Trang chủNewsThế giớiĐiều Thái Lan tìm kiếm từ hiệp định thương mại song phương...

Điều Thái Lan tìm kiếm từ hiệp định thương mại song phương với EU


Trong tuần này, Liên minh châu Âu (EU) và Thái Lan bắt đầu vòng đàm phán thứ 2 về hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, vốn được cho là “cú hích” cho nền kinh tế của “đất nước chùa tháp” và sẽ giúp củng cố chính sách “xoay trục” sang Đông Nam Á của khối 27 quốc gia.

Các cuộc đàm phán thương mại ban đầu giữa EU và Thái Lan, bắt đầu vào năm 2013, đã bị đình trệ vào năm 2014 do cuộc chính biến ở quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) đã “bật đèn xanh” cho việc nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào cuối năm 2019, nhưng phải mãi đến tháng 9/2023 vòng đàm phán đầu tiên mới thực sự diễn ra ở Brussels

Vòng đàm phán thứ 2 dự kiến được tổ chức ở thủ đô Bangkok, từ ngày 22-26/1, và Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Phumtham Wechayachai đã bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc vào đầu năm 2025.

Các cuộc thảo luận mới nhất giữa EU và Thái Lan có thể sẽ căng thẳng. Việc cả 2 bên đều muốn bảo vệ ngành thủy sản của mình đang trở thành trở ngại lớn cho kết quả mong đợi cuối cùng. Phía Thái Lan cho biết, EU đang yêu cầu một thỏa thuận toàn diện hơn và có quy mô lớn hơn những gì nước này đã ký kết trong các FTA mà họ hiện đang có.

EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Thái Lan, sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Thương mại song phương trị giá khoảng 32 tỷ Euro (34,8 tỷ USD) trong 10 tháng đầu năm 2023.

Tìm kiếm “cú hích” kinh tế

Thái Lan, nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á với dân số 71 triệu người, hiện đang phải đối mặt với suy thoái nghiêm trọng nhất trong 2 thập kỷ. Trải qua sự sụt giảm đáng kể về GDP và tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến do xuất khẩu giảm, nước này cũng phải vật lộn khi  ngành du lịch – “xương sống” của nền kinh tế – gặp khó khăn do hậu quả lâu dài của đại dịch Covid-19.

​Trong tuyên bố chính sách đầu tiên trước Quốc hội hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Srettha Thavisin đã chỉ ra rằng nền kinh tế hậu đại dịch của Thái Lan có thể được so sánh với một “người bệnh”. Trong những chính sách cấp bách ngắn hạn, Chính phủ cần kích thích chi tiêu và xoa dịu những khó khăn trước mắt của người dân. Trong các chính sách trung và dài hạn, Chính phủ sẽ nâng cao năng lực của người dân bằng cách tạo thêm thu nhập, giảm chi phí và tạo ra nhiều cơ hội hơn.

Thế giới - Điều Thái Lan tìm kiếm từ hiệp định thương mại song phương với EU

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen bên lề WEF ở Davos, ngày 18/1/2024. Ảnh: Nation Thailand

Do đó, kế hoạch dài hạn của Chính phủ do ông Srettha dẫn dắt bao gồm việc khôi phục thương mại với các đối tác quốc tế, đặc biệt là với EU sau gần một thập kỷ gián đoạn. Theo đó, vòng đàm phán FTA chính thức đầu tiên giữa 2 bên đã diễn ra ở Brussels hồi tháng 9 năm ngoái. Các quan chức thương mại cấp cao khác của Nghị viện châu Âu (EP) đã đến thăm Bangkok vào tháng 12 năm ngoái để thảo luận sâu hơn về FTA.

Bên lề hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, bế mạc hôm 19/1, Thủ tướng Srettha, người đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen.

Nền kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 2,5% vào năm 2023. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan hiện phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao nhất từ EU, ở mức 11,5%, so với 5,6% của Malaysia và 8,1% của Indonesia, theo Economist Intelligence Unit (EIU).

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Tương lai, một tổ chức nghiên cứu học thuật phi lợi nhuận của Thái Lan, một FTA với EU sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hàng năm của Thái Lan thêm 1,2%, trong khi xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm sẽ tăng 2,8%.

Ngoài EU, Bangkok dự định kết thúc các cuộc đàm phán thương mại tự do trong năm nay với Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu – một khối thương mại gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.

Tìm kiếm thỏa thuận “toàn diện”

Đối với EU, các vòng đàm phán FTA với Thái Lan đã bổ sung thêm một quốc gia nữa vào danh sách mong muốn thương mại tự do và củng cố chính sách “xoay trục” sang Đông Nam Á của khối này. Trước đó, Brussels đã có các FTA với Việt Nam và Singapore. Các thỏa thuận khác với Indonesia và Philippines hiện đang được đàm phán.

Đây cũng là một phần trong xu hướng lớn hơn của EU nhằm hàn gắn lại các mối quan hệ với Đông Nam Á, với việc một số quan chức EU và các Bộ trưởng châu Âu đã công du tới khu vực này trong những năm gần đây.

Nếu 2 bên hoàn tất thỏa thuận, EU-Thái Lan FTA sẽ là FTA thứ ba của EU với một quốc gia thành viên ASEAN. Nhưng chặng đường từ đàm phán tới ký kết hiệp định còn nhiều chông gai, đặc biệt là khi tiêu chuẩn châu Âu rất khắt khe.

Thế giới - Điều Thái Lan tìm kiếm từ hiệp định thương mại song phương với EU (Hình 2).

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan hiện phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao nhất từ EU. Ảnh: Bangkok Post

Bà Chotima Iemsawasdikul, Giám đốc Vụ Đàm phán Thương mại Thái Lan, thừa nhận có những thách thức. Bà cho biết, một thỏa thuận thương mại với Brussels “sẽ toàn diện và có tiêu chuẩn cao trong mọi lĩnh vực”, đặc biệt là về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước và tiếp cận thị trường cho hoạt động mua sắm công.

Đây là những lĩnh vực mà Bangkok “chưa bao giờ cam kết” trước đây trong các FTA hiện có, bà Chotima nói với Đài DW của Đức.

DW dẫn các nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán cho biết, Brussels muốn Bangkok thực hiện quy trình đấu thầu các hợp đồng mua sắm công minh bạch hơn. EU cũng đang tìm kiếm khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn cho lĩnh vực dịch vụ và cải thiện các tiêu chuẩn môi trường.

Trong khi đó, các nhà đàm phán Thái Lan muốn EU nới lỏng các hạn chế đối với nhập khẩu nông sản và thủy sản. Và đây có thể là nguyên nhân gây tranh cãi lớn nhất.

“Nút thắt” lớn nhất

Tháng 6 năm ngoái, vài tháng sau khi tuyên bố nối lại các cuộc đàm phán FTA với Thái Lan, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một nghị quyết lập luận rằng “một hiệp định thương mại tự do với Thái Lan có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cá và hải sản đóng hộp của EU”, vốn là nguồn mang lại của cải và việc làm hàng đầu ở các vùng ven biển.

Tương tự, Bangkok cảnh giác với việc làm suy yếu ngành thủy sản của chính mình. Một tháng sau khi nhậm chức, chính quyền của Thủ tướng Srettha cho biết họ sẽ xem xét lại Đạo luật Thủy sản, vốn nhằm trấn áp hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU).

Tuy nhiên, giới chức ngành đánh bắt cá Thái Lan cho biết, điều trên đã tạo ra quá nhiều quy định và hiện đang làm suy yếu ngành này, vốn mang lại giá trị khoảng 3,3 tỷ Euro cho nền kinh tế Thái Lan vào năm 2022.

Thế giới - Điều Thái Lan tìm kiếm từ hiệp định thương mại song phương với EU (Hình 3).

Hải sản khô được bày bán ở Ban Phe, làng chài nổi nằm ở tỉnh Rayong​, bờ biển phía Đông Thái Lan. Ảnh: Routes and Trips

Nhưng gần 90 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã đồng ký một lá thư vào tháng 11 năm ngoái lập luận rằng việc Chính phủ Thái Lan có thể bãi bỏ quy định đối với lĩnh vực này có nguy cơ dẫn đến việc trả lương theo ngày, cho phép lao động trẻ em và làm suy yếu các biện pháp trừng phạt được thiết kế nhằm ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá IUU.

Năm 2019, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa Thái Lan khỏi nhóm “các quốc gia bị cảnh báo” để ghi nhận những tiến bộ của nước này trong việc giải quyết hoạt động đánh bắt cá IUU. Trước đó, Thái Lan đã bị “thẻ vàng” vào năm 2015.

“Bất chấp những thách thức, chính phủ Thái Lan coi việc hoàn tất EU-Thái Lan FTA là ưu tiên hàng đầu”, bà Chotima nói.

“Thái Lan mong muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hiệu quả với EU trong các cuộc họp sắp tới, nhằm tìm kiếm các giải pháp đổi mới và cùng có lợi. Mục tiêu sơ bộ của Thái Lan là ký kết thỏa thuận vào năm 2025”, vị quan chức bổ sung.

Minh Đức (Theo DW, EIAS)





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực chip bán dẫn, Việt Nam duy trì vị trị thứ ba trong quan hệ đối tác thương mại của Hàn Quốc. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MoTIE) và Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc trong năm 2024, sau Trung Quốc và Mỹ. ...

Xuất nhập khẩu Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9/2024 của Singapore đạt 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ 2023. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore đạt gần 953,15 tỷ SGD, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu đạt hơn 500,2 tỷ SGD (tăng 5,91%) và nhập khẩu đạt hơn 452,93 tỷ SGD (tăng 7,64%). Điều này...

Trung Quốc duy trì vị trí là đối tác thương mại số một của ASEAN

Trong năm 2023, giá trị thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 702 tỷ USD, chiếm 19,7% tổng giá trị thương mại của ASEAN và đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại số 1 của ASEAN.

Houthi ở Yemen chiếm Văn phòng LHQ, Ba Lan mua trực thăng tấn công của Boeing, Ukraine nhận 4,2 tỷ Euro từ EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/8.

ASEAN tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc

Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Malaysia trong ASEAN Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục giữ vị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Bỏ qua nỗ lực của Mỹ, Saudi Arabia từ chối thiết lập quan hệ với Israel nếu không có nhà nước Palestine

Saudi Arabia ngày 5/2 khẳng định sẽ không thiết lập quan hệ với Israel trừ khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Mỹ điều máy bay ném bom tuần tra ở Biển Đông, Trung Quốc phản ứng

Không quân Philippines và Mỹ hôm nay 4.2 đã tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận, theo Reuters. ...

Mexico tung 10.000 quân tới biên giới với Mỹ sau cuộc nói chuyện quyết định giữa nguyên thủ hai nước

Ngày 4/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, nước này đã bắt đầu triển khai 10.000 quân tới biên giới như đã cam kết với người đồng cấp Mỹ Donald Trump để đổi lấy việc trì hoãn áp thuế 25% lên hàng hóa xuất khẩu.

USAID vào tầm ngắm tinh gọn của Tổng thống Donald Trump, tương lai sẽ về đâu?

Thông qua việc thu gọn Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo khoản viện trợ nước ngoài trị giá hàng chục tỷ USD của Washington trên toàn cầu phù hợp với chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết".

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Cùng chuyên mục

Sắp diễn ra cuộc gặp Trump-Putin, Nga không quên nhắc nhở Mỹ về sự mập mờ liên quan Ukraine

Công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang ở “giai đoạn cao điểm”.

‘Ném đá dò đường’ giải quyết các cuộc xung đột

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục đưa ra kịch bản liên quan Trung Đông và Ukraine, những động thái được cho phần nhiều nhằm thăm dò phản ứng các bên. ...

Sẽ ra sao nếu thương chiến kéo dài?

Giới chuyên gia kinh tế đã nhanh chóng phân tích tác động của nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, xuất phát từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. ...

Ra mắt mô hình AI giúp theo dõi khối u ung thư ở cấp độ tế bào

Công ty BioTuring (trụ sở tại bang California, Mỹ) vừa công bố mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể theo dõi thêm các chi tiết về khối u ung thư. ...

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị gặp thượng đỉnh, Trung Quốc khởi kiện Mỹ lên WTO, Ukraine gia hạn tình trạng chiến tranh

Đức lo ngại Nga, Mỹ can thiệp bầu cử, Hàn Quốc chặn DeepSeek, Philippines và Mỹ thảo luận về "tái lập răn đe" ở Biển Đông, Mỹ đồng loạt chuẩn bị biểu tình phản đối Tổng thống Trump, Argentina tuyên bố rút khỏi WHO, đụng độ đẫm máu tại biên giới Niger… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Các khóa đào tạo chuyên nghiệp cho người lớn tuổi

Những người lao động lớn tuổi, người về hưu, người khởi nghiệp hiện nay có thể theo học các khóa đào tạo tại...

Hé lộ bí mật tạo mô hình AI lý luận siêu rẻ chưa đến 1,5 triệu đồng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Washington chỉ mất 50 USD (khoảng 1,2 triệu VNĐ) để tạo ra mô hình AI lý luận. Các bài thử nghiệm lập trình và toán học cho thấy S1 (tên của mô hình) có kết quả tương đương những mô hình AI lý luận tiên tiến nhất hiện nay như o1...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang...

Không còn cảnh người xếp hàng từ 4h chờ rút bảo hiểm xã hội

(Dân trí) - Trong năm qua, số người rút bảo hiểm xã hội giảm đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được thông qua, có thêm nhiều chính sách khuyến khích người lao động ở lại hệ thống. Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động...

Top bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 hay nhất

Dưới đây là những bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 do báo VietNamNet giới thiệu. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Mới nhất