Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhEU đã có cách giải quyết tài sản Nga bị đóng băng,...

EU đã có cách giải quyết tài sản Nga bị đóng băng, tạo tiền lệ chưa từng có, ‘bước ngoặt’ trong luật pháp quốc tế?


Ủy ban của PACE vừa thông qua dự thảo nghị quyết về tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa.

EU đã có cách giải quyết tài sản Nga bị đóng băng, tạo tiền lệ chưa từng có, ‘bước ngoặt’ trong luật pháp quốc tế?
EU đã có cách giải quyết tài sản Nga bị đóng băng, tạo tiền lệ chưa từng có, ‘bước ngoặt’ trong luật pháp quốc tế? (Nguồn: Getty Images)

Điều từng bị coi là một ý tưởng kỳ quặc cách đây hai năm – rằng tài sản Nga bị đóng băng có thể được sử dụng để chi trả cho việc tái thiết Ukraine bị tàn phá do xung đột quân sự – đang dần trở thành hiện thực. Đây rất có thể trở thành một tiền lệ mang tính bước ngoặt trong luật pháp quốc tế.

Ủy ban Chính trị của Hội đồng Nghị viện, Hội đồng châu Âu (PACE) đã chính thức thông qua dự thảo nghị quyết về việc tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa và việc sử dụng chúng để hỗ trợ Ukraine tái thiết.

Thông báo này đã được nêu trong một tuyên bố vừa công bố trên trang web PACE.

Trong dự thảo nghị quyết dựa trên báo cáo của ông Lulzim Basha (Albania, EPP/CD), Ủy ban thông báo, “Nga với tư cách là một bên trong cuộc xung đột với Ukraine, nên bồi thường đầy đủ cho Kiev, bao gồm cả việc phá hủy cơ sở hạ tầng, khó khăn về kinh tế và các tác động tiêu cực khác…”.

Thông tin của PACE nêu rõ, khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phong tỏa hiện nay “sẽ được sử dụng để tái thiết Ukraine”.

Các nghị sĩ chỉ ra rằng đến tháng 6/ 2023, thiệt hại được ghi nhận đối với cơ sở hạ tầng và nền kinh tế Ukraine do chiến dịch quân sự của Nga ước tính lên tới 416 tỷ USD.

Ủy ban PACE khuyến nghị thành lập “một cơ chế bồi thường quốc tế” dưới sự bảo trợ của Hội đồng châu Âu, bao gồm một quỹ ủy thác quốc tế để gửi tài sản Nga do các quốc gia thành viên và không phải thành viên Hội đồng châu Âu nắm giữ và một cơ chế quốc tế “vô tư và hiệu quả”. Theo đó, Ủy ban khiếu nại, hoạt động theo các chuẩn mực tư pháp được công nhận, để xét xử các khiếu nại của Kiev và các thực thể khác bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự đặc biệt đã kéo dài gần 2 năm.

PACE kêu gọi các quốc gia thành viên và không phải thành viên EC đang nắm giữ tài sản Nga “tích cực hợp tác” trong việc chuyển những tài sản này sang cơ chế như vậy – với sự hỗ trợ của EU, Mỹ và G7. Ủy ban này viện dẫn luật pháp quốc tế, theo đó, các quốc gia có thẩm quyền ban hành các biện pháp đối phó với quốc gia bị cho vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.

“Bây giờ là lúc các quốc gia thành viên EC chuyển từ biện pháp trừng phạt sang các biện pháp đối phó”, Ủy ban cho biết và nói thêm rằng tính hợp pháp của các biện pháp đối phó đó vẫn “không thể chấp nhận được” trong khuôn khổ quyền miễn trừ chủ quyền.

“Bây giờ là lúc các quốc gia thành viên EC chuyển từ các biện pháp trừng phạt sang các biện pháp đối phó”. Ngoài ra, PACE cũng nói thêm rằng, tính hợp pháp của các biện pháp đối phó như vậy “không thể công kích được” trong khuôn khổ quyền miễn trừ chủ quyền.

Như vậy, EC đã quyết định “đi đầu” trong việc bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine và người dân nước này, bằng cách loại Nga khỏi tư cách thành viên của mình và thiết lập “Đăng ký thiệt hại” để ghi lại thiệt hại, mất mát hoặc thương tích của Ukraine, như một bước đầu tiên hướng tới việc buộc Nga phải chịu trách nhiệm về chiến dịch quân sự.

Ủy ban PACE kết luận rằng, với từng bước như vậy sẽ đạt gấp ba mục tiêu là củng cố Ukraine, đảm bảo trách nhiệm giải trình của Nga và ngăn chặn các nguy cơ trong tương lai. Đại Hội đồng toàn châu Âu – quy tụ các nghị sĩ từ 46 quốc gia thành viên sẽ tranh luận về báo cáo này vào thời điểm thích hợp.

Mới đây (24/1), Ủy ban Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua đạo luật giúp Washington tịch thu tài sản Nga và giao chúng cho Ukraine để tái thiết sau chiến dịch quân sự do Moscow phát động tại Ukraine.

Nếu Dự luật trên được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua, cũng như được Tổng thống Joe Biden ký thành Luật, đạo luật này sẽ mở đường cho việc Washington lần đầu tiên tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương từ một quốc gia mà nước này không có chiến tranh.

Trong những ngày đầu của xung đột Nga-Ukraine (2/2022), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã từng kịch liệt bác bỏ ý tưởng tịch thu tài sản Nga vì cho rằng nó không “được phép về mặt pháp lý”. Nhưng ý tưởng này gần đây đã có động lực mới – được thúc đẩy một phần do Nga vẫn tiếp tục quyết đoán trong cuộc xung đột, một phần động lực là do lo ngại ngày càng tăng về “tương lai ngắn hạn” của nguồn viện trợ cho Kiev từ Mỹ và phương Tây.

Về phía Ukraine, ngày 27/1, trong bài phát biểu video hàng đêm trước quốc dân, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra khá sốt ruột, lên tiếng khẳng định rằng – tất cả tài sản Nga và tài sản của các cá nhân có liên kết với Nga phải được sử dụng để bù đắp những gì Moscow đã tạo. Ông Zelensky cũng thúc giục EU về gói trừng phạt mới của đối với Nga.

“Tôi muốn lưu ý kết quả liên lạc với các đối tác của chúng tôi về tài sản Nga. Trong tháng này, chúng tôi đã tiến gần hơn đến quyết định mà chúng tôi cần, đó sẽ là một quyết định công bằng”, ông Zelensky nói.

Theo đó, tất cả tài sản của Nga, kể cả tài sản của các cá nhân liên quan – nằm ở các khu vực pháp lý khác nhau và đang bị đóng băng phải bị tịch thu. Và chúng tôi đang làm mọi thứ để đảm bảo rằng, quyết định này sẽ có kết quả trong tương lai gần”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

Nếu tài sản Nga đang bị đóng băng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, bị châu Âu hay Mỹ định đoạt, đây sẽ là một động thái chưa từng có trong luật pháp quốc tế.

Bài viết của Foreignpolicy bình luận, trước đây, việc tịch thu tài sản nhà nước tương tự đã từng xảy ra, đáng chú ý nhất là việc Mỹ thu giữ hàng tỷ đô la từ các quỹ của Iraq được dành để bồi thường cho Kuwait sau xung đột năm 1990. Nhưng khả năng tịch thu hàng trăm tỷ USD – gần một nửa tổng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga – sẽ là một sự thay đổi đáng kể trong cách các nước phản ứng với một quốc gia khác, với khả năng tái định hình luật pháp quốc tế, liên quan những cuộc xung đột trong tương lai.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Để ngoại giao thành phố trở thành công cụ đắc lực cho nền y tế toàn cầu

Sự kết nối giữa các thành phố đang ngày càng rộng mở hơn và cần trở thành trọng tâm trong ngoại giao y tế toàn cầu.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách "ấm áp". Kết quả là Tokyo đã tránh được "mức thuế chết người" mà ông Trump áp đặt đối với các đồng minh khác của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Apple mở rộng chương trình tự sửa chữa cho Mac M4

Người dùng các mẫu Mac mới nhất giờ đây có thể tự mua linh kiện chính hãng từ Apple để thực hiện sửa chữa tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian, chí phí.

Bài đọc nhiều

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồng

VN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồngVN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600...

Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển...

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang quyết định huỷ hơn 100 dự án, Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch siêu dự án khu đô thị nghỉ dưỡng gần 44.000 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Cùng chuyên mục

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng sốc, chênh lệch bất ngờ với giá vàng miếng SJC

(NLĐO) - Giá vàng thế giới tối 10-2 tiếp tục lập đỉnh mới - vượt 2.900 USD/ounce, chỉ còn thấp hơn vàng miếng SJC chưa tới 2 triệu đồng/lượng ...

HDBank khởi động mùa ưu đãi lớn nhất năm

HDBank ra mắt các chương trình ưu đãi đặc biệt, với tổng giá trị gần 20 tỉ đồng cùng không gian trải nghiệm số hóa đầy màu sắc Tết Việt. Các giải thưởng khác bao gồm xe máy Honda Airblade 125i, iPhone 16 Pro...

Xác định nguyên nhân gây sạt trượt ở Khu công nghiệp Nhân Cơ

Sở Xây dựng Đắk Nông xác định nguyên nhân gây sạt trượt 5 lần tại Khu công nghiệp Nhân Cơ là do mạch nước ngầm ứ đọng bên trong khối đất, không được giải thoát. Từ kết luận nêu trên, Sở Xây dựng Đắk...

Sức ép còn đến từ cổ phiếu thép?

(NLĐO) - Trong phiên 10-2, cổ phiếu ngành thép rớt giá đồng loạt khi Mỹ tuyên bố sớm áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu từ các quốc gia. ...

Mới nhất

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. ...

Bưởi có bộ phận là ‘thần dược đại bổ’, chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Trong khi tép bưởi thơm ngon và mọng nước được yêu thích, vỏ bưởi thường bị bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ít ai biết rằng bưởi đã được sử dụng...

Hội nghị tổng kết công tác thi đua và trao khen thưởng của Tổ chức công đoàn năm 2024

(MPI) - Ngày 10/02/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua và trao khen thưởng của Tổ chức công đoàn các cấp để ghi nhận các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng cơ quan và tổ chức...

Vì sao khối ngành sức khỏe luôn ‘nóng’?

Khối ngành sức khỏe luôn thu hút sự quan tâm của thí sinh trong xét tuyển ĐH. Năm 2025, thí sinh xét tuyển...

HDBank khởi động mùa ưu đãi lớn nhất năm

HDBank ra mắt các chương trình ưu đãi đặc biệt, với tổng giá trị gần 20 tỉ đồng cùng không gian trải nghiệm số hóa đầy màu sắc Tết Việt. ...

Mới nhất