương trình YF-12 cũng chứng minh mô hình cỡ nhỏ có thể sử dụng để thiết kế cửa nạp siêu thanh kích thước thật. Dữ liệu bay được dùng để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của mô hình cỡ nhỏ và đường hầm tới dữ liệu. Quan trọng nhất là chương trình ở Lewis đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống điều khiển kỹ thuật số giúp cải thiện phản ứng của cửa nạp siêu thanh đối với nhiễu loạn dòng, gần như loại bỏ hiện tượng động cơ khởi động lại. Nhiều ý tưởng trong chương trình được ứng dụng trong thiết kế máy bay SR-71 vào đầu thập niên 1980 và góp phần vào nỗ lực tạo ra máy bay chở khách siêu thanh của NASA trong vài thập kỷ.

Chương trình YF-12 kết thúc năm 1979 khi NASA chuyển trọng tâm sang những ưu tiên hàng không khác. Khi đó, các máy bay YF-12 đã bay gần 300 chuyến bay nghiên cứu, hoàn thành một năm thử nghiệm mặt đất trong đường hầm gió của NASA.

An Khang (Theo Interesting Engineering)




Source link

Cùng chủ đề

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Mẫu vật ngoài Trái Đất tàu Mỹ đem về chứa 19 yếu tố sự sống

(NLĐO) - Các "khối xây dựng sự sống" từ mẫu vật tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về Trái Đất hứa hẹn viết lại lịch sử hệ Mặt Trời. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ. Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19 Cách hoạt động của đồng hồ bóng lăn. Video: Vimeo Đầu thế kỷ 19, hầu hết đồng hồ đều đo thời gian thông qua sự dao động đều đặn của con lắc. Tuy nhiên, nhà phát minh người Anh William...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Cùng chuyên mục

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Thế giới mới xuất hiện

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về vật thể Herbig-Haro HH 30 ma quái, nơi các hành tinh mới sắp ra đời. ...

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà...

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Mới nhất

Chủ tịch CMC: “Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược”

Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược, sẽ giúp đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn. Sáng ngày 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần...

Thuốc nào ‘trị tận gốc’?

Những quy định mới về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đang nhận nhiều ý kiến trái chiều. Phía chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng số một nâng cao chất lượng dạy thật, học thật trong nhà trường. ...

Hàn Quốc cấm truy cập DeepSeek

Bộ Công nghiệp Hàn Quốc tạm thời chặn nhân viên truy cập mô hình AI của DeepSeek do lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin, thu thập dữ liệu từ người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và kiểm tra Lữ đoàn tên lửa 490

Sáng 10-2, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác đến thăm và kiểm tra thực tế tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng Pháo binh, tỉnh Hải Dương. ...

Mới nhất