Trang chủSự kiệnTết Giáp Thìn 2024Xôn xao "Tết 2024 không nên cúng giao thừa", chuyên gia nói...

Xôn xao “Tết 2024 không nên cúng giao thừa”, chuyên gia nói gì?


“Cúng giao thừa lo gặp xui xẻo”

Thời gian gần đây, mạng xã hội xôn xao khi nhiều người tự xưng là chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa chia sẻ các video, bài viết có nội dung không nên cúng giao thừa trong năm.

Theo đó, những người này lý luận, tiết Lập Xuân là ngày đầu năm mới. Năm nay tiết Lập Xuân rơi vào ngày 25 tháng 12 Âm lịch. Vậy nên, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là đêm 24 – sáng 25/12 Âm lịch tức ngày 4/2. Đây chính là đêm giao thừa.

“Thông thường, các gia đình sẽ phải cúng giao thừa vào lúc này, nhưng vì ngày 25 là ngày Mậu Tuất, năng lượng không tốt nên sẽ gặp xui xẻo. Nếu cúng giao thừa vào ngày đó, gia chủ sẽ nạp hết những điều xấu vào người. Còn cúng vào ngày 1/1 Âm lịch – tức 10/2 thì không có ý nghĩa gì, vô thưởng vô phạt vì đó không phải là ngày đầu năm mới”, một thầy tự nhận là chuyên gia văn hóa đăng tải trên Tiktok.

Nhiều người khi xem video này cảm thấy vô cùng lo lắng. “Năm mới ai cũng mong chờ điều tốt lành. Nếu cúng giao thừa mà gặp xui xẻo thì ai còn dám hành lễ”, chị Vũ Thu Thủy (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.

Xôn xao Tết 2024 không nên cúng giao thừa, chuyên gia nói gì? - 1

Mâm cỗ cúng giao thừa (Ảnh: Hồng Anh).

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông cho hay, về lịch pháp có nhiều loại lịch: Dương lịch, Âm lịch, lịch Tiết khí… Việc tính toán thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được tính theo Âm lịch, không liên quan gì đến lịch Tiết khí.

Trên thực tế, việc tiết Lập Xuân đến trước hay đến sau ngày mùng 1 Tết là việc rất bình thường, chỉ là sự lệch nhau về toán học trong phép tính lịch.

“Việc đưa ra quan điểm cúng giao thừa vào lúc nửa đêm của ngày Lập Xuân cũng không đúng. Thời khắc chuyển tiết khí cực hiếm khi trùng vào lúc 12h đêm.

Ví dụ như năm nay, tiết Lập Xuân chuyển vào lúc 15h27 ngày 25/12 Âm lịch thì tại thời điểm qua 12h đêm vẫn là thuộc tiết khí cũ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Tuệ nêu.

Xôn xao Tết 2024 không nên cúng giao thừa, chuyên gia nói gì? - 2

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông khẳng định, quan điểm về việc không cúng giao thừa vào đêm ngày 30 năm nay do xấu ngày là không có căn cứ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa Phương Đông, thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện quan điểm về việc không cúng giao thừa vào đêm ngày 30 mà cúng vào đêm ngày 24. Đây là quan điểm lệch lạc, truyền bá sai trái nhằm thu hút sự chú ý của mọi người, để tăng tương tác, câu view…

“Tết là một thời khắc thiêng liêng, tồn tại trong tâm thức của mọi tầng lớp nhân dân từ xưa đến nay. Ngày Tết có nhiều phong tục đẹp mà chúng ta cần gìn giữ. Vì vậy, cần phải bài trừ các quan điểm lệch lạc sai trái, để không làm ảnh hưởng đến những nét đẹp truyền thống”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Phân biệt tiết Lập Xuân và giao thừa

Trước băn khoăn của nhiều người, chuyên gia phong thủy Phạm Cương chỉ ra điều bất hợp lý trong video của các thầy cúng online.

Theo chuyên gia này, lịch Tiết khí là một hệ thống phân chia thời gian tính theo quỹ đạo mặt trời quay quanh trái đất, kết hợp với sự quan sát biến đổi của thời tiết và môi trường tự nhiên qua từng mùa.

Theo truyền thuyết, một năm 365 ngày sẽ có 24 tiết khí lấy tiết Lập Xuân làm tiết khí đầu tiên, sau đó đến Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh…. và kết thúc là tiết Đại Hàn. Mỗi một tiết khí kéo dài 15 ngày.

Thời gian của tiết Lập Xuân tính theo Dương lịch vào ngày 4/2 (hoặc 5/2) hàng năm và kết thúc vào 18/2 (hoặc 19/2). Năm 2024, Tiết Lập xuân bắt đầu vào ngày 4/2 Dương lịch.

Đối với người Việt, lịch Tiết khí thường ít được ứng dụng cho các dịp lễ Tết quan trọng. Phổ biến nhất chỉ có tiết Thanh Minh với nghi lễ đi tảo mộ. Còn các tiết khí khác, trong đó có tiết Lập Xuân thường không có nghi lễ.

Tiết Lập Xuân thường trùng với gian đoạn thời tiết ấm áp, cây cối sinh sôi nảy nở tốt, dương khí dồi dào nên rất thuận lợi để người dân tiến hành gieo trồng mùa vụ mới, hoặc làm những việc quan trọng như động thổ xây nhà, cưới hỏi…

Với các nhà nghiên cứu Kinh dịch hay Tứ trụ, tiết Lập Xuân được tính là khởi đầu của năm mới. Điều này chỉ dùng trong thuần túy học thuật.

Theo ông Cương, những lời phán của các thầy cúng online là lệch lạc, theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi đánh đồng lịch theo Tiết khí với nghi lễ cúng giao thừa gắn liền với Tết Nguyên đán của người Việt theo Âm lịch.

“Từ xưa đến nay, tất cả các ngày lễ Tết của người Việt (hay Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…) không bao giờ lấy theo lịch Tiết khí mà luôn theo Âm Lịch (lịch mặt trăng)”, chuyên gia phong thủy Phạm Cương nhấn mạnh.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Tết Nguyên đán nằm trong quan niệm về Bát Tiết của người Việt, đó là những ngày Tết có cúng lễ bao gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Một số lễ Tết hiện nay đã được lược bớt nhưng Tết Nguyên Đán vẫn mang những giá trị truyền thống, nguyên bản.

Xôn xao Tết 2024 không nên cúng giao thừa, chuyên gia nói gì? - 3

Người dân Hà Nội mua đào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn (Ảnh: Hữu Nghị).

Tết Nguyên đán là lớn nhất, còn gọi là Tết Cả. Hai chữ “Nguyên đán” là một danh từ chữ Hán. “Nguyên” nghĩa là đầu; “đán” nghĩa là buổi sớm; “Nguyên đán” là buổi sớm đầu năm…

Tết Nguyên đán khởi đầu từ lễ cúng đêm giao thừa (giao thời, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới) nên bao giờ cũng vào giờ Tý ngày 1/1 theo Âm lịch.

Chuyên gia Phạm Cương nhấn mạnh: “Nếu lấy tiết Lập Xuân (vào 4/2 hoặc 5/2 Dương lịch) để tính giao thừa thì sẽ đảo lộn luôn thời gian của Tết Nguyên đán vốn đã tồn tại từ hàng ngàn năm trong tâm thức của người Việt Nam. Đây là quan niệm sai lệch cần phê phán”.

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch. Theo quan niệm dân gian, cúng giao thừa với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới, xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

 “Đó là nghi lễ quan trọng mỗi gia đình cần phải làm chứ không phụ thuộc vào ngày đó năng lượng tốt hay xấu. Quan niệm là ngày xấu thì không được cúng giao thừa thể hiện cái nhìn lệch lạc và không hiểu ý nghĩa của văn hóa Việt”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Cùng với sự nở rộ của mạng xã hội, ngày càng có nhiều người tự xưng là chuyên gia tâm linh, chuyên gia văn hóa, chuyên gia phong thủy trên mạng xã hội. Họ đưa ra những thông tin khó kiểm chứng, khiến nhiều người lo lắng. Nhiều người vì sợ này, sợ kia mà tin theo.

Trước thực trạng này, các chuyên gia văn hóa cho rằng, nghi lễ cúng giao thừa hay rộng hơn là phong tục thờ cúng tổ tiên, thần linh là một nét đẹp trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt tồn tại hàng ngàn năm, ngày càng được chuẩn hóa và truyền lại qua nhiều thế hệ.

 “Chúng ta nên giữ gìn và thực hiện theo truyền thống của cha ông. Nếu cần tham khảo thì nên tìm đến những kênh thông tin chính thống và các chuyên gia uy tín, không nên nghe những “chuyên gia online” trên mạng đưa những thông tin lệch lạc, hù dọa với mục đích xấu hoặc nhằm tăng tương tác bán hàng, câu view”, ông Phạm Cương nêu quan điểm.



Source link

Cùng chủ đề

Để lễ hội là tín ngưỡng của cộng đồng

Ngày 3/2/2025, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Công điện số 09 về tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất tỵ và Lễ hội xuân 2025. Điểm mới trong Công điện về lễ hội năm nay là quy định rõ việc tham gia lễ hội của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. ...

Nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của CSGT trong kỳ nghỉ Tết

Cử tri và nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng CSGT trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhờ vậy tai nạn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết giảm so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Thị trường vàng biến động

(NLĐO) - Giải pháp để TP HCM tăng trưởng 2 con số; Nhiều điểm mới về tuyển sinh đầu cấp ở TP HCM; Thị trường vàng biến động… là những bài viết đáng chú ý ...

Không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí

(Tổ Quốc) - Ngày 6/2/2025, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau...

Vietnam Airlines vận chuyển gần 2,4 triệu lượt khách dịp Tết Nguyên đán 2025

Giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2025, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) ước vận chuyển gần 2,4 triệu lượt hành khách, tăng gần 16% so với cùng kỳ Tết 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM từng là Quả cầu vàng trẻ nhất nước

(Dân trí) - Là phó giáo sư trẻ nhất quê ở TPHCM năm 2024, TS Đặng Hoàng Phú cũng từng là người trẻ tuổi nhất trong cả nước giành giải thưởng khoa học Quả cầu vàng vào năm 2018 khi chỉ mới 29 tuổi. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa tổ chức lễ vinh danh 12 nhà giáo được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức danh giáo sư, phó giáo sư. Riêng năm...

Thanh Hóa chi gần 17 tỷ đồng tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025

(Dân trí) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế đợt 1 năm 2025, với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng. Khoản kinh phí này được trích từ nguồn cải cách tiền lương năm 2025, trong đó các đơn vị cấp tỉnh nhận hơn 2,9 tỷ đồng và các đơn vị cấp huyện nhận hơn 13 tỷ đồng.Đáng chú ý, Sở Y...

Hấp lực hút nhà đầu tư về khu Đông TPHCM

(Dân trí) - Năm 2025, thị trường bất động sản bước vào chu kỳ mới với nhiều dự báo tích cực. Tại TPHCM, phân khúc căn hộ cao cấp gây chú ý, nhất là các dự án quy mô lớn tại khu Đông, nổi bật là The Opus One. Phân khúc căn hộ cao cấp trong chu kỳ tăng trưởng mớiTheo đánh giá của SSI Research, năm 2025, thị trường nhà đất sẽ phát triển sôi động hơn năm trước...

Thầy giáo gây sốt cộng đồng bởi những bức tranh vẽ bằng phấn

(Dân trí) - Sau 18 năm công tác, thầy giáo Nguyễn Trí Hạnh không những tạo ấn tượng đặc biệt với học sinh mà còn gây sốt cộng đồng mạng bởi những bức tranh được vẽ trên bảng. Thầy Nguyễn Trí Hạnh, một cựu sinh viên ngành Hội họa của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An, đã chọn con đường giáo dục sau khi tốt nghiệp. Hiện tại, thầy là giáo viên Mỹ thuật duy nhất...

Hưng Yên sắp đấu giá 93 lô đất, khởi điểm từ 11 triệu đồng/m2

(Dân trí) - Trong tháng 2, 93 lô đất tại huyện Ân Thi và Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) sẽ được mang ra đấu giá, khởi điểm từ 11 triệu đồng đến 25 triệu đồng/m2. Ngày 16/2, huyện Ân Thi (Hưng Yên) sẽ tổ chức đấu giá 32 lô đất tại thôn Ấp 12, xã Bãi Sậy. Theo đó, các thửa đất có diện tích hơn 83-123m2/lô, giá khởi điểm là 16-21,6 triệu đồng/m2, tương đương 1,3-2,6 tỷ đồng/lô.Hình thức...

Bài đọc nhiều

Linh vật rồng từ thùng giấy của giáo viên mầm non

Mấy ngày qua, hình ảnh linh vật rồng được đăng trên facebook của trường mầm non Họa Mi (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hàng trăm bình luận khen ngợi sự khéo tay của các cô giáo khi tạo hình con rồng khá sinh động từ vật liệu giấy.Theo bà Trần Thị Thúy Kiều, Hiệu trưởng trường mầm non Họa Mi, nhà trường luôn tổ chức trang trí vào mỗi...

Đường phố TP.HCM yên bình, thơ mộng sớm mùng 1 Tết

Sáng 10/2 (mùng 1 Tết) TP.HCM có nắng ấm chan hoà, nhiệt độ buổi sớm khoảng 26 độ C. Tạm gác lại những bộn bề năm cũ, TP.HCM sáng mùng 1 Tết không còn cảnh nhộn nhịp, hối hả như thường ngày. Khoảng 7h, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đoạn dẫn lên cầu Thủ Thiêm ít phương tiện lưu thông. Cầu Ba Son (quận 1) thông thoáng ngày đầu năm Giáp Thìn. Các con đường ở trung tâm như...

Nhập cá chép giá rẻ 1/3, tiểu thương kỳ vọng lãi lớn mùa ông Công ông Táo

Theo các tiểu thương tại chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), dù sát ngày ông Công ông Táo nhưng giá cá chép vàng năm nay có phần rẻ hơn năm trước. Nhập vào 1kg còn khoảng 80.000 đồng, loại khác thậm chí chỉ có 40.000 đồng. Laodong.vn Source link
10:47:00

Dàn hoa hậu, á hậu chụp ảnh xuân cùng linh vật rồng

Hoa hậu Ngọc Châu, Xuân Hạnh, Á hậu Thủy Tiên, Thảo Nhi diện trang phục cảm hứng văn hóa Bắc Bộ, chụp ảnh xuân cùng linh vật năm Giáp Thìn. Hậu trường các người đẹp thực hiện bộ ảnh xuân. Video: Miss Cosmo Vietnam Các người đẹp của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam thực hiện bộ ảnh thời trang nhằm tôn vinh văn hóa truyền thống. Họ hóa thân thành thiếu nữ Bắc Bộ trong các trang phục sử...

Quần thể di tích cố đô Huế mở cửa phục vụ miễn phí trong 3 ngày Tết

Các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí, phục vụ khách tham quan trong 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết. Vnews Source link

Cùng chuyên mục

3 cách làm nước chấm gà luộc ngon cho ngày Tết Nguyên đán

1. Cách làm nước chấm gà luộc với sữa đặc a. Nguyên liệu làm nước chấm gà luộc với sữa đặc Sữa đặc Quất: 4 quả Ớt: 1 quả Gia vị: Đường, tiêu, muối,… b. Cách làm nước chấm gà luộc với sữa đặc ngon Bước 1: Sơ chế qua nguyên liệu Quất rửa sạch, cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt để chế biến. Ớt rửa sạch và để ráo nước. Bước 2: Làm nước chấm Cho 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê đường,...

Chùa cổ Vạn Niên hơn 1000 tuổi bên hồ Tây, có bức tượng Phật 600kg từ ngọc quý

Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ là 364 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Vạn Niên, xưa có tên là Vạn Tuế, được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, tức, tới nay đã hơn 1.000 năm tuổi. Chùa Vạn Niên không quá rộng lớn, nhưng nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, không khí trong lành. Đây là...

Nghìn du khách tập trung ngắm phúc khí cầu hình rồng dài 10m bay lên trời

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024. Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người...

Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm

Tương truyền, vào đời Vua Hùng thứ 18, khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng quân Phan Tây Nhạc được Vua Hùng giao thống lĩnh quân binh đi đánh giặc. Tướng quân Phan Tây Nhạc lĩnh ý vua, nhận đủ quân số và gấp rút ngày đêm luyện rèn binh sĩ. Việc hành quân gấp gáp, nếu binh sĩ không được ăn đúng bữa thì khó có sức đuổi giặc. Ông nghĩ ra cách tổ chức thi...

Mới nhất

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho...

Nô nức hành hương về Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dự Pháp hội Cầu an

(NLĐO)- Từ ngày mùng 10 đến 12 Tết Xuân Ất Tỵ (từ 7 đến 9-2), Đức Gyalwang Drukpa đã chủ trì khai đàn Pháp hội Cầu an...

Chủ tịch CMC: “Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược”

Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược, sẽ giúp đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn. Sáng ngày 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần...

Mới nhất