Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNăm 2024, nhiều chính sách 'có thực' để 'vực đạo' trong giáo...

Năm 2024, nhiều chính sách ‘có thực’ để ‘vực đạo’ trong giáo dục


XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG MỚI VỚI NHÀ GIÁO

Theo Bộ GD-ĐT, một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2024 là đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên (GV) được giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18.7.2022 của Bộ Chính trị để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ và thiếu GV tại các cấp học do tăng quy mô học sinh, triển khai các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để từng bước khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển GV, nhất là đối với môn học mới, môn học tích hợp. Phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới đối với đội ngũ nhà giáo, nhân viên ngành giáo dục dự kiến áp dụng từ 1.7”, Bộ GD-ĐT nêu.

Năm 2024, nhiều chính sách 'có thực' để 'vực đạo' trong giáo dục- Ảnh 1.

Năm 2024, tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo

Đây là một trong những thông tin được thầy cô trên cả nước trông đợi nhất trong năm nay. Thầy Nguyễn Thành Công, GV Trường THPT chuyên Sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội), cho rằng điều mà GV mong muốn là chính sách lương mới năm 2024 của nhà giáo sẽ được cấu thành từ 3 bộ phận: lương cơ bản, phụ cấp và đặc biệt có thêm phần tiền thưởng. Chế độ lương mới có thể khiến thầy cô giáo trẻ yên tâm công tác, có động lực để phấn đấu, thầy cô giáo nhiều năm kinh nghiệm có đủ lương để chăm lo cho gia đình, cho sinh hoạt phí, cho học tập của con cái.

“Nếu lương của công chức, viên chức trong năm nay tăng 30% và lương của công chức, viên chức ngành y tế và giáo dục tăng cao hơn so với mặt bằng chung của các ngành khác sẽ là cú hích rất mạnh giúp thu hút nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục, giúp thầy cô yên tâm công tác, tập trung cho công tác giảng dạy”, thầy Công nêu quan điểm.

Cũng theo thầy Công, chế độ lương được cải thiện, môi trường làm việc của thầy cô giáo trong môi trường giáo dục cũng cần được cải thiện theo.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chia sẻ chế độ chính sách cho GV sẽ thay đổi đáng kể khi chúng ta thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1.7. Bà Nga nhắc lại lời mà Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói trước Quốc hội “lương GV sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương” và mong rằng GV sẽ bớt khó khăn về vật chất, từ đó không còn thầy cô bỏ nghề vì áp lực cuộc sống do thu nhập thấp.

XÂY DỰNG LUẬT NHÀ GIÁO ĐỂ THÁO GỠ NÚT THẮT VỀ ĐỘI NGŨ

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện có khoảng 200 văn bản quy phạm pháp luật tác động tới đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, thực trạng này cũng cho thấy chưa có văn bản đủ tầm thống nhất nên vẫn còn chồng chéo. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cho rằng phải xây dựng luật Nhà giáo.

Năm 2024, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tích cực chuẩn bị cho dự án luật này. Theo tiến sĩ Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo luật này, việc xây dựng luật Nhà giáo phải kiến tạo và tạo được môi trường phát triển đội ngũ, chứ không phải gồm những quy định cứng nhắc, ràng buộc nhà giáo. Tinh thần là xây dựng luật Nhà giáo phải tháo gỡ được những nút thắt của nhà giáo, chứ không phải xây dựng cho có luật.

Trong phát biểu tại buổi tham vấn ý kiến của các chuyên gia khi xây dựng luật Nhà giáo, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng: “Xây dựng luật Nhà giáo, chúng ta phải tiên lượng, dự báo được nguồn lực để thực hiện chính sách. Khi luật được ban hành, thì nguồn lực của nhà nước có đảm bảo thực hiện chính sách đó không, tác động trước mắt và cả lâu dài sẽ như thế nào”.

Cũng theo ông Thưởng, vị thế của nhà giáo ngày càng được khẳng định trong xã hội. Công việc của nhà giáo có vai trò, ý nghĩa to lớn nên càng phải chăm lo. Chúng ta cần tổng kết, rà soát các văn bản, quy định của Đảng, Nhà nước về nhà giáo để tạo sự thống nhất, không chồng chéo, trùng lặp. Cái gì ưu điểm thì phát huy, cái gì còn khoảng trống, chưa rõ hoặc chưa đảm bảo nguyên tắc thì phải rà soát kỹ.

Năm 2024, nhiều chính sách 'có thực' để 'vực đạo' trong giáo dục- Ảnh 2.

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tích cực chuẩn bị cho dự án luật Nhà giáo trong năm 2024

GIẢI QUYẾT ĐIỂM NGHẼN VỀ NGUỒN TUYỂN GV MÔN HỌC MỚI

Luật Giáo dục 2019 có sự thay đổi lớn về chuẩn trình độ đào tạo của GV. GV tiểu học từ trung cấp nâng lên ĐH, dẫn đến nhiều địa phương thiếu trầm trọng GV dạy các môn học mới như tiếng Anh, tin học, nghệ thuật… nhưng bế tắc cả nguồn tuyển.

Đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng GV, ngày 15.12.2023, Bộ GD-ĐT đã có Văn bản số 6996/BGDĐT-NGCBQLGD báo cáo Chính phủ đề xuất xây dựng nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng GV có trình độ cao đẳng để dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trước đề xuất này, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng GV có trình độ cao đẳng để dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng trình tự, thủ tục quy định trình Chính phủ trong quý 1 năm nay.

Bộ GD-ĐT cho biết để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu GV, bộ sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện báo cáo để Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội về việc cho phép các địa phương thiếu GV, còn biên chế được tuyển dụng GV mầm non, tiểu học theo chuẩn trình độ đào tạo quy định tại luật Giáo dục 2005.

Trưởng phòng GD-ĐT các huyện khó khăn nhất về nguồn tuyển GV như Mèo Vạc (Hà Giang), Mù Cang Chải (Yên Bái), đều chia sẻ với Thanh Niên hy vọng chủ trương trên sẽ giúp giải bài toán trước mắt về thiếu GV trầm trọng mà các địa phương này đang phải đối mặt.

Năm 2024, nhiều chính sách 'có thực' để 'vực đạo' trong giáo dục- Ảnh 3.

Đây là năm tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông; trong đó thực hiện chu trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến các lớp 5, 9 và 12, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng

CƠ SỞ ĐÀO TẠO GV PHẢI THAY ĐỔI

Năm 2024 cũng là năm tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông; trong đó thực hiện chu trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến các lớp 5, 9 và 12, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.

PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng muốn có nền giáo dục chất lượng cao cần thu hút nhiều người giỏi vào học sư phạm. Muốn vậy, một trong những giải pháp khả thi là quan tâm chăm lo cho đội ngũ GV hiện tại bằng chế độ, chính sách thiết thực để các thầy, cô không phải tất bật lo chuyện “cơm áo, gạo tiền” trong cuộc sống thường nhật. “Làm sao để học sinh, sinh viên thấy việc dạy học là vinh quang, cao quý, nơi người giỏi được khẳng định mình và ghi nhận”, PGS Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định sẽ không đồng bộ nếu hệ thống phổ thông đang tích cực đổi mới phương pháp, nhưng đào tạo GV không đổi mới kịp. Hai hệ thống không “ăn khớp” sẽ ảnh hưởng đến quá trình chung. Từ đó, Bộ trưởng mong các trường đào tạo GV đặt thành trọng tâm trong việc với đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp, làm nhân tố thúc đẩy đổi mới giáo dục phổ thông theo chiều sâu. Như vậy, không chỉ đáp ứng cung cấp đủ GV cho các môn học mà còn cần đổi mới để có được GV đáp ứng yêu cầu cao trong thời gian tới.

Tinh thần của năm 2024: “Bản lĩnh – thực tiễn – chất lượng – lan tỏa”

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra, chúng tôi mong muốn toàn ngành sẽ cùng bước vào năm 2024 với tinh thần “Bản lĩnh – thực tiễn – chất lượng – lan tỏa”.

Việc đổi mới không bao giờ là dễ dàng và luôn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau, đòi hỏi ngành giáo dục phải thể hiện được bản lĩnh, sự nhất quán để xã hội đặt niềm tin. Tuy vậy, trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi, cũng phải lắng nghe thực tiễn, quan sát thực tiễn để có những điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp.

Bên cạnh đó, đối với các bậc học, dù khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn nhưng luôn phải lấy yếu tố chất lượng làm thước đo. Và trong quá trình đổi mới, những yếu tố mới, tinh thần mới, giá trị mới phải được lan tỏa rộng rãi để xã hội chia sẻ, đồng thuận.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2025

(Dân trí) - Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2025 Bộ sẽ tổng kết giai đoạn đầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đặt ra mục tiêu, giải pháp đổi mới có chiều sâu cho giai đoạn tiếp theo. Dưới đây là 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm 2025 do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đưa ra nhân dịp năm mới.Khởi đầu đổi mới giáo...

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển logistic phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, doanh nghiệp cung ứng logistics trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhỏ lẻ, liên kết thiếu chặt chẽ và phân bố không đồng đều theo vùng và trong từng lĩnh vực. Xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệpBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, doanh nghiệp cung ứng logistics trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhỏ lẻ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc. ...

Bài đọc nhiều

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Những trường hợp xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024

Xin cho tôi hỏi các trường hợp nào xe ô tô được miễn phí sử dụng đường bộ mới từ ngày 1/2/2024? - Độc giả Đức Uy

Cùng chuyên mục

Giáo viên kỳ vọng gì về đổi mới giáo dục năm 2025?

TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Sau Tết Nguyên đán, giáo viên “tìm” học sinh đến lớp

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản đến lớp đầy đủ. Tuy nhiên, một số ít học sinh vẫn còn ở nhà, thầy cô giáo đã đến nhà thăm hỏi, động viên học sinh trở lại lớp. ...

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

Nhiều thay đổi lớn của giáo dục có hiệu lực từ đầu năm

Từ tháng 2, nhiều chính sách, thay đổi đặc biệt quan trọng của giáo dục có hiệu lực, dự báo tác động lớn đến việc dạy học và thi cử của các nhà trường phổ thông. ...

Mới nhất

Grammy lần thứ 67- 2025: Beyoncé lập kỳ tích, The Beatles tái xuất ngoạn mục

Lễ trao giải Grammy lần thứ 67-2025 diễn ra sáng 3-2 (giờ Việt Nam) tại Crypto.com Arena (Los Angeles - Mỹ) ...

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Mới nhất