Trang chủNewsKinh tếHơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”


Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 1.

Theo Tổng cục Hải quan, hết năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép cả nước mang về hơn 20,24 tỉ USD. Mặc dù sụt giảm 3,66 tỉ USD so với mức cao kỷ lục của năm 2022 nhưng giày dép vẫn nằm trong nhóm ngành chủ lực xuất khẩu của VN.

Nhìn lại lịch sử, trừ năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 thì kim ngạch xuất khẩu giày dép của VN những năm qua liên tục gia tăng. Cụ thể, từ năm 1998, giày dép đã tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên và liên tục tiến đến con số 10 tỉ USD, 20 tỉ USD.

Theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021, lần đầu tiên VN chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu với hơn 1,23 tỉ đôi giày trong năm 2020, đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc. Riêng giày vải, VN là nước sản xuất lớn nhất thế giới về giá trị, vượt xa Trung Quốc… Hiện sản phẩm giày dép “Made inVietnam” đã có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh… Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất khi hằng năm chi ra 7 – 10 tỉ USD mua giày dép của VN.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 2.

Ngành da giày VN đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động. Ảnh công nhân tan ca tại Công ty TNHH PouYuen (quận Bình Tân, TP.HCM) tan ca chiều 6.3

Những con số này thể hiện rõ nhất qua việc hàng loạt tập đoàn nổi tiếng thế giới đã chọn VN làm trung tâm sản xuất giày dép để bán ra toàn cầu. Cụ thể, Adidas và Nike, 2 “người khổng lồ” giày thể thao, đều đã lựa chọn VN là trung tâm sản xuất chính cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Báo cáo năm 2020 của Adidas công bố có đến 98% sản xuất tập trung ở khu vực châu Á, trong đó VN chiếm tới 40%. Hay Nike cũng công bố mỗi năm sản xuất khoảng 600 triệu đôi giày và 50% trong số đó được sản xuất tại VN, đồng thời 50% nguyên liệu cho chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike cũng từ VN. 

Tại một hội thảo của ngành hàng thể thao diễn ra vào tháng 9.2023 do Liên đoàn ngành hàng thể thao thế giới (WSGI) phối hợp với Phái đoàn VN tại Geneva (Thụy Sĩ) tổ chức, ông Bertrand Tison, quan chức phụ trách quan hệ công chúng ở châu Âu của Decathlon, thông tin VN là cơ sở sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới của Decathlon với 130 nhà máy đối tác và 7 cửa hàng bán lẻ, 400 nhân viên…

“Báo cáo nghiên cứu về ngành da giày ở VN, 2022 – 2031” của Research and Markets, một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, công bố trong năm 2022 cho biết, tính đến cuối năm 2021, VN có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh TP.HCM. Hai thương hiệu khổng lồ trong ngành giày dép toàn cầu là Nike và Adidas đã chọn VN làm nơi sản xuất chính, và một phần của chuỗi giày dép toàn cầu đang dần chuyển từ Trung Quốc sang VN vì chi phí thấp hơn. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự khởi sắc của xuất khẩu giày dép VN là do VN đã ký kết các hiệp định thương mại có lợi cho xuất khẩu với châu Âu và Mỹ. Trong đó, Hiệp định Thương mại tự do VN – EU (EVFTA) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang EU chiếm khoảng 40%. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp xuất khẩu giày dép của VN sang Canada và Mexico tăng vọt…

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 3.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 4.

Trong khi xuất khẩu giày dép của VN ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu thì ngược lại trong nước lại khá èo uột. Cách đây hơn 12 năm, khi chỉ là một DN siêu nhỏ với vài chục công nhân, nhưng Công ty giày Viễn Thịnh đã thuyết phục được khách hàng và từng bước tham gia vào thị trường nội địa vốn có gần 90% sản phẩm là hàng từ Trung Quốc. Ông Trần Thế Linh, Giám đốc công ty Viễn Thịnh, cho biết đích thân ông đã phải ra chợ thuyết phục từng tiểu thương để các sản phẩm của công ty được có mặt trên các sạp hàng. Thuyết phục bằng chất lượng, giá cả, mẫu mã, chế độ hậu mãi, bảo hành, các sản phẩm giày dép của Viễn Thịnh từng bước chinh phục được thị trường trong nước. 

Thế nhưng, vài năm gần đây, công ty không thể cạnh tranh được sản phẩm giá thấp xuất hiện ồ ạt nên chỉ chỉ làm hàng xuất khẩu. Theo ông Trần Thế Linh, hàng giá thấp của Trung Quốc vẫn đang chiếm hơn 80% thị phần tại VN; số còn lại thuộc về các thương hiệu cao cấp nước ngoài và một ít cơ sở sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính là hàng từ Trung Quốc có giá bán quá thấp. Cụ thể, một đôi giày da nữ của Trung Quốc chỉ bán khoảng 220.000 – 250.000 đồng do giá thành sản xuất chỉ ở mức 150.000 đồng. Trong khi đó DN trong nước để sản xuất một đôi giày da thì giá khoảng 200.000 – 220.000 đồng và phải bán đến 350.000 đồng mới có lãi.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 5.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 6.

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam

“Giá thành rẻ chủ yếu là do số lượng sản xuất lớn. Ví dụ một mẫu giày của Trung Quốc họ sản xuất để bán ra nhiều nước thì làm lên đến cả 100.000 đôi. Trong khi một công ty của VN chỉ có thể sản xuất một mẫu với số lượng từ 2.000 – 5.000 đôi. Cùng một mẫu giày thì vẫn tốn chi phí nghiên cứu thiết kế, bộ khuôn mẫu… Trung Quốc có những khu sản xuất khép kín, từ nguyên phụ liệu đến thành phẩm; trong khi VN không có. Hay như nhiều loại vải, da trong nước cũng không có và các đơn vị phải nhập khẩu nên chi phí cao hơn là dễ hiểu”, ông Trần Thế Linh giải thích.

Ngoài ra, sản phẩm giày dép là hàng thời trang nên cần phải được thay mẫu mã, kiểu dáng mới thường xuyên. Nhưng các DN Việt đa số là công ty siêu nhỏ, cơ sở gia đình… nên không có đủ nguồn lực để nghiên cứu phát triển thiết kế. Hoặc như Trung Quốc cũng có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư ứng dụng công nghệ cao như robot trong sản xuất, gia tăng công suất; trong khi các công ty VN với quy mô nhỏ thì không đủ tiềm lực để đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị…

Tương tự ngành may mặc, sản phẩm giày dép muốn được người tiêu dùng biết đến thì DN cần xây dựng được thương hiệu, song song đó phát triển sản phẩm với chất lượng và giá thành phù hợp. Nhưng câu chuyện thương hiệu của DN Việt là cực kỳ hiếm. Đại diện một công ty sản xuất giày trong nước thừa nhận nhiều thương hiệu giày dép Việt ra đời rất lâu trước đây thì giờ cũng hầu như biến mất. Trong khi đó các tập đoàn nước ngoài đã có thương hiệu toàn cầu, tiềm lực mạnh nên ngày càng mở rộng. Ngược lại, DN trong nước chủ yếu là nhỏ, số lượng đơn vị có trên 1.000 – 2.000 công nhân đếm trên đầu ngón tay, tỷ suất lợi nhuận thấp, chỉ dao động khoảng 5 – 6% nên không đủ nguồn lực đầu tư lớn hơn. DN càng không dám vay ngân hàng để đầu tư do lợi nhuận không đủ trả lãi suất vay. Đó là chưa kể với đặc điểm của ngành này là nghỉ giao mùa 1 – 2 tháng, thiếu đơn hàng… nên chỉ tập trung trả lương để giữ chân công nhân. Do đó hầu như giày dép VN bị mất luôn thị phần ngay sân nhà.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 7.
Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 8.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày – túi xách VN, nói rằng ngành da giày đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động, giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu trên thế giới và sẽ tiếp tục duy trì vị thế này, bởi quốc gia đang đứng thứ ba là Indonesia vẫn cách xa VN về sản lượng. Nhưng VN cũng cách xa vị trí thứ nhất của Trung Quốc. Hay nói cách khác, hai vị trí thứ nhất và thứ hai về xuất khẩu giày dép của thế giới sẽ khó có sự thay đổi trong thời gian ngắn. VN vẫn có những thuận lợi về địa chính trị. Đồng thời thuế nhập khẩu giày dép từ VN vào nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada… đã giảm mạnh khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, để có sự bứt phá rõ rệt cũng sẽ khó khi ngành này vẫn tồn tại hàng loạt vấn đề cần thay đổi và điều này đã được nhắc đến nhiều năm qua. Đó là phải phát triển công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ, tự động hóa cũng như đáp ứng các yêu cầu mới ngày càng cao của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), sản xuất xanh… 

Hiện tại, gần 80% giá trị xuất khẩu của ngành da giày VN vẫn thuộc về các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy điều quan trọng nhất là phải tăng giá trị của giày dép VN trong hoạt động xuất khẩu mà không cần phải thúc đẩy gia tăng số lượng. Để có được sản phẩm giá trị cao hơn thì phải có đầu tư, gia tăng ứng dụng công nghệ, nghiên cứu phát triển thiết kế, chuyển sang sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh… Muốn thay đổi những điều đó và đưa ngành da giày VN có sự tăng trưởng mạnh hơn thì đòi hỏi cả một chính sách toàn diện, chứ không đơn thuần chỉ có mỗi DN tự bơi hay một vài chính sách riêng lẻ.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 9.

Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng các ngành truyền thống như dệt may, da giày đã có bước phát triển mạnh trong gần 10 năm qua. Điều đó xuất phát từ những thuận lợi như VN được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực chế biến, chế tạo nói chung. Nhiều tập đoàn lớn trong ngành da giày đã đặt VN trong chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng sản xuất tại VN như Nike, Adidas. 

Song song, VN trong khối ASEAN cũng là một quốc gia tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó hàng rào thuế quan cũng được giảm hay gỡ bỏ, giúp sản phẩm VN gia tăng sự cạnh tranh. Các yếu tố trên thúc đẩy sản phẩm sản xuất từ VN có thêm nhiều thị trường mới, mở rộng thị phần trên thế giới. Đồng thời, các chính sách cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN trong nước, thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ cao… cũng góp phần thúc đẩy công ty thuần Việt gia tăng khả năng liên kết, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 10.

Sản xuất tại Công ty TNHH Giày Viễn Thịnh (KCN Long Hậu, H.Cần Giuộc, Long An) – công nhân

Thế nhưng từ sau đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và có nhiều thay đổi. Chẳng hạn, sản phẩm phổ thông vốn là thế mạnh của VN bị giảm mạnh hơn; trong khi nhu cầu về sản phẩm chuyên biệt, đặc thù gia tăng. Hay chi phí sản xuất của VN liên tục gia tăng trong khi các nước sản xuất mặt hàng tương tự vẫn duy trì được chi phí đầu vào thấp. Một vấn đề khác là VN chậm chuyển đổi sang sản xuất xanh cũng khiến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước bị yếu đi. Đây là những thách thức cho DN trong nước.

“Lợi thế về nhân công giá rẻ của VN hiện nay hầu như không còn là yếu tố chính để có thể cạnh tranh được. Vì vậy cần phải gia tăng đổi mới công nghệ, nâng cao quản trị, đội ngũ lao động và kết nối để tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất với các công ty FDI ngay chính tại VN. Một số DN thuần Việt cũng đang cố gắng vươn lên thì vẫn phải tập trung ở các yếu tố đầu vào như nguyên phụ liệu, nghiên cứu thiết kế kiểu dáng. Chính phủ có thể xem xét hỗ trợ để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày để giảm dần số lượng mua từ Trung Quốc. Tập trung xúc tiến thương mại kết nối cho DN trong nước với các tập đoàn sản xuất toàn cầu ngay tại VN và sau đó mới quảng bá ra nước ngoài”, TS Nguyễn Quốc Việt chia sẻ thêm.

Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”- Ảnh 11.



Source link

Cùng chủ đề

“Rộng cửa” xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị mặt hàng giày dép sang thị trường Chile. Dù không thuộc top 5 thị trường xuất khẩu giày dép lớn...

Xuất khẩu giày dép duy trì tăng trưởng 2 con số

Indonesia tiếp tục tăng sức ép cạnh tranh với giày dép Việt Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê, 9 tháng năm 2024 giày dép hàng xếp thứ 5/7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Cũng như dệt...

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành da giày Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành da giày hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động với hơn 1,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Đặc biệt, kể từ khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra một kỉ nguyên...

Phân bón tiếp tục đứng đầu danh sách tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga

Việt Nam nhập khẩu 1,25 triệu tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc Xuất khẩu phân bón của Việt Nam thu về hơn 420 triệu USD Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 2,74 tỷ USD, tăng 45,5% so...

Thêm xung lực mở rộng xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ

Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép Indonesia tiếp tục tăng sức ép cạnh tranh với giày dép Việt Thị trường tiềm năng Ấn Độ là một trong 7 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Mối quan hệ truyền thống hữu nghị được xây dựng qua nhiều năm với những thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểu tóc siêu xinh sẽ phủ sóng năm 2025, bạn không nên bỏ lỡ

Có khá nhiều cô gái, chàng trai luôn chọn thời điểm đầu năm mới để đổi kiểu tóc mới....

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Bài đọc nhiều

Miền Bắc tiếp đà tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 18/12/2024 ghi nhận có sự biến động giá tại các tỉnh thành miền Bắc. Còn miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đi ngang. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (18/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự đà tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội cùng tăng 1.000 đồng/kg. ...

Đồng Yen Nhật duy trì ở mức thấp

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 25/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 25/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY, giảm 0,4 đồng ở chiều mua và giảm 0,42 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 1,01 đồng ở chiều mua và tăng...

Tỷ giá Yen Nhật đà giảm chưa dừng, chờ đợi tín hiệu mới từ BoJ

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 19/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 19/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 160,36 VND/JPY và tỷ giá bán là 169,73 VND/JPY, giảm 0,86 đồng ở chiều mua và giảm 0,91 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 0,16 đồng ở chiều mua và chiều...

Đồng Yen Nhật nối tiếp xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 26/5/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 26/5/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 157,13 VND/JPY và tỷ giá bán là 166,31 VND/JPY. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen tương đương với mức 158,01 VND/JPY chiều mua và 167,71 VND/JPY chiều bán. Tại Ngân hàng BIDV, tỷ giá Yen Nhật...

Tòa nhà văn phòng xanh ngày càng thu hút khách thuê

Xu hướng khách thuê ngày càng chú trọng đến các yếu tố xanh và bền vững, thể hiện qua việc các tòa nhà chất lượng cao và đạt chứng nhận xanh nhận được sự quan tâm cao. Cuối tháng 6/2024, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chính thức khai trương Tòa nhà E.town 6 tại quận Tân Bình (TP.HCM) sau nhiều năm thi công. Dự...

Cùng chuyên mục

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và được ông chia sẻ về một trong những dấu ấn thành công trong hoạt...

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025: Tiếp tục đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025 tiếp tục chứng kiến đi ngang trên khắp các tỉnh thành. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Giá heo hơi hôm nay...

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc đứng yên, hiện...

Giá tiêu hôm nay 27/1/2025, trong nước ổn đinh, đi ngang

Giá tiêu hôm nay 27/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 27/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 27/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước ngày thứ 3 kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có xu hướng đi ngang, ổn định...

Món hàng đắt khách dịp Tết, nhưng có tiền tỷ hãy nghĩ tới chuyện khởi nghiệp

Mỗi tác phẩm lan kết hợp gỗ lũa đều độc bản, được sáng tác ngẫu hứng dựa trên dáng lũa. Muốn khởi nghiệp ngành này, phải có tư duy thẩm mỹ cao và lưng vốn chí ít cũng tiền tỷ. Những ngày giáp Tết, hơn 10 thợ trong xưởng sản xuất lan hồ điệp kết hợp gỗ lũa của Botanic Garden ở phường Tứ Liên (Hà Nội) làm không ngơi tay. Hai ông chủ thuộc thế hệ 8x là Nguyễn...

Mới nhất

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành...

Quan tâm chăm lo Tết cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, Hội NCT huyện Hóc Môn phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, thăm hỏi, tặng quà cho NCT có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện... Hội NCT huyện vận động các nhà hảo tâm, chăm lo Tết cho NCT có hoàn cảnh khó khăn gồm 90 suất...

‘Đổ bê tông’ trước khi uống rượu, có giảm say?

Nhiều người mách nhau ăn thật no trước khi uống rượu sẽ giúp giảm say rượu hơn. Điều này có đúng? Tác hại của...

Nhìn lại năm Giáp Thìn của loạt đại gia bất động sản

(Dân trí) - Năm vừa qua, có đại gia tuổi Thìn thu về 2.600 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần nhưng cũng có vị bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Chủ tịch Tập đoàn Kinh BắcBà Mai Trần Thanh Trang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và...

Bến Bình Đông: Thương hồ ngóng khách

(NLĐO) - Đến hẹn lại lên, từ 20 tháng Chạp, ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây bắt đầu đổ về chợ hoa Xuân "Trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông ...

Mới nhất

Chuyện bây giờ mới kể