Trang chủChính trịNgoại giao‘Chúng ta đang tranh luận sai lầm về quyết định của Mỹ...

‘Chúng ta đang tranh luận sai lầm về quyết định của Mỹ liên quan xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng’


Trong bài viết mới đây trên Technology Review, Phó Giáo sư Arvind P. Ravikumar (*) cho rằng, tác động đến khí hậu của việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên phụ thuộc vào những gì chúng đang thay thế ở các nước nhập khẩu và các bước để làm sạch chuỗi cung ứng.

xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG. (Nguồn: iStock)
Hiện đang có một cuộc tranh luận chính đáng về tác động lâu dài của việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và liệu hoạt động này có tương thích với các thỏa thuận khí hậu toàn cầu hay không. (Nguồn: iStock)

Cuối tháng 1/2024, Mỹ thông báo sẽ đình chỉ đơn xin cấp phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vì đánh giá lại tác động kinh tế, môi trường và khí hậu của nhiên liệu này.

LNG được sản xuất bằng cách làm lạnh khí tự nhiên thành trạng thái lỏng, giúp việc lưu trữ và vận chuyển ra thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Bản thân khí đốt tự nhiên đã là phần cốt lõi trong LNG và điều này gây tranh cãi trong cuộc tranh luận về năng lượng sạch trong nhiều thập niên.

Khi bị đốt cháy, khí đốt tự nhiên thải ra lượng khí nhà kính bằng một nửa so với than đá. Việc sử dụng khí đốt tự nhiên đã giúp giảm lượng khí thải từ ngành điện ở một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ.

Tuy nhiên, khí tự nhiên chủ yếu được tạo ra từ khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh. Khí mê-tan rò rỉ dọc theo chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến vận chuyển, có nguy cơ làm xói mòn những lợi ích mà khí tự nhiên mang lại như một loại nhiên liệu đốt sạch hơn.

Trở lại với quyết định cấm xuất khẩu LNG của Washington, những phản ứng ngay lập tức là điều có thể dự đoán được. Một số tổ chức môi trường ca ngợi đây là một sự điều chỉnh rất cần thiết, cho rằng nó có thể giúp Mỹ đáp ứng các cam kết về khí hậu toàn cầu.

Trong khi đó, các nhóm thương mại trong ngành lại công kích động thái của Washington. Họ nhấn mạnh rằng, đó là một cách phản tác dụng để cắt giảm lượng khí thải nhà kính và sẽ làm suy yếu an ninh năng lượng của quốc gia tại thời điểm địa chính trị ngày càng biến động.

Vậy ai đúng? Có vẻ chúng ta đã đặt câu hỏi sai!

Điều quan trọng không phải là lượng khí thải tuyệt đối liên quan đến bất kỳ tàu chở hàng nào chứa đầy LNG khởi hành từ Mỹ, nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Đúng hơn, khi nhiên liệu được xuất khẩu, tác động ròng đến khí hậu phụ thuộc vào những gì nó thay thế ở nước nhập khẩu và liệu các lựa chọn thay thế thực tế tạo ra nhiều hay ít khí nhà kính.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiên liệu này được sử dụng chủ yếu trong ngành điện để duy trì sinh hoạt và sưởi ấm.

Nếu không xảy ra xung đột Nga-Ukraine, châu Âu có thể vẫn tiếp tục mua khí đốt từ xứ bạch dương. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, khí đốt tự nhiên của Nga có liên quan đến lượng khí thải mêtan cao hơn so với chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên của Mỹ.

Trong bối cảnh này, việc thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG của Mỹ có thể làm giảm lượng khí thải carbon tổng thể, ngay cả khi có thêm lượng khí thải từ việc vận chuyển nhiên liệu qua đại dương.

Hoặc lấy một ví dụ khác: Xuất khẩu LNG của Mỹ sang Ấn Độ trước tiên được sử dụng trong các nhà máy để sản xuất phân bón hoặc công nghiệp nặng, sau đó mới sử dụng trong lĩnh vực điện. Điều này là do năng lượng mặt trời là hình thức sản xuất điện rẻ nhất ở Ấn Độ. Ngoài ra, các nhà máy than sản xuất phần lớn điện năng, một phần nhờ vào trợ cấp cho ngành.

Với tất cả những điều này, không có kịch bản nào ở Ấn Độ, nơi nhập khẩu LNG giá cao, có thể cạnh tranh với than đá hoặc loại bỏ năng lượng tái tạo có hàm lượng carbon thấp hơn. Vì vậy, ở đây cũng vậy, LNG gần như chắc chắn sẽ không làm tăng lượng khí thải tổng thể từ ngành điện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là LNG của Mỹ luôn giảm lượng khí thải trên toàn thế giới. Quan điểm khi đưa ra các ví dụ trên là tác động của nhiên liệu đến khí hậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và phải được đánh giá trên cơ sở từng quốc gia. Ngoài ra, việc LNG của Mỹ có giảm lượng khí thải ròng hay không có thể thay đổi theo thời gian khi các quốc gia khử cacbon.

Hiện đang có một cuộc tranh luận chính đáng về tác động lâu dài của việc xuất khẩu LNG của Mỹ và liệu hoạt động này có tương thích với các thỏa thuận khí hậu toàn cầu hay không.

Trong thập niên qua, cách để khí đốt tự nhiên giúp giảm lượng khí thải là thay thế các nhà máy điện đốt than. Nhưng nhiên liệu có thể tiếp tục hỗ trợ được bao lâu tùy thuộc vào quỹ đạo phát thải và nóng lên của Trái đất.

Theo một nghiên cứu tại Đại học Calgary (Canada) mới đây, xuất khẩu LNG nói chung chỉ có thể giảm lượng khí thải carbon toàn cầu cho đến khoảng năm 2035, trong kịch bản các quốc gia đạt được mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris về hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đó là bởi vì vào thời điểm đó, đơn giản là sẽ không có đủ nhà máy than đang hoạt động để có thể thay thế bằng các nhà máy điện sử dụng khí đốt tự nhiên có mức phát thải thấp hơn.

LNG Australia. (Nguồn: smh)
Sẽ là có giá trị khi xem xét tác động khí hậu của việc xuất khẩu LNG của Mỹ, đặc biệt là về lâu dài. (Nguồn: SMH)

Nhưng nếu thế giới không đạt được mục tiêu nhiệt độ đó và hiện hầu hết các dấu hiệu đều cho thấy điều này nhiều khả năng xảy ra, thì khí đốt tự nhiên có thể tiếp tục giúp cắt giảm lượng khí thải của ngành điện trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong kịch bản nhiệt độ tăng 3°C, khí đốt tự nhiên vẫn có thể thay thế than cho đến năm 2050.

Bất kỳ tính toán nào về tác động khí hậu được thực hiện ngày hôm nay cần phải phản ánh cách LNG của Mỹ có thể sẽ được sử dụng trong tương lai, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang thay đổi.

Nước Mỹ nên làm gì?

Cho dù mọi người đồng ý hay không đồng ý với quyết định tạm dừng xuất khẩu của chính quyền ông Biden, có một điều chắc chắn: Việc tốt nhất nên làm ngay bây giờ để giải quyết tác động tới khí hậu LNG Mỹ là khắc phục và ngăn chặn rò rỉ khí mê-tan dọc chuỗi cung ứng càng nhanh càng tốt.

Trong lĩnh vực này, Washington đang dẫn đầu phần còn lại của thế giới. Quy định của liên bang, đầu tư của chính phủ và hành động tự nguyện của ngành đã sẵn sàng để giảm hơn 80% lượng khí thải mê-tan của nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2030.

Do đó, bài kiểm tra trước mắt là liệu thực tế có thể khiến các quốc gia cung cấp khí đốt khác đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải khí mêtan chặt chẽ hơn hay không. Bộ Năng lượng Mỹ hiện đang hợp tác với một số quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu LNG khác để phát triển khuôn khổ toàn cầu nhằm giám sát, đo lường, báo cáo và xác minh rò rỉ khí mê-tan.

Trong một thế giới, nơi những người tiêu dùng LNG như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh lượng khí thải mêtan thấp, Mỹ có thể dẫn đầu thế giới trong việc phát triển chuỗi cung ứng khí đốt ít rò rỉ minh bạch và có thể kiểm chứng.

Sẽ là có giá trị khi xem xét tác động khí hậu của việc xuất khẩu LNG của Mỹ, đặc biệt là về lâu dài. Tương tự, việc xem xét làm thế nào nhiên liệu có thể cải thiện an ninh năng lượng toàn cầu và giảm lượng khí thải carbon toàn cầu cũng có ý nghĩa lớn.

Mỗi quốc gia nhập khẩu phải suy nghĩ kỹ về nhu cầu dài hạn của mình đối với LNG của Mỹ và phát triển một chiến lược hợp lý nhằm cân bằng các cam kết về khí hậu, an ninh năng lượng cũng như nhu cầu của người dân và các ngành công nghiệp trong nước.

Trong khi đó, câu hỏi đúng đắn mà Mỹ cần tự hỏi mình là: Hiện nay, chúng ta có đang làm mọi cách có thể để giảm lượng phát thải khí nhà kính trên toàn bộ chuỗi cung ứng LNG hay không, đảm bảo rằng đó là nguồn năng lượng sạch nhất có thể cho các quốc gia?

Câu trả lời bắt đầu bằng việc thực hiện công việc khó khăn để đảm bảo rằng lĩnh vực này đạt mức phát thải khí mê-tan gần như bằng 0 vào cuối thập niên này.


(*) Phó Giáo sư Arvind P. Ravikumar hiện đang làm việc tại Khoa Kỹ thuật dầu khí và hệ thống địa chất Hildebrand – Đại học Texas ở Austin, Texas, Mỹ. Ông cũng là cộng tác viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) có trụ sở tại Washington, Mỹ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giao tranh 158 lần ở tiền tuyến, châu Âu cân nhắc mua khí đốt Nga?

Nga tiếp tục dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích các cơ sở quân sự - công nghiệp và các xưởng lắp ráp UAV của Ukraine, trong khi Kyiv cáo buộc đối phương tấn công trúng một tòa chung cư. ...

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt cuối cùng tới châu Âu

(CLO) Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm khí đốt thuộc tuyến đường ống Turkish Stream, nhằm "cắt đứt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia châu Âu", theo thông tin từ trang tin địa phương Crimean Wind. ...

Slovakia cân nhắc biện pháp trả đũa Ukraine sau vụ ngừng vận chuyển khí đốt

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico thông báo chính phủ sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Ukraine sau khi nước này dừng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ tới Slovakia. ...

Nga không thể trung chuyển khí đốt tới châu Âu, Ukraine gọi đây là sự kiện lịch sử

Sự sụp đổ của thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thống trị nguồn cung lâu dài của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu. Cả hai bên đã lên tiếng. Theo Hãng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Giá vàng trong nước “nhảy múa” trước lễ Valentine, thế giới bao giờ vượt 3.000 USD? thành viên hàng đầu BRICS cháy hàng

Giá vàng hôm nay 14/2/2025: Giá vàng trong nước tăng giảm mạnh trước lễ Valentine, đi ngược xu hướng sôi sục, liên tiếp lập những kỷ lục mới của thị trường thế giới. Vậy giá vàng thế giới phá kỷ lục rồi sẽ thế nào tiếp theo?

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Tổng thống Mỹ điện đàm với Tổng thống Nga và Ukraine, nói sẽ gặp ông Putin tại Saudi Arabia và có lệnh ngừng bắn...

Trung Quốc chỉ trích tư duy “tổng bằng không” của Washington, Australia phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, NATO bất ngờ về thay đổi chính sách của Mỹ trong vấn đề Ukraine, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Phát động Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại với chủ đề “Vững bước dưới cờ Đảng”. Cuộc thi do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động và chỉ đạo, Báo Quân đội nhân dân là cơ quan tổ chức.

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Lộ diện hãng hàng không tốt nhất năm 2025

Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc ngày 10/2 cho biết trong bảng xếp hạng Airline Ratings, Korean Air được vinh danh là hãng hàng không tốt nhất năm 2025.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Cùng chuyên mục

Việt Nam chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các biện pháp phòng chống tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 13/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Các cơ quan chức năng đang chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm mùa và các bệnh hô hấp, để kịp thời ứng phó với các chủng virus đột biến". Cụ thể,...

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Giá vàng trong nước “nhảy múa” trước lễ Valentine, thế giới bao giờ vượt 3.000 USD? thành viên hàng đầu BRICS cháy hàng

Giá vàng hôm nay 14/2/2025: Giá vàng trong nước tăng giảm mạnh trước lễ Valentine, đi ngược xu hướng sôi sục, liên tiếp lập những kỷ lục mới của thị trường thế giới. Vậy giá vàng thế giới phá kỷ lục rồi sẽ thế nào tiếp theo?

Phát động Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại với chủ đề “Vững bước dưới cờ Đảng”. Cuộc thi do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động và chỉ đạo, Báo Quân đội nhân dân là cơ quan tổ chức.

Hà Nội sẽ đón tiếp nhiều lãnh đạo quốc tế

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), sự kiện đa phương quan trọng do Việt Nam chủ trì, sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25 đến 26/2/2025. Với chủ đề “Xây dựng khu vực ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động”, diễn đàn là cơ hội để các nhà lãnh đạo, chuyên gia, doanh nghiệp và đối tác cùng thảo luận về định hướng phát triển của khu vực. Diễn...

Mới nhất

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tiếp nhận chiến sĩ mới

Tối 13/2, Biên đội Tàu 528, 529, Hải đội 512, Lữ đoàn 127 chở chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã cập quân cảng Vùng 5 (TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) sau gần nửa ngày hành trình từ đất liền ra đảo. Năm nay, Bộ...

Giá vàng trong nước “nhảy múa” trước lễ Valentine, thế giới bao giờ vượt 3.000 USD? thành viên hàng đầu BRICS cháy hàng

Giá vàng hôm nay 14/2/2025: Giá vàng trong nước tăng giảm mạnh trước lễ Valentine, đi ngược xu hướng sôi sục, liên tiếp lập những kỷ lục mới của thị trường thế giới. Vậy giá vàng thế giới phá kỷ lục rồi sẽ thế nào tiếp theo?

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Cô gái Hải Phòng gác bằng đại học xung phong nhập ngũ

TPO - Ngày 13/2, TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đồng loạt tổ chức lễ giao hơn 5.300 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân. Trong đó, có cô gái trẻ Ngô Thùy Linh (22 tuổi) gác bằng đại học, xung phong tình nguyện nhập ngũ, theo đuổi ước mơ. ...

Mới nhất