Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiXuân về bên mái nhà Rông

Xuân về bên mái nhà Rông


Dưới mái nhà Rông truyền thống, dân làng vui đón xuân sang, cùng nhau tổ chức các lễ hội nhằm tạ ơn thần linh đã giúp họ có một vụ mùa bội thu, no đủ.

Mùa xuân – mùa của lễ hội

Nhà Rông là biểu tượng niềm tin, sức mạnh của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, đây cũng là nơi lưu giữ các vật linh thiêng của các buôn làng. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, dân làng lại cùng sum vầy dưới mái nhà Rông truyền thống. Bên bếp lửa bập bùng, các cô gái Jrai, Ba Na nắm tay nhau thực hiện những điệu múa xoang nhịp nhàng, uyển chuyển hòa vào tiếng cồng, tiếng chiêng rộn ràng của các thanh niên trai tráng mừng một năm mới may mắn, ấm no, hạnh phúc.

Từ bao đời nay, đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, mùa xuân luôn là mùa của lễ hội, của niềm vui. Những ngày này, tiếng cồng, tiếng chiêng luôn ngân vang giữa đại ngàn gắn kết con người với trời đất, với cộng đồng. Với mong ước một năm thuận lợi, cuộc sống sung túc, thóc lúa đầy kho, cứ vào dịp Tết, người đồng bào Ba Na ở làng Kte Kchăng, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) lại sửa soạn cùng nhau thực hiện nghi lễ cúng năm mới trong không khí rộn ràng, vui tươi.

xuan ve ben mai nha rong hinh 1

Già làng Siu Núi (ở giữa) thực hiện lễ cúng mừng nhà Rông mới – một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng của người Jrai.

Theo đó, Kte Kchăng là ngôi làng vùng sâu nhất của huyện Kông Chro với hơn 90% là người Ba Na sinh sống. Thế nhưng, về với ngôi làng vùng khó vào những ngày đầu năm mới, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng của mùa xuân đang len lỏi khắp các ngôi nhà sàn.

Trên con đường làng bê tông khang trang sạch đẹp, bà con đang hối hả quét dọn sạch sẽ, chung tay chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi lễ đặc biệt quan trọng – cúng năm mới. Nghi lễ khởi nguồn cho một năm bình an, đủ đầy, mùa màng tươi tốt giúp dân làng ấm no. Theo đó, dân làng Kte Kchăng sẽ tổ chức đón năm mới trong 3 ngày, đầu tiên là tổ chức tại nhà rông, sau đó tổ chức riêng từng hộ gia đình. 

Theo anh Đinh Alenh – Bí thư chi bộ làng Kte Kchăng: “Hằng năm làng đều tổ chức lễ cúng mừng năm mới, đây là nghi lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân làng Kte Kchăng. Bên cạnh mong ước về một năm mới mọi việc được thuận lợi, dân làng có sức khỏe, bình an, dịp này già làng cũng không quên cầu mong các vị thần linh ban mưa thuận, gió hòa để cây giống lên đều, bà con có được mùa màng bội thu”.

Chia sẻ với PV, già làng Đinh Blin (65 tuổi) người điều hành lễ cúng mừng năm mới của làng Kte Kchăng cho biết: “Sau một năm lao động vất vả, Tết đến, Xuân về là dịp để dân làng chuẩn bị những lễ vật quan trọng dâng lên Yàng – thần linh. Nghi lễ này là dịp để dân làng xin thần linh ban cho người dân được mạnh khỏe, không bệnh tật và luôn no đủ. Vật hiến tế thần linh gồm: 3 con heo, 3 con gà, 3 ghè rượu. Riêng phần cúng lễ sẽ do Hội đồng già làng đảm nhận (gồm 3 người), trong đó, sẽ cử một già làng làm chủ tế, đứng ra cầu khấn thần linh”.

Sau khi hoàn thành việc cúng, già làng sẽ rót tiết heo và rượu phân phát cho mọi người mang về nhà. Hôm sau, già làng sẽ tiếp tục được mời đến từng gia đình để tiến hành thủ tục lấy tiết heo, rượu ghè bôi lên nhà cửa, thiết bị máy móc, dụng cụ lao động… và bôi lên trán của các thành viên trong gia đình, với mong muốn năm mới sẽ xua tan mọi tai ương, xui xẻo, đồng thời rước phước lành, ăn nên làm ra” – già làng Blin cho hay.

Xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội, dân làng cùng nhau tổ chức đánh chiêng, nhảy múa, cùng uống rượu ghè và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Đây cũng là dịp để mọi người thắt chặt tình đoàn kết, cùng hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa thông qua lễ hội

Ngoài lễ cúng mừng năm mới, mùa xuân này ở các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng tổ chức nhiều lễ hội quan trọng như: Lễ mừng lúa mới, mừng chiến thắng, cúng bến nước, cúng sân… Trong đó đặc biệt có lễ cúng mừng nhà rông mới, một trong những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo luôn được đồng bào Jrai đặc biệt coi trọng.

Theo quan niệm của người Jrai, nhà Rông là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng. Nhà Rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, lễ hội của cả cộng đồng mà còn là chốn linh thiêng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh. Vì vậy, lễ cúng nhà rông mới là một trong những nghi lễ quan trọng, độc đáo của người Jrai. Sau khi di dời, tu sửa lại hoặc làm mới nhà rông, các làng phải tổ chức cúng Yàng để cảm tạ thần linh đã ủng hộ, giúp đỡ dân làng trong thời gian qua và cầu xin bình an, phồn thịnh khi về nhà rông mới.

xuan ve ben mai nha rong hinh 2

Dưới mái nhà Rông truyền thống, dân làng vui đón xuân sang, cùng nhau tổ chức các lễ hội nhằm tạ ơn thần linh đã giúp họ có một vụ mùa bội thu, no đủ.

Ông Đỗ Văn Đông – Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, cho biết: “Lễ cúng nhà rông mới là một trong những nghi lễ truyền thống đặc sắc của đồng bào Jrai được huyện giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cùng với nhiều lễ hội được tổ chức trong năm, huyện mong muốn, thông qua các nghi lễ truyền thống sẽ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân làng. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa tạo điểm nhấn, nét đặc trưng riêng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân”.

Nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, trong đó có phục dựng, tái hiện các nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo đó, ở những lễ hội này, nhiều nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số đã được phục dựng. Chính những nghi lễ này đã tạo nên một không gian văn hóa đầy màu sắc và trở thành một trong những yếu tố độc đáo cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đây chính là điểm nhấn tạo nên nét đặc trưng riêng và sự bứt phá mạnh mẽ cho du lịch Gia Lai. Đặc biệt, tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Song song với việc lưu giữ, phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng, việc phục dựng các nghi lễ truyền thống còn là dịp để người dân, du khách cùng tìm hiểu, trải nghiệm những giá trị bản sắc từ ngàn đời của cha ông để lại. Đặc biệt có thể kể đến Tuần Văn hóa – Du lịch Gia Lai được diễn ra vào cuối năm 2023.

Nhiều hoạt động hấp dẫn như: Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng, phục dựng các nghi lễ truyền thống… với sự tham gia của hơn 1.300 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã thu hút 165.000 lượt khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Theo ông Trần Ngọc Nhung – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai: “Thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn văn hóa; các di sản văn hóa, các phong tục, tập quán của các dân tộc. Sở sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đa dạng hóa các chương trình du lịch gắn với tìm hiểu văn hóa địa phương; tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa và di sản văn hóa tại địa phương”.

Trần Hiền



Nguồn

Cùng chủ đề

Tết đầy khi ta biết đủ

Thay vì tiêu tốn số tiền lớn cho những khoản chi thỏa mãn “cái tôi”, nhiều bạn đã chọn cách “Tết đầy khi ta biết đủ”. ...

Tết sum vầy – Niềm vui khôn xiết

(NB&CL) Tết đến, Xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại công việc, bao bộn bề lo toan trong cuộc sống, để những người con xa quê có cơ hội về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên gia đình, người thân của mình và cùng nhau đón chào...

Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa

Gói hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ đồng được huyện Ý Yên (Nam Định) triển khai kéo dài trong 12 tháng của năm 2025 từ nguồn xã hội hóa; diện hỗ trợ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người neo đơn, người mù, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. ...

‘Cơn sốt’ sắc đen đỏ xâm chiếm mùa lễ hội

Đen và đỏ là hai màu sắc có sức mạnh biểu tượng vô cùng mạnh mẽ trong văn...

Sài Gòn mùa lễ hội

Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) là nơi hội tụ của những chuyển động không ngừng nghỉ, là trung tâm kinh tế tài chính, là nơi cư ngụ của gần chín triệu dân từ mọi miền đất nước. Những năm gần đây Sài Gòn nổi lên là một thành phố quốc tế có sức thu hút và cạnh tranh mạnh mẽ với các thành phố quốc tế khác trong khu vực như Singapore, Bangkok hay Kuala Lumpur. Sự hòa nhập và phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

(CLO) Chiều 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho...

Báo Nhân Dân tổ chức mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

(CLO) Chiều 3/2, tại Hà Nội, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Báo Nhân Dân tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025); trao Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và tổng kết khen thưởng công tác Đảng năm 2024....

Quảng Ngãi hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột

(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo Quảng Ngãi đã đóng góp 60 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình khó khăn về...

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Hàng nghìn du khách về khai hội Gióng đền Sóc

(CLO) Ngày 03/02/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham dự. ...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Lương hưu 34 triệu đồng, “đổi” 4 người giúp việc trong nửa năm, tôi tìm ra nơi nghỉ hưu tuyệt vời nhất khi về...

Không phải sống cùng con cái, đây là nơi tuyệt vời nhất để dưỡng già của vợ chồng tôi. ...

Bình Thuận trao nhiều quyết định luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5 Phó Trưởng ban. TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5...

Mới nhất

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội