Trang chủDu lịchẨm thựcHành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn...

Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga


Hành trình thú vị của món mứt hoa quả trên bàn ăn người Nga

Trong nhiều thế kỷ qua, người dân trên khắp thế giới đã làm mứt để có thể bảo quản hoa quả trong một thời gian dài. Không thể xác định được mứt đã xuất hiện trong các căn bếp của Nga từ khi nào, nhưng công thức làm mứt cổ xưa rất khác so với ngày nay.

Trong tiếng Nga, thuật ngữ mứt là варенье, có nghĩa gốc là “thứ gì đó được đun sôi.” Cho đến trước thế kỷ 17, từ “mứt” chỉ được dùng với nghĩa một thứ gì đó đã được đun sôi, thậm chí còn được dùng để mô tả quá trình chưng cất muối. Trong từ cổ của Nga thậm chí còn có từ “mứt lụa” để chỉ các kén tằm sau khi đã được luộc chín.

Người dân Nga có thể đã làm món mứt ngọt từ nhiều thế kỷ trước, nhưng món ăn này không có một tên riêng mà chỉ được mô tả qua cách thức chế biến, ví dụ cụm từ “anh đào luộc trong mật ong” có vẻ gần giống nhất với món mứt ngày nay.

Vậy món mứt đầu tiên của Nga là gì? Đó là các loại quả mọng hoặc trái cây luộc trong sirô. Nhưng mứt cũng được làm với nhiều loại nguyên liệu khác. Người Nga cổ đại làm mứt gừng mật ong, mứt củ cải mật ong, các loại hạt trong mật ong…

Mật ong thời xưa là loại mật ong loãng và trong. Những món ăn làm từ mật ong đã được đề cập trong cuốn “Domostroi” (ra đời những năm 1550) mô tả “nước ép từ quả mọng lingonberry và anh đào với mật đường, nước ép từ quả mâm xôi và tất cả các loại đồ ngọt, táo và lê với kvass (một thức uống lên men từ lúc mạch) và mật đường.”

Như vậy mứt – dù thời điểm đó được gọi bằng cách khác – là một món ăn có nguyên liệu không hề rẻ nhưng lại khá phổ biến. Trong “Domostroi,” nó được mô tả là một món ăn được phục vụ trong những gia đình giàu có, và cả trên bàn ăn của hoàng gia. Trên thực tế, bữa ăn càng nhiều món thì mứt lại càng cầu kỳ.

mut-nga-2-4484.jpg

Thực đơn của Hoàng hậu Anna Ioannovna (những năm 1730) từng mô tả “món ăn trong các lễ hội trong triều đình luôn đa dạng, mặc dù khá nhàm chán. Trong số các đồ ngọt có thạch, kem, kẹo, bánh mỳ lúa mạch, nhiều loại mứt, kẹo dẻo trái cây và thạch mềm.”

Thực đơn dưới thời nhiếp chính của hoàng hậu Anna Leopoldovna (1741) bao gồm các đồ ngọt như kẹo dẻo táo, thạch mận, gừng ngâm mật đường, thạch quả mọng và mứt làm từ cam Seville, lê, mận, anh đào, lý gai, dâu tây và nho.

Vào thế kỷ 17, đường mía được nhập khẩu vào Nga, nhưng do giá khá đắt, loại nguyên liệu này không được sử dụng rộng rãi. Các gia đình hầu như chỉ dùng mật ong để chế biến mứt hay làm đồ uống từ trái cây.

Trong thời cổ đại, người nấu bếp phải thực hiện nhiều bước để giữ cho quả mọng hoặc miếng trái cây không bị vỡ. Nếu là quả mọng quả mâm xôi, dâu tây, anh đào hoặc nho đen) thì vớt ra rửa sạch, phủ đường rồi để trong 3-4 giờ cho đến khi quả tiết ra nước. Sau đó, chúng được đun sôi và để nguội trong 5-6 giờ. Sau đó đun sôi lần thứ hai trong 10 phút, sau đó lại để nguội trong 5-6 giờ. Cuối cùng, mứt được đun sôi chỉ trong 3 phút và đổ ngay vào lọ vô trùng, còn nóng.

Ngoài ra, còn một mẹo nhanh khác để làm mứt, đó là phủ đường lên quả mọng, để trong 3-4 giờ cho đến khi chúng tiết ra nước, sau đó đun lên cho đến khi siro đặc lại. Sau khi món mứt đã hoàn thành, chúng được đổ vào lọ đã khử trùng và lau khô, bởi độ ẩm có thể khiến mứt bị mốc và lên men.

Trong cuốn “Nấu ăn kiểu Nga” (1795), tác giả Vasily Lyovshin mô tả chi tiết cách làm món này. Ông viết: “Hãy chọn loại mật ong ngon nhất, cho ra bát và đặt trên một một cái kiềng (trên bếp lửa). Khi nó sôi, hãy cẩn thận hớt hết bọt. Để biết món này đã sẵn sàng hay chưa, hãy cho một quả trứng gà vào. Nếu trứng chìm nghĩa là nó chưa đủ chín, còn nếu trứng nổi lên thì tắt lửa. Mật ong này có thể dùng nấu nhiều loại hoa quả.”

mut-nga-3-1656.jpg

Khi đã có mật ong rồi, thì việc làm mứt trở nên rất dễ dàng. Lyovshin viết rằng người nấu nên “luộc anh đào càng lâu càng tốt, khuấy thường xuyên và loại bỏ bọt” và “đun sôi cho đến khi sirô thấm vào táo, hớt bọt và khuấy liên tục để không bị cháy.” Ngay cả dưa chuột cũng có thể làm mứt. Người ta khuyên nên “cắt chúng làm đôi và bỏ hạt, đun sôi trong mật ong, thêm gừng và nhiều hạt tiêu.”

Theo thời gian, đường dần dần trở nên dễ mua hơn tuy giá vẫn đắt. Tại St. Petersburg năm 1719, thương gia Pavel Vestov đã mở một nhà máy chế biến đường mía.

Tuy giá đường vẫn không hề rẻ, nhưng món mứt làm từ đường đã bắt đầu được đề cập trong “Sách dạy nấu ăn mới nhất” của Nikolai Yatsenkov xuất bản năm 1790-1791. Mặc dù nó chủ yếu là bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp, nhưng những lời khuyên trong sách cũng cho thấy rõ ràng rằng đường không còn là thực phẩm xa xỉ của riêng Sa hoàng nữa. Tuy nhiên, chất lượng đường thời đó vẫn khác xa so với ngày nay. Đường phải được đun sôi, hớt bọt bề mặt để có được độ trong, giống như cách làm với mật ong, rồi mới có thể làm được thành sirô.

Điều thú vị là một trong những tập trong ấn bản của Yatsenkov, có tên là “Sách về bánh kẹo Malorssian,” không còn là bản dịch mà là tập hợp các công thức nấu ăn của tác giả từ “các ghi chú về và liên quan đến mứt,” điều này nói lên rõ ràng về sự phổ biến và sẵn có của mứt. “Đổ đường xay vào chảo, xếp những quả mâm xôi ngon lên trên, đun một lúc rồi thêm hai thìa nước, sau đó cho vào lọ đựng sirô.”

Đường củ cải xuất hiện đã làm giảm đáng kể chi phí làm đồ ngọt. Những thí nghiệm đầu tiên với đường củ cải đã được thực hiện tại Nga vào đầu những năm 1800 do Thiếu tướng Georg (Egor) Blankenagel, một người gốc Livonia, thực hiện.

Chiến tranh Vệ quốc đã làm gián đoạn công việc của ông và loại đường mới này chỉ được sản xuất ở Nga từ những năm 1820. Đến năm 1840, cả nước đã có 164 nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường.

Những năm sau đó, mứt được làm bằng cả mật ong và đường. Nhà thơ Alexander Pushkin có vẻ thích cả hai.

Người viết hồi ký cho triều đình, Alexandra Smirnova-Rosset, đã viết rằng món yêu thích của nhà thơ là mứt lý gai trắng, được làm bằng một cân quả mọng, hai cân đường và một cốc nước.

Nhưng trong “Con gái của thuyền trưởng,” Pushkin đề cập đến một món ăn khác được làm ngọt bằng mật ong: “Một lần vào mùa thu, mẹ tôi nấu mứt mật ong trong lò sưởi của phòng trong khi tôi nhìn chằm chằm vào bọt sôi và liếm môi”./.

(Vietnam+)



Nguồn

Cùng chủ đề

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. Du lịch Thành Thành Công: doanh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ và neo ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 9/2/2025 như sau,...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà

Tuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồngTuyến cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh là một trong những phân đoạn của cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh là một...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt NamAn Giang: Xác lập kỷ lục 100...

Bèo tấm – "Siêu thực phẩm" tiềm năng của tương lai

Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực và chế độ ăn uống bền vững. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực...

Hà Nội: Độc đáo Lễ hội “rước Vua” "rước chúa" ở đền Sái

Ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, tổ chức Lễ hội đền Sái với những nghi lễ độc đáo; lễ hội được đề nghị là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.Bảo tồn Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc giaLễ hội Lồng tồng: Cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtLễ hội cầu ngư...

Lễ hội hoa Đào: Sản phẩm du lịch độc đáo của Vĩnh Thạnh

Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về làng K3 để chiêm ngưỡng những vườn đào khoe sắc hồng giữa tiết trời Xuân se lạnh của vùng miền núi tỉnh Bình Định.Bình Định phê duyệt dự án khu du lịch có tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng Du lịch Bình Định: Những điểm 'check-in' đẹp, thú vị không nên bỏ lỡ Bình Định: Đồi cát Phương Mai -...

Nhiều hoạt động hấp dẫn và sôi động tại lễ hội thú cưng ở Hong Kong

Quy mô thị trường của ngành thú cưng Hong Kong đã vượt 6,2 tỷ HKD (796 triệu USD) - con số không chỉ cho thấy lợi ích kinh tế mà còn phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ hệ sinh thái ngành.Trung Quốc khai trương phòng chờ máy bay đầu tiên dành cho thú cưngThổ Nhĩ Kỳ: "Biệt đội thú cưng" giúp hành khách thư giãn ở sân bay IstanbulHãng hàng không Nhật Bản cho phép...

Bài đọc nhiều

Sau Tết muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng, thử ngay những món ngon với loại quả này

GĐXH – Sau Tết, bạn có thể thử chế biến những món ngon với quả giàu dinh dưỡng dưới đây để giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng. ...

Mách bạn các mẹo giải quyết trái cây thừa đơn giản, tiết kiệm sau Tết

GĐXH - Sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình còn thừa nhiều trái cây, không kịp dùng hết. Để tránh lãng phí, bạn có thể áp dụng các mẹo tận dụng trái cây thừa ngày Tết, biến chúng thành những món ngon thay vì vứt bỏ hoặc để hư hỏng. ...

4 món ăn người mắc cúm nên bổ sung vừa bổ dưỡng vừa nhanh khỏi

GĐXH – Người mắc cúm thường mệt mỏi và chán ăn, dẫn tới những ảnh hưởng sức khỏe và quá trình hồi phục lâu hơn. Bởi vậy, trong ăn uống, mọi người nên bổ sung 4 món ăn này vừa bổ dưỡng vừa giúp nhanh khỏi. ...

Michelin nói Hà Nội là thủ phủ bún, mì, miến, khen miến lươn Đông Thịnh, phở Khôi Hói…

Michelin Guide vừa có bài giới thiệu những quán mì, miến, bún ngon nhất của Hà Nội mà không tốn quá nhiều tiền. Nếu các quán phở bò khác của Hà Nội thường có nước dùng trong thì quán phở bò Ấu Triệu lại...

Giò thừa sau Tết chế biến ra món ăn này đảm bảo ăn bao nhiêu cũng thấy thiếu

GĐXH - 'Vấn nạn' thừa giò ê hề sau ngày Tết đã trở thành câu chuyện than ngắn thở dài của nhiều đầu bếp tại gia, ai cũng đặt ra câu hỏi nên làm món gì để 'giải tán' đống giò ú ụ trong tủ lạnh đây? ...

Cùng chuyên mục

Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán ‘thịt mốc đen’, chủ quán phản bác ra sao?

Tối 8/2, trên mạng xã hội lan truyền một bài viết tố quán bánh mì N.H (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) bán thịt mốc đen cho thực khách. Bài viết được chia sẻ nhiều với hàng ngàn lượt tương tác bình luận. Khách tố trong bánh mì có "thịt mốc" Thực khách T.T. - người đăng bài, cho biết: Khoảng 20h ngày 8/2, anh T. vào quán bánh mì N.H., mua một chiếc bánh mì thập cẩm. Khi mang về...

Bèo tấm – "Siêu thực phẩm" tiềm năng của tương lai

Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực và chế độ ăn uống bền vững. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Từ món ăn dân dã ở Đông Nam Á đến "siêu thực phẩm" được châu Âu công nhận, bèo tấm đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho an ninh lương thực...

Đặc sản ở Quảng Ninh có tên gọi lạ tai, thực khách thỏa cơn thèm hải sản

Được chế biến từ sản vật đặc trưng của địa phương, món ăn ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) hút khách bởi có hương vị lạ miệng nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là với người có cơ địa dễ dị ứng. Bún cù kỳ là món ngon có tiếng ở TP Hạ Long (Quảng Ninh), được bày bán quanh năm, đặc biệt hút khách nhất vào dịp sau Tết nhờ công dụng “giải ngấy”. Sở dĩ có...

Mì Quảng chay cho rằm tháng giêng

Tết đến, bên cạnh những món ăn truyền thống quen thuộc, một tô mì Quảng chay nóng hổi không chỉ là món cúng dâng lên tổ tiên mà còn mang đến sự thanh khiết, nhẹ nhàng cho cơ thể sau những ngày thưởng thức nhiều món ăn từ cá, thịt, dầu mỡ. ...

Sau Tết muốn giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng, thử ngay những món ngon với loại quả này

GĐXH – Sau Tết, bạn có thể thử chế biến những món ngon với quả giàu dinh dưỡng dưới đây để giảm cân nhanh chóng, nhất là ở bụng. ...

Mới nhất

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Động thổ dự án đường song hành Vành đai 5 qua Hà Nam trị giá 1.500 tỷ

Tuyến đường được xem là trục hành lang Đông Tây mới, kết nối các khu vực kinh tế, đô thị quan trọng của tỉnh Hà Nam. ...

Trump chỉ đạo mật vụ cung cấp ‘mọi thông tin’ về những kẻ ám sát ông

(CLO) Theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Cơ quan Mật vụ Mỹ cung cấp cho ông "mọi thông tin" về hai kẻ cố...

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Mới nhất