Trang chủNewsKinh tếXuất khẩu phập phồng vì cước tàu tăng phi mã

Xuất khẩu phập phồng vì cước tàu tăng phi mã


Cước vận tải biển tăng gấp đôi, có nơi đến 5 – 6 lần

Ngày 1.2, trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty thực phẩm Duy Anh (Duy Anh Foods), cho hay giá cước vận chuyển hàng container đi châu Âu tăng quá nhanh khiến khách hàng than trời. Theo đó, lượng hàng và giá cả khách đặt mua cũng có phần siết hơn. Chẳng hạn, cước lô hàng đi Đức trước khoảng 1.000 USD, nay tăng trên 5.000 USD. Đáng nói, các hãng tàu đã thông báo giá cước vận tải biển tiếp tục tăng từ tháng 2 do chi phí bảo hiểm, tàu đi đường vòng kéo dài thời gian hơn, chi phí tăng hơn.

Ông Toàn cho biết công ty xuất hàng theo giá FOB nên các đơn hàng cũ không bị tăng chi phí, nhưng phía đối tác do phải trả thêm cước quá cao khiến việc đặt hàng của họ chững lại. Một số khách hàng tiềm năng giảm mua hàng và đề nghị đàm phán lại giá cả. “Những diễn biến khó lường của thế giới khiến cả bên bán lẫn bên mua đều rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp (DN) nỗ lực giảm giá bán, đưa ra mức giá cạnh tranh nhất có thể. Nếu giảm nữa, chắc chắn không có lãi, thậm chí lỗ”, ông Toàn chia sẻ.

Cước vận tải biển tăng liên tục, DN xuất nhập khẩu đối mặt  khó khăn mớiẢnh: NG.NGA

Cước vận tải biển tăng liên tục, DN xuất nhập khẩu đối mặt khó khăn mới

Tương tự, một số DN xuất khẩu hàng dệt may đi các nước châu Âu và châu Phi phản ánh một số lô hàng của họ đã bị “lênh đênh trên biển” hơn 1 tháng nay do tàu chở hàng không dám cập cảng trong bối cảnh xảy ra giao tranh trên vùng biển Đỏ. “Hàng không đến cảng, khách chưa nhận đồng nghĩa với việc không chuyển thanh toán để hoàn tất đơn hàng cũ và đặt cọc cho đơn hàng mới. Trong khi đó, nguyên vật liệu chuẩn bị cho đơn hàng mới, chúng tôi đã chuẩn bị xong”, đại diện Công ty may mặc Dony (TP.HCM) nói.

Với hàng nông sản, nhiều DN buộc phải xuất khẩu và chia chi phí vận chuyển với đối tác để có thể duy trì hoạt động. Ở thời điểm hiện tại, việc đưa cà phê từ nguồn cung lớn nhất là VN sang EU đã gặp không ít khó khăn vì căng thẳng trên biển Đỏ. Nhiều DN xuất khẩu cà phê cho biết, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ vì cước tàu tăng gấp đôi, gấp ba lần bình thường. Các DN phải tạm ngưng xuất hàng, đàm phán lại phí vận chuyển với đối tác theo hình thức chia sẻ 50/50.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, so sánh giá cước vận chuyển hàng đi các thị trường trong tháng 1 so với cuối năm 2023 tăng chóng mặt, mức tăng thấp nhất là gấp đôi. So với mấy tháng trước, có thị trường tăng gấp 5 – 6 lần. Chẳng hạn, so với cuối năm 2023, hàng đi Mỹ từ gần 2.000 USD lên 4.500 – 5.000 USD/container. Đáng kể nhất là hàng hóa đi thị trường EU tăng mạnh từ mức 600 USD lên 4.000 USD/container. “Cứ mỗi sáng mở mắt ra là lại thấy mọi chi phí đều tăng, đặc biệt là cước tàu biển”, ông Thông than thở.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), bất ổn ở biển Đỏ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu khiến các hãng tàu phải định tuyến lại tuyến đường của họ. Hành trình vận chuyển giữa châu Á, châu Âu và bờ đông Bắc Mỹ trở nên dài hơn, đẩy giá cước vận tải tăng mạnh, kèm theo là bảo hiểm hàng hóa tăng. “Thách thức mới và lớn của thương mại thủy sản toàn cầu năm nay là vận tải biển qua cả kênh đào Suez và Panama đều gặp khó. Nguy cơ hàng hóa bị ứ đọng, thiếu tàu container và container rỗng. Sự cố này sẽ chi phối chuỗi cung ứng và có nguy cơ làm cho tình trạng lạm phát toàn cầu nghiêm trọng hơn”, đại diện VASEP nhấn mạnh.

Doanh nghiệp khó chồng khó

Bà Nguyễn Thị Kim Huyền, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Global Maritime Services, DN hoạt động trong lĩnh vực logistics và giao nhận hàng hóa, thông tin: Ngoài căng thẳng trên biển Đỏ khiến cước tàu biển đi châu Mỹ, châu Âu tăng mạnh, từ giữa tháng 1 đến nay, tuyến vận tải biển trong khu vực châu Á cũng tăng giá theo. Nguy hiểm nhất là thị trường đang xảy ra tình trạng thiếu vỏ container, nhất là container hàng lạnh. Tình trạng này có khả năng kéo dài đến hết quý 2, tạo áp lực lớn với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của VN cũng như thế giới.

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển sản xuất – thương mại Sadaco TP.HCM, bổ sung: Không chỉ cước tàu mà phí bảo hiểm cũng tăng quá nhanh và liên tục. Đáng nói là xuất hiện “hiệu ứng domino” trong cước tàu biển, không chỉ các tuyến đi châu Âu và Mỹ mà hầu hết những tuyến vận tải biển khác đều tăng phí vì không có container rỗng quay lại. Trong khi gỗ là mặt hàng ít thiết yếu, người tiêu dùng sẵn sàng cắt giảm chi tiêu khi kinh tế khó khăn nên đơn hàng vốn đã ít thì nay lại tiếp tục giảm. “DN chỉ biết chấp nhận trả cước phí cao hơn, cắt giảm lợi nhuận vốn đang rất mỏng. Nếu có thể, chỉ mong nhà nước nghiên cứu hỗ trợ bằng việc giảm bớt các chi phí dịch vụ hàng hóa nội địa, nhất là các dịch vụ cảng biển”, ông Mạnh đề xuất.

Trước tình hình trên, Cục Hàng hải (Bộ GTVT) mới đây đã có báo cáo gửi Bộ GTVT, cảnh báo giá cước vận tải container sẽ tiếp tục tăng cao do tình hình xung đột ở Trung Đông có khả năng lan rộng. Mặc dù các hãng tàu chưa có báo cáo chính thức về tình trạng thiếu hụt vỏ container như trong thời đại dịch Covid-19, tuy vậy Cục Hàng hải cũng cảnh báo sự thiếu hụt container rỗng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá sắp tới.

Điều này tạo áp lực cho các DN khi xuất khẩu các đơn hàng đã ký trước đó, giá thành sản phẩm sẽ phải cõng thêm một khoản chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa VN so với các đối thủ khác trong khu vực. Cục Hàng hải dự báo trong năm 2024, DN xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cước container, tăng thời gian vận chuyển, tăng đơn hàng đặt chỗ, tăng hoãn đơn hàng và tăng các loại phụ phí.

Tại báo cáo này, Cục Hàng hải cũng cho biết đã giao cho Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, TP.HCM, Vũng Tàu phối hợp với các chi cục hàng hải để làm việc với các hãng tàu có tuyến đi châu Âu, châu Mỹ nhằm đánh giá tình hình, biến động giá cước, khả năng cung cấp nguồn tàu và đặc biệt tăng cường giám sát việc thực hiện niêm yết giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container và phụ thu của các hãng tàu theo đúng quy định.

Trong khi đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics báo tin các hãng tàu đã có thông báo tăng giá cước, áp dụng từ hôm qua (1.2), mức tăng từ 7 – 10% so đầu tháng 1. Chuyên gia logistics Nguyễn Lý Trường An, Phó giám đốc Công ty SeaAir Global, nhận định: “Căng thẳng tại biển Đỏ khiến thị trường biến động, giá cước tăng gấp 2 – 3 lần, một số tuyến có thể tăng cao hơn. Song thị trường logistics, vận tải biển khó rơi vào cảnh lũng đoạn như thời Covid-19. Tuy nhiên, DN vẫn đang chập chững phục hồi, khó khăn bủa vây, việc tăng giá cước vận tải biển và tăng liên tục là “cú bồi”. Nếu sức khỏe yếu, chắc chắn sẽ có thêm DN bỏ cuộc chơi lúc này hoặc sống lay lắt qua ngày, tất nhiên khả năng cạnh tranh, phục hồi yếu đi”.

Hoạt động sản xuất kinh doanh phải vận hành và tranh nhau từng đơn hàng. VN không có hãng tàu vận tải biển để đối trọng với các hãng tàu quốc tế. Chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu biển thế giới, nên giá họ thông báo thế nào, chúng ta buộc phải áp theo vậy. Các cuộc đàm phán nói chung vẫn chỉ mang tính hình thức, bởi ngay chính hãng tàu phải chấp nhận rủi ro, mua phí bảo hiểm lớn cho hàng hóa họ vận chuyển. Vấn đề là chia sẻ chi phí nhưng chi phí này quá lớn…

Ông Nguyễn Lý Trường An, Phó giám đốc Công ty SeaAir Global



Source link

Cùng chủ đề

VIMC lãi hơn 4.900 tỷ đồng năm 2024

Nhờ triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và tăng trưởng thị trường, thị phần, Tổng công ty Hàng hải VN (VIMC) đã đạt kết quả sản xuất kinh doanh tích cực trong năm 2024. ...

Nợ hàng ngàn tỉ đồng ?

(NLĐO) - Theo các cơ quan chức năng, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức mắc nhiều vi phạm trong kinh doanh, có số nợ tồn đọng lớn ...

“Ông lớn hàng hải” VIMC và khát vọng vươn ra biển lớn

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn tới để sớm đưa ngành hàng hải ra biển lớn. ...

Cảng biển ảnh hưởng gì khi có liên minh hãng tàu mới?

Việc tái cấu trúc các liên minh hãng tàu trên thế giới dự kiến sẽ thay đổi thị trường vận tải biển, ảnh hưởng tới các cảng biển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. ...

“Ông lớn” hàng hải VIMC tìm kiếm cơ hội ở thị trường Ấn Độ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đặt mục tiêu phát triển chuỗi dịch vụ trọn gói và kết nối hiệu quả để thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn Độ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 25/1/2025 chững lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 25/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 24/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong tuần và gần chạm mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng nhẹ...

Hòa Phát ra mắt máy lọc nước Hydrogen ion kiềm công nghệ mới

Dòng sản phẩm tích hợp công nghệ điện phân màng ngăn tiên tiến mang đến giải pháp nước sạch chất lượng cao cho người tiêu dùng. Tháng 1/2025, Hòa Phát giới thiệu bộ sưu tập máy lọc nước Hydrogen ion kiềm HyperS, đánh dấu bước tiến mới trong phân khúc thiết bị lọc nước cao cấp. Sau hai năm có mặt trên thị trường, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ điện phân màng...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. ...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Mới nhất

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Mới nhất