Trang chủNewsThời sựTìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh

Chúng tôi lên Lạng Sơn và thuê xe chạy gần 70 km đến UBND xã Đại Đồng, H.Tràng Định tìm thông tin về anh hùng – liệt sĩ Lê Minh Trường.

Chị Nông Phương Thảo (Phó chủ tịch UBND xã Đại Đồng) dẫn tôi xuống làm việc với cán bộ phụ trách LĐ-TB-XH. Sau cả tiếng mở sổ sách giấy tờ tra cứu, vẫn không có kết quả. Sau đó, một cán bộ xã đi ngang qua, thấy đông hỏi chuyện và cho biết: “Tôi ở cùng làng, nhưng gia đình liệt sĩ chuyển về Hà Nội từ rất lâu rồi”.

Lại quay xe về Hà Nội dò hỏi, rất may mắn có thông tin từ một cán bộ thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: “Mẹ liệt sĩ vẫn còn sống, đang ở Trúc Bạch, Ba Đình”.

Gõ cửa căn nhà số 164 Trấn Vũ (P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình), một người phụ nữ ra chào: “Tôi là Hồng, chị dâu chú Minh Trường. Mẹ đang ở nhà đây”. Bà cụ dáng cao lớn, tóc bạc trắng lần tường ra chào: “Tôi là Nông Thị Duyên, sinh năm 1935, năm nay 89 tuổi, là mẹ của con trai Lê Minh Trường đây”.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 1.

Bà Nông Thị Duyên và 3 con trai, năm 1968. Lê Minh Trường ở giữa

MTH

Cuối tháng 4.2014, mẹ Nông Thị Duyên được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Bà Nông Thị Duyên sinh ra ở xã Đại Đồng, H.Tràng Định, Lạng Sơn. Năm 1950, khi mới 15 tuổi, bà Duyên được đưa từ căn cứ địa Bắc Sơn sang Trung Quốc học ngành sư phạm. Cuối năm 1954, lớp học bà Duyên về nước, tập trung ở cơ quan Bộ Giáo dục (khi ấy mới chuyển từ Chiêm Hóa, Tuyên Quang về Đại Từ, Thái Nguyên) để phân công công tác.

Thời điểm ấy, tỉnh Quảng Yên (sau này sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc Liên khu Việt Bắc (1949 – 1956) đang rất thiếu giáo viên, nên Bộ cử một số giáo viên trẻ về đó giảng dạy. “Ở lớp tôi, ai cũng thoái thác. Người thì bảo vợ đẻ, người thì con thơ, người gia đình khó khăn. Tôi thì son rỗi, lại người miền núi chịu đựng gian khổ đã quen, nên chấp nhận đi thay cho các bạn”, bà Duyên nhớ lại vậy.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 2.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm bà Nông Thị Duyên, ngày 25.1.1990

MTH

Trong thời gian dạy học ở H.Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), bà Nông Thị Duyên quen anh bộ đội Hồng Minh Kỳ (tên khai sinh là Lê Thái, sinh ra và lớn lên ở số nhà 16, phố Sơn Tây, P. Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), công tác tại Trung đoàn 244, Sư đoàn bộ binh 350 (nay thuộc Quân khu 3).

Năm 1956, ông bà cưới nhau và năm 1958, sinh cậu con trai đầu Lê Hồng Trường. 2 năm sau (1960), bà Duyên sinh thêm con trai Lê Minh Trường tại Thái Nguyên, khi đang theo học lớp trung cấp sư phạm. 3 năm sau (1963) bà sinh con trai út Lê Khánh Trường, khi đang dạy học tại Thất Khê, Lạng Sơn.

“Hồi ấy, chỉ mình tôi sinh nở, nuôi nấng 3 thằng con trai vì ông ấy đã chuyển công tác sang Sư đoàn 320, vào Quảng Trị chiến đấu”, bà Duyên nhớ vậy.

Ngày 16.2.1968, đại úy Hồng Minh Kỳ hy sinh tại Hướng Hóa (Quảng Trị) trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh. Giấy báo tử được chuyển về nhà bố mẹ đẻ, nên bà Duyên phải dắt cõng 3 đứa con trai 10 tuổi, 8 tuổi và 5 tuổi từ biên giới Tràng Định (Lạng Sơn) về nhà chồng ở Hà Nội làm lễ truy điệu.

Năm 1976, anh cả Lê Hồng Trường đi học Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc (nay là Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp, thuộc Đại học Thái Nguyên), học bổng mỗi tháng được 22 đồng, nhưng vẫn không đủ ăn, nên trong nhà có gì đáng giá, bà Duyên phải bán đổi lấy gạo, thực phẩm gửi xuống Thái Nguyên cho con.

“Hồi ấy, Lê Minh Trường là thiệt thòi nhất. Nó có 1 đôi dép nhựa trắng, nhưng cũng phải bán, gửi tiền cho anh ăn học”, bà Duyên nhớ.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 3.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Lê Minh Trường (trái) và người bố là liệt sĩ Hồng Minh Kỳ (Lê Thái), trên bàn thờ gia đình

MTH

Xin mẹ cho con nhập ngũ

Đầu năm 1978, Lê Minh Trường viết đơn tình nguyện và năn nỉ xin mẹ cho nhập ngũ.

Tháng 7.1978, anh nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Lạng. Cuối tháng 12.1978, tỉnh Cao Lạng được chia tách – tái lập thành Cao Bằng và Lạng Sơn, chiến sĩ Lê Minh Trường thuộc quân số Đại đội 5, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, đóng quân ở thị trấn Đồng Đăng.

Từ khi Minh Trường nhập ngũ cho đến lúc hy sinh, chưa 1 lần về thăm nhà. Trước tết âm lịch Kỷ Mùi 1979, bà Duyên đạp xe hơn 50 km sang Đồng Đăng thăm con, mang theo cả xôi, gà, bánh chưng cho con ăn tết. Gần 1 tháng sau, sáng 17.2.1979, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc và binh nhất Lê Minh Trường hy sinh ngay buổi sáng 17.2.1979.

Lịch sử đã ghi lại: Sáng 17.2.1979, quân xâm lược có pháo binh và xe tăng yểm trợ, ồ ạt tấn công vào trận địa của Đại đội 5 trên pháo đài Đồng Đăng. Binh nhất Lê Minh Trường cùng đồng đội quyết liệt đánh trả. Thấy 8 xe tăng địch dẫn bộ binh xông lên, Lê Minh Trường mang súng B40 tiếp cận mục tiêu, bắn cháy chiếc đi đầu, những chiếc khác hoảng loạn tháo chạy…

Sau khi củng cố đội hình, địch lại xông lên. Trong quá trình chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, binh nhất Lê Minh Trường đã di chuyển linh hoạt, kịp thời chặn địch. Khi bị thương, anh tự băng bó và tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh dũng hy sinh. Ngày 19.12.1979, liệt sĩ Lê Minh Trường được truy tặng danh hiệu anh hùng.

Vượt qua nỗi đau mất mát

Sau ngày 17.2.1979, bà Nông Thị Duyên sơ tán về nhà chồng ở Hà Nội. Khi biết tin con trai Lê Minh Trường hy sinh, bà lên lại Lạng Sơn tìm ngóng tin con trong nỗi tuyệt vọng mong manh.

Ngày 17.2.1980 là giỗ đầu liệt sĩ Lê Minh Trường, đúng ngày mồng 1 tết âm lịch Canh Thân 1980. “Người làng biết chuyện, góp mỗi nhà vài nắm gạo, để nấu xôi và gói bánh chưng, cúng bố con nó”, bà Duyên nhớ lại.

Từ cuối năm 1980, bà Nông Thị Duyên về Hà Nội, ở hẳn nhà chồng. Cậu con út Lê Khánh Trường nhập ngũ. Do là con – em liệt sĩ nên được chuyển công tác về cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (nay ở số 4 Đinh Công Tráng, TP.Hà Nội) và hết thời hạn nghĩa vụ quân sự, được ưu tiên đưa đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa dân chủ Đức (cũ). Hết thời gian lao động, ở lại Đức cho đến nay.

Mất chồng, mất con, lại từ miền núi Lạng Sơn đồi núi rộng rãi, về TP.Hà Nội ở cùng gia đình nhà chồng chật hẹp, nên chỉ một thời sau bà Nông Thị Duyên bị trầm cảm. Biết chuyện, trung tướng Đinh Văn Tuy (Tư lệnh Bộ đội Biên phòng từ 1981 – 1990) chỉ đạo cơ quan chức năng trong Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho mượn 1 phòng khách 20 m2 trong tập thể Bộ đội Biên phòng ở Trại Găng – Ngõ Quỳnh (P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) để mẹ con bà Duyên ở tạm và tác động với UBND TP.Hà Nội tạo điều kiện về chỗ ở cho gia đình có bố liệt sĩ, con là anh hùng – liệt sĩ.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 4.

Bà Nông Thị Duyên kể chuyện gia đình với PV Báo Thanh Niên

MTH

Năm 1986, TP.Hà Nội cấp cho bà Duyên căn nhà ở Kim Giang. Nhưng ở giữa đồng không mông quạnh, nhà không điện nước, không cửa ra vào, nền đất nện, bà Duyên xin trả, định lên lại Lạng Sơn. Năm 1987, TP.Hà Nội quyết định cấp cho bà Nông Thị Duyên căn hộ ở số 101, nhà A, phố Nam Tràng, P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình – vốn là khu dành cho cán bộ cao cấp của thành phố.

“Hồi ấy nằm cạnh hồ Trúc Bạch vắng vẻ um tùm, nhà chỉ có 45 m2, nhưng tôi khai phá mảnh đất hoang bên cạnh để nuôi trồng. Sau này TP.Hà Nội cải tạo làm đường quanh hồ, phía sau nhà lại là mặt đường, số 164 Trúc Bạch bây giờ”…

Năm 1988, em trai Lê Khánh Trường lên Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc (Lạng Sơn) tìm mộ anh trai Lê Minh Trường, rồi bàn với mẹ, đưa anh về…

Năm 2009, gia đình vào Hướng Hóa (Quảng Trị) tìm phần mộ liệt sĩ Hồng Minh Kỳ. Hiện tại, 2 bố con liệt sĩ – đại úy Hồng Minh Kỳ (Lê Thái) và anh hùng liệt sĩ – binh nhất Lê Xuân trường nằm cạnh nhau trong Nghĩa trang liệt sĩ Nhổn (xã Tây Tựu, H.Từ Liêm, TP.Hà Nội).

Không để giặc tràn vào Đồng Đăng

Binh nhất Trần Ngọc Sơn sinh năm 1958, ở P.Trương Định, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. Nhập ngũ tháng 5.1978, sau khi huấn luyện, về đại đội 16 công binh thuộc Trung đoàn 12, Sư đoàn 3, Quân khu 1.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 5.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Trần Ngọc Sơn

Rạng sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc bất ngờ tấn công sang biên giới Lạng Sơn. Đại đội công binh 16 đóng quân ở khu vực cống đường sắt Ba Cửa (xã Bảo Lâm, H.Cao Lộc), chắn ngay cửa khẩu Hữu Nghị, đã chặn đánh quyết liệt mũi tiến quân của địch. Tiểu đội của Trần Ngọc Sơn phòng ngự ở phía tây – bắc.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 6.

Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Tiểu đội này toàn chiến sĩ mới nhưng dưới sự chỉ huy của binh nhất – tiểu đội phó, đã kiên cường đánh trả quân xâm lược. Sau 2 trận chiến đấu, tiểu đội thương vong 1/3 quân số và đến đợt tấn công thứ 5 của địch, cả tiểu đội chỉ còn lại một mình Sơn, lúc đó cũng bị thương vào cánh tay phải.

Sau khi băng tại vết thương, Sơn vận động khắp trận địa, dùng mọi vũ khí đánh trả địch, khiến chúng không thể vượt qua cống Ba Cửa để tiến vào Đồng Đăng.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 7.

Mốc giới số 1116 ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

“4 giờ chiều 17.2.1979, binh nhất Trần Ngọc Sơn lại bị thương vào chân và trong tay chỉ còn 1 quả lựu đạn. Bên dưới, bọn địch đang la hét tràn lên, Sơn bình tĩnh ném quả lựu đạn cuối cùng và một vầng lửa màu da cam của đạn B40 địch đã trùm kín người anh”, ông Nguyễn Văn Sáu, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Bảo Lâm, chiến đấu ở trận địa bên cạnh, chứng kiến sự hy sinh của Sơn, kể lại vậy.

Đồn trưởng Lộc Viễn Tài

Anh hùng Lộc Viễn Tài sinh 1940, dân tộc Tày, quê ở xã Vĩ Thượng, H.Bắc Quang, Hà Giang. Khi hy sinh, là thượng úy, đồn trưởng Đồn 155, Công an nhân dân vũ trang Hà Tuyên (nay là Đồn biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng Hà Giang).

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 8.

Di ảnh anh hùng – liệt sĩ Lộc Viễn Tài

Lộc Viễn Tài là cán bộ đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận xuất sắc, đạt hiệu suất chiến đấu cao, giữ vững được trận địa, bảo vệ được dân.

Sáng 17.2.1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công Đồn 155, Lộc Viễn Tài động viên bộ đội quyết tâm chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 9.

Phần mộ anh hùng – liệt sĩ Lộc Viễn Tài tại Nghĩa trang liệt sĩ Mèo Vạc (Hà Giang)

Ngày 5.3.1979, địch tập trung lực lượng quyết chiếm Đồn 155 và cao điểm 1379, nhưng vẫn bị đánh bật ra. Lợi dụng sương mù, Lộc Viễn Tài đã tổ chức lực lượng phục kích, đánh dồn địch… Khi địch mở đợt tiến công mới, Lộc Viễn Tài tổ chức chặn đánh từ xa, chia cắt đội hình địch, và anh dũng hy sinh.

Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh - Ảnh 10.

Mốc giới số 504 tuyến biên giới Việt – Trung do Đồn biên phòng Sơn Vĩ (trước là Đồn Lũng Làn) quản lý bảo vệ. Tháng 2 và 3.1979, quân xâm lược đã đi qua khu vực này, tấn công vào Đồn biên phòng Lũng Làn

Thanhnien.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Lạng Sơn

230 suất quà đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, công nhân, người lao động, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...

Lửa cháy ngùn ngụt trên núi Lân Khoang ở Lạng Sơn

Diện tích rừng lớn trên núi Lân Khoang ở Lạng Sơn cháy lớn, địa hình phức tạp khiến công tác dập lửa khó khăn. Tối 16/1, trao đổi với PV VietNamNet. bà Dương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn cho biết, vụ cháy rừng xảy ra vào khoảng 18h cùng ngày tại núi Lân Khoang, thôn Làng Bên, xã Hữu Liên. Theo đó, vào thời điểm trên, người dân nhìn thấy ngọn lửa bốc lên...

Mặt bằng cản tiến độ dự án nâng cấp QL4B qua Lạng Sơn

Nhiều vướng mắc mặt bằng chưa được xử lý ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án nâng cấp QL4B qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...

Bộ Chính trị kỷ luật 1 Bí thư Tỉnh ủy, Ban Bí thư kỷ luật 2 phó chủ tịch tỉnh

(NLĐO) - Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Dương Văn An, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận; Ban Bí thư kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Ô Pích, Lý Vinh Quang ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lạ lùng bún chuối

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Giày ba lê đen, đôi giày thích ứng với bất kỳ dịp nào

Tối giản, cực kỳ thoải mái trong khi vẫn thanh lịch và trên hết là linh hoạt chính...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...
01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Cùng chuyên mục

Cầu phao Phong Châu phục vụ xuyên đêm Giao thừa

Cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) sẽ được duy trì hoạt động xuyên đêm Giao thừa để phục vụ người dân vui xuân, đón Tết Ất Tỵ. ...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, tại Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hồ Văn Hà, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở...

Ấn tượng khai mạc Hội Hoa Xuân TP HCM lần 45 -2025

(NLĐO) - Tối 24-1 (tức 25 tháng Chạp), Hội hoa xuân Tao Đàn TP HCM Tết Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc ...

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường đã đến chúc Tết và tặng quà 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ngày...

Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế làm Phó giám đốc Công an TP Cần Thơ

Bộ Công an vừa bổ nhiệm Thượng tá Hà Bảo Huy giữ chức vụ Phó giám đốc Công an TP Cần Thơ. Hôm nay (24/1), Công an TP Cần Thơ tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Giám đốc Công an TP Cần Thơ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận thừa ủy quyền Bộ trưởng Công an trao quyết định bổ nhiệm Thượng tá Hà Bảo Huy (43 tuổi, quê...

Mới nhất

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng...

Cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ Tết Ất Tỵ 2025 thêm đủ vị, hấp dẫn

GĐXH - Thịt đông là một món ăn truyền thống thường không thiếu trong mâm cỗ Tết. Dưới đây là cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ ngày Tết bạn có thể tham khảo. ...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối