Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý...

Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý tưởng!


Trò chuyện với phóng viên TG&VN, Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer bày tỏ ấn tượng khi đến Gia Lai, Đắk Lắk. Tại đây, ông Yaron Mayer nhận thấy rất nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Công nghệ – yếu tố giúp Israel “xanh hơn”

Kinh tế xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới. Israel và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ông đánh giá thế nào về mô hình này ở hai nước?

Đại sứ Israel: Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý tưởng!
Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer trong buổi trò chuyện với phóng viên TG&VN. (Ảnh: Linh Chi)

Hiện nay, chiến lược tăng trưởng xanh ở cả Việt Nam và Israel – cũng như nhiều quốc gia trên thế giới – đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách của Chính phủ. Chúng tôi rất vui khi thấy Việt Nam đang dẫn đầu trong một số khía cạnh như phát triển công nghệ, đưa ra các chính sách để phát triển kinh tế xanh.

Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 2024) diễn ra mới đây, Việt Nam đã công khai đặt vấn đề phát triển kinh tế xanh lên hàng đầu và cho rằng, đất nước đang phải chịu vấn đề biến đổi khí hậu nhiều hơn các quốc gia khác.

Israel đã có những sáng kiến ​​nhằm đưa đất nước thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sạch. Chúng tôi thường xuyên tổ chức các hội nghị, sự kiện quốc tế quy tụ các chuyên gia đầu ngành và đảm bảo rằng, mọi người có thể trải nghiệm những gì Israel cùng các quốc gia khác trên thế giới đã làm.

Hiện tại, Israel sẵn sàng chia sẻ với các quốc gia khác một lĩnh vực được thế giới công nhận, đó là: Quản lý nước, hệ thống tưới tiêu và sử dụng nước.

Đặc biệt, công nghệ đã trở thành yếu tố cốt lõi trong nỗ lực “xanh hơn” của Israel. Lấy Ormat – một doanh nghiệp khai thác năng lượng địa nhiệt của Israel – làm ví dụ. Doanh nghiệp này góp phần hiệu quả vào việc giảm tốc độ nóng lên toàn cầu.

Về sinh thái biển, chúng tôi cũng đang thiết lập các trung tâm ở nhiều khu vực khác nhau. Các hệ sinh thái này tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các tổ chức học thuật; khu vực tư nhân; cơ quan chính phủ, chính quyền khu vực; thúc đẩy sự phát triển và thực hiện chính sách. Mô hình các trung tâm này rất phù hợp với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Triển vọng hợp tác về kinh tế xanh giữa Việt Nam và Israel thế nào, thưa ông?

Theo đánh giá của tôi, triển vọng hợp tác giữa hai nước là rất lớn. Việt Nam và Israel có tiềm năng hợp tác trong khu vực liên chính phủ, khu vực tư nhân và trao đổi học thuật.

Năm 2023, hai nước ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA). Đây là một trong những hiệp định thương mại tự do tiên tiến nhất, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa hai quốc gia.

Đại sứ Israel: Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý tưởng!
Kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác giữ Việt Nam và Israel. (Nguồn: Đại sứ quán Israel tại Việt Nam)

Hiện tại, Israel đang hợp tác với nhiều đối tác khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, để nghiên cứu và cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề tại Đồng bằng sông Cửu Long hay tình trạng nước mặn ở khu vực sông Mekong.

Đất nước của chúng tôi đã chứng minh rằng, chính sách đúng đắn có thể ngăn chặn thiệt hại cho môi trường, làm cho cuộc sống tốt hơn, sạch, an toàn và lành mạnh hơn.

Israel chú trọng vào khía cạnh đổi mới, hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và trường Đại học; khuyến khích sinh viên và nhà nghiên cứu từ cả Israel, Việt Nam cùng làm việc trong một “vườn ươm” để tìm những giải pháp, ý tưởng chung, cùng có lợi.

Đất nước chúng tôi có thể đào tạo về các lĩnh vực như thủy lợi, năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, giải pháp biến đổi khí hậu và các lĩnh vực tương tự. Thời gian qua, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã cố gắng tạo điều kiện cho người dân Việt Nam tham gia các khóa đào tạo này.

VIFTA – sợi dây gắn kết

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống con người, nhiều quốc gia đã chủ động xây dựng và phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Israel cũng đang đi theo hướng này. Ông có thể chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn của Israel?

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình rất quan trọng.

Để xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn, thứ nhất, mỗi quốc gia cần có những ý tưởng hay, nhận thức cởi mở và lập kế hoạch lâu dài. Nhìn từ đất nước của chúng tôi, 80% nước tưới nông nghiệp của Israel không phải là nước ngọt mà là nước tái chế. Để làm được điều này, Israel đã lên kế hoạch dài hạn.

Thứ hai, về sự đổi mới. Chúng tôi tập trung nhiều vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu thay thế bởi đây là lĩnh vực rất phù hợp với toàn thế giới.

Tại Israel, những nghiên cứu về năng lượng tái tạo, năng lượng Mặt trời đang được phát triển tương đối mạnh mẽ. Chúng tôi có các trung tâm kiến ​​thức về hiệu quả sử dụng tài nguyên của Israel. Đây là nơi thu thập ý tưởng và thông tin, sau đó sẽ công bố rộng rãi cho người dân và doanh nghiệp.

Israel đã thành lập Khu công nghiệp Ne’ot Hovav ở phía Nam, chuyên xử lý chất thải nguy hại. Nhựa đã qua sử dụng, chất thải công nghiệp sẽ tập trung ở đó; cùng với việc sản xuất khí đốt và nhiên liệu; tạo ra một cơ sở tập trung mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực.

Nhắc đến sự đổi mới, tôi muốn nói đến ngành thực phẩm, cụ thể là phát triển thịt nhân tạo. Israel là quốc gia đầu tiên được cơ quan y tế, thị trường khác công nhận trong lĩnh vực này. Đây chỉ là khởi đầu của một cuộc cách mạng lớn và là điều rất thú vị để theo dõi.

Đại sứ Israel: Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý tưởng!
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tặng hệ thống lọc tuần hoàn cho Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Đại sứ quán Israel tại Việt Nam)

Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam? Việt Nam có thể học được kinh nghiệm gì từ Israel? Liệu Israel và Việt Nam có thể hợp tác về vấn đề kinh tế tuần hoàn không, thưa ông?

Tôi rất vui khi nói rằng, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam không chỉ là một ý tưởng mà đã được triển khai, giới thiệu trên nhiều lĩnh vực và được các nhà lãnh đạo, các tổ chức ghi nhận.

Năm 2020, Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy Nghiên cứu đa ngành, nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo đã chính thức ra mắt ở Việt Nam. Đại sứ quán Israel Việt Nam sẽ gia nhập Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn và công bố những ý tưởng, cơ hội hợp tác giữa hai nước.

Khi đi du lịch và tham quan các địa phương, tôi nhận thấy, Việt Nam sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Israel có nhiều hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực này và có thể mang đến cho nông dân Việt Nam những công nghệ mới hoặc các loại ngũ cốc mới.

Tại Ne’ot Hovav, các công ty nông nghiệp đã tận dụng lợi thế của một khu công nghiệp và các ngành liên quan để phát triển các giải pháp giúp bảo vệ thực vật. Điều này chứng minh rằng, chúng ta có tạo cơ hội và bắt đầu tiếp cận từ cấp độ người nông dân để phát triển ngành nông nghiệp.

Khi đến các vùng như Gia Lai, Đắk Lắk, tôi thấy có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn vì nông dân rất tài năng, trẻ và có động lực. Chúng tôi có thể làm việc với những người này và có thể chia sẻ ý tưởng trực tiếp với những người nông dân hay các doanh nghiệp kinh doanh. Và VIFTA có thể được xem là sợi dây gắn kết giúp hai nước trong lĩnh vực này.

Dự định Tết Nguyên đán năm nay của ông và gia đình thế nào?

Năm nay, tôi và gia đình sẽ đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam và sẽ đến thăm miền Trung. Đây là cái tết thứ hai của tôi tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Nguyên đán Giáp Thìn ý nghĩa và trọn vẹn hơn khi tôi đã trải qua cả một năm công tác và sinh sống tại đất nước này.

Nhìn lại một năm vừa qua, Việt Nam và Israel đã đạt được các kết quả đáng tự hào như ký FTA sau 7 năm đàm phán, có các chuyến thăm tốt đẹp, gặt hái được nhiều “trái ngọt” hợp tác hai bên.

Nhân dịp năm mới, tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới độc giả Báo Thế giới và Việt Nam và chúc Việt Nam một năm con Rồng vui vẻ, thịnh vượng, hiệu quả.

Đại sứ quán Israel mong muốn sẽ tiếp tục duy trì tình hữu nghị tốt đẹp và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, bao gồm giao lưu nhân dân, kinh tế, giáo dục, văn hóa và đổi mới sáng tạo.

Xin cảm ơn Đại sứ!





Nguồn

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP thay đổi diện mạo nông thôn

Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngày 19-2-2024, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của tỉnh - đã ký Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Tín dụng xanh cho tam nông nhiều cơ hội bứt phá

Việc bổ sung các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn vào đối tượng hỗ trợ lãi suất tín dụng theo Nghị định 55/2015 đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 116/2018 cũng như việc ban hành Nghị định mới về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp mảng tín dụng xanh lĩnh vực tam nông có nhiều cơ hội tăng trưởng. Năm 2025, Bộ...

Tạo cơ chế thông thoáng để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chiều 16-1, ở TP Đà Nẵng, đã diễn ra Hội thảo Phát triển Trung tâm Tài chính (TTTC) quốc tế tại Việt Nam ...

Hướng phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản Hà Nội

Rõ hiệu quả, nhiều lợi ích Hộ ông Đinh Đức Hòa ở xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) có 6ha diện tích mô hình nuôi cá - lúa với các loại cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi... Ông Đinh Đức Hòa chia sẻ, áp dụng mô hình nuôi cá - lúa có thể tận dụng thức ăn dư thừa từ lúa, còn cây lúa sẽ đạt sản lượng cao hơn so với trồng 2 vụ thông thường. Ngoài ra,...

Bắt đầu tìm kiếm start-up Việt Nam có giải pháp nông nghiệp xanh

Chương trình Greenhouse Accelerator (GHAC) năm thứ ba tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (châu Á- TBD) vừa mở nhận hồ sơ dành cho các công ty khởi nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực nông nghiệp, bền vững, kinh tế tuần hoàn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Miền thương miền nhớ” và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách “Australia - Miền thương miền nhớ” của tác giả Hồng Chi là những trang viết thể hiện góc nhìn, trải nghiệm liên văn hóa sống động, sâu sắc dưới con mắt của một cựu du học sinh người Việt Nam tại Australia được phát hành rộng rãi tại Việt Nam và toàn cầu. Chỉ sau một tuần được giới thiệu trên nền tảng Amazon, sách đã được sự đón nhận của đông đảo độc giả người Việt trên khắp thế giới.

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Mới nhất

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng...

Cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ Tết Ất Tỵ 2025 thêm đủ vị, hấp dẫn

GĐXH - Thịt đông là một món ăn truyền thống thường không thiếu trong mâm cỗ Tết. Dưới đây là cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ ngày Tết bạn có thể tham khảo. ...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi...

Mới nhất