Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCuộc đời thăng trầm của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế...

Cuộc đời thăng trầm của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế giới


Elena Cornaro Piscopia là người tiên phong trong lịch sử học thuật châu Âu, để lại dấu ấn là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ. Cuộc đời, những thành tựu và đóng góp của bà là nguồn cảm hứng lớn lao, đặc biệt trong bối cảnh xuất thân nghèo khó và trước những chuẩn mực xã hội đầy thách thức và rào cản giới tính của thế kỷ 17.

Định hình lại câu chuyện về phụ nữ trong học thuật

Elena Cornaro Piscopia sinh ra tại Palazzo Loredan, ở Venice, Cộng hòa Venice (nay thuộc Italia) vào năm 1646. Mẹ bà Zanetta là một nông dân nghèo. Bà Zanetta đã chạy đến Venice để thoát khỏi nạn đói, đem lòng yêu một chàng trai và sớm nhận ra người yêu xuất thân từ một trong những gia tộc quyền lực nhất lúc bấy giờ.

Cha mẹ không kết hôn vào thời điểm bà sinh ra nên Elena không được công nhận là thành viên của gia đình nhà Cornaro, vì luật pháp Venice cấm những đứa con ngoài giá thú của các quý tộc nhận được đặc quyền cao quý.

Tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia.

Tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia.

Cha đã nhiều lần cố gắng sắp xếp việc hứa hôn cho Elena ở tuổi 11 nhưng bà đã một mực từ chối để theo đuổi đam mê tìm tòi và khám phá của mình.

Từ nhỏ, Elena  sớm bộc lộ những dấu hiệu của tư chất thần đồng. Sự tò mò đã thôi thúc bà nghiên cứu ngôn ngữ, toán học và triết học từ khi còn nhỏ. Bất chấp những rào cản của xã hội hạn chế cơ hội giáo dục cho phụ nữ, quyết tâm của Elena đã dẫn lối bà vào con đường định hình lại câu chuyện về phụ nữ trong giới học thuật.

Bà học và thành thạo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cũng như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha khi mới 7 tuổi. Bà cũng thông thạo tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập. Kiến thức sâu rộng của bà đã thu hút sự chú ý và nể phục trên khắp Italia. Elena là người phụ nữ đầu tiên được giới thiệu vào học viện Accademia de’ Ricovrati danh giá (1669)

Thành tựu chưa từng có tiền lệ

Năm 1672, cha Elena, kiểm sát viên của Vương cung thánh đường San Marco – một vị trí có quyền lực – đã gửi bà đến Đại học Padua để tiếp tục học. 

Ban đầu, bà muốn theo đuổi bằng tiến sĩ thần học, nhưng nhà thờ kịch liệt phản đối ý tưởng về một nữ học giả thần học. Không nản lòng, bà lại nộp đơn xin học tiến sĩ triết học và được chấp nhận, theo website Brooklyn Museum.

Con đường lấy bằng tiến sĩ của bà đầy rẫy những thử thách. Sự phân biệt đối xử về giới ngày càng tăng và Elena phải nỗ lực trong một môi trường học thuật do nam giới thống trị. Cơ hội giáo dục hạn chế dành cho phụ nữ càng khiến hành trình của bà trở nên đặc biệt hơn.

Năm 1678, Elena đã bảo vệ thành công luận án trước hàng nghìn khán giả, bao gồm cả các quan chức nhà thờ và nhà nước.

Thành tựu này là chưa từng có tiền lệ bởi trước năm 1678, chưa một trường đại học ở châu Âu nào cấp bằng cho phụ nữ. Bất chấp các chuẩn mực hiện hành hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có bằng tiến sĩ. 

Sau khi tốt nghiệp, Elena ở lại trường giảng dạy toán học và thỉnh giảng tại nhiều học viện khác trên khắp châu Âu. Đại học Padua, một tổ chức giáo dục nổi tiếng thời bấy giờ, đã trở thành “sân khấu” cho thành tựu đột phá của Piscopia.

Tượng tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia được đặt tại Đại học Padua để ghi nhận những cống hiến của bà.

Tượng tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia được đặt tại Đại học Padua để ghi nhận những cống hiến của bà.

Ngoài việc phá bỏ rào cản giới tính, Elena Cornaro Piscopia còn nổi bật nhờ những đóng góp cho triết học và toán học. Tham gia vào các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề triết học, bà chứng tỏ được chiều sâu trí tuệ của mình. Năng lực toán học nổi bật càng thể hiện rõ hơn tài năng đa diện, củng cố địa vị của bà như một học giả toàn diện.

Những đóng góp của Elena vượt xa tấm bằng tiến sĩ đơn thuần, bà trở thành biểu tượng cho sự xuất sắc về trí tuệ của phụ nữ, chứng tỏ rằng nữ giới hoàn toàn có thể thống lĩnh trong các lĩnh vực học thuật không thua kém đàn ông.

Cống hiến của Elena không chỉ giới hạn trong học thuật, bà còn được biết đến với các hoạt động từ thiện của mình trong những năm cuối đời. Năm 1684, Elena Cornaro Piscopia qua đời do bệnh lao ở tuổi 38. Cả cuộc đời, bà đã không chọn kết hôn hay sinh con để cống hiến hết mình cho giáo dục và khoa học. 

Bà được chôn cất trong nhà thờ Santa Giustina tại thành phố Padua. Bức tượng của bà được đặt trang trọng trong trường đại học Padua để tôn vinh những đóng góp mở đường của bà cho các thế hệ phụ nữ tương lai, truyền cảm hứng cho họ theo đuổi con đường học vấn và sự nghiệp trong học viện.

Di sản của Elena vẫn tiếp tục cổ vũ xã hội đương đại phá bỏ các rào cản thách thức và thúc đẩy tính hòa nhập sâu hơn nữa trong giáo dục.

(Nguồn: Vietnamnet)



Nguồn

Cùng chủ đề

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau hơn 3 năm khuyết vị trí này. Tân hiệu trưởng 53 tuổi, tốt nghiệp tiến sĩ tại Cộng hòa Czech. ...

Nghiên cứu sinh kiện Đại học Cambridge vì không đỗ tiến sĩ

(Dân trí) - Anh Jacob Meagher, nghiên cứu sinh ngành Luật vừa đệ đơn kiện Đại học Cambridge (Anh) lần thứ 2, vì cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong quá trình thi cử. Nghiên cứu sinh Jacob Meagher cho rằng anh đã bị đánh trượt trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ một cách không công bằng. Meagher khẳng định quyết định của nhà trường đã khiến anh gặp nhiều thiệt hại, không thể nhận...

Đại học Đồng Tháp chi 2,95 tỉ đồng thu hút tiến sĩ

Năm 2024, Trường đại học Đồng Tháp có 5 phó giáo sư, 2 tiến sĩ và tuyển dụng mới 12 tiến sĩ các chuyên ngành, đồng thời chi 2,95 tỉ đồng tặng 19 phó giáo sư, tiến sĩ này nhằm thu hút nhân lực trình độ cao. ...

Không bằng thạc sĩ có được học lên tiến sĩ?

Nhiều người thắc mắc trong trường hợp không có bằng thạc sÄ© thì có đủ điều kiện để xét tuyển hoặc học lên tiến sÄ© không? Quyết định của Thủ tướng về phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ngày 18/10/2016 quy định rõ các chương trình đào tạo trình độ đại học được tiếp nhận một trong ba trường hợp:Người đã tốt nghiệp THPT;Người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp, học và thi đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Con trai dự bị, chủ tịch đội bóng đuổi việc huấn luyện viên

Câu lạc bộ Ternana ở giải Serie C (hạng 3) Italy vừa gây sốt trên truyền thông quốc tế bằng câu chuyện kỳ cục. Đội bóng này đuổi việc huấn luyện viên trưởng rồi đảo ngược quyết định, ký lại hợp đồng chỉ sau 3 giờ.Vị huấn luyện viên rơi vào cảnh trớ trêu này là Ignazio Abate. Ông từng chơi cho AC Milan hơn 300 trận và khoác áo đội tuyển Italy.Sau khi giải nghệ, Abate làm...

Có 3 tân binh đủ sức thay Xuân Son, CLB Nam Định quyết thắng đội bóng Nhật Bản

"Việc Xuân Son chấn thương là tổn thất lớn cho toàn đội, bởi Son là chân sút chủ lực của chúng tôi", huấn luyện viên Vũ Hồng Việt nói trong buổi họp báo trước trận đấu giữa Nam Định và Sanfrecce Hiroshima ở AFC Champions League 2 (Cúp C2 châu Á).Sau khi Xuân Son chấn thương ở AFF Cup 2024, CLB Nam Định gặp nhiều khó khăn. Đội bóng thành Nam chiêu mộ 3 ngoại binh mới trong...

Thủ khoa Học viện Ngoại giao viết đơn xin nhập ngũ

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Lê Văn Nam từ bỏ nhiều cÆ¡ hội việc làm, viết đơn xin nhập ngÅ© theo đuổi ước mÆ¡ thành chiến sÄ© công an. Lê Văn Nam (sinh năm 2002), vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao với điểm GPA 3.86/4 cùng IELTS 7.5.Với thành tích học thuật xuất sắc, nam sinh có cơ hội lựa chọn nhiều công việc triển...

Xem trực tiếp J.League Nhật Bản 2025 trên kênh nào?

Từ mùa giải 2025, toàn bộ 152 trận đấu tại J.League 1 (hay J1 League), giải đấu hạng cao nhất của bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản được phát sóng có bản quyền trên sóng truyền hình tại Việt Nam. Người hâm mộ có thể xem trực tiếp J.League 1 trên HTV.J.League 1 mùa giải 2025 khởi tranh từ ngày 14/2. Bóng đá Nhật Bản hiện vẫn giữ cấu trúc mùa giải trọn vẹn trong năm dương lịch....

Vị vua nào bị người đời mỉa mai ‘tổ sư nghề nịnh nọt’?

Đây là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, nổi tiếng ăn chÆ¡i xa xỉ và quy phục người Pháp, bị người đời gắn cho biệt danh "tổ sÆ° nghề nịnh nọt". Người được nhắc đến là vua Khải Định (1885-1925), tên huý là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trưởng của vua Đồng Khánh.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", ngay từ khi còn nhỏ, Bửu Đảo nổi tiếng chơi bời, chẳng chịu học hành,...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Cùng chuyên mục

Địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường khi triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về việc dạy thêm học thêm đang nhận được sự chú ý từ dư luận xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh cả nước. Bên cạnh những đánh giá tích cực, những ngày qua cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự lúng túng trong quá trình thực...

Truyền cảm hứng cho nữ sinh theo đuổi STEM

Khi tiếng động cơ máy bay không người lái nổi lên trong lớp, giáo viên môn khoa học Alfina Jackson hướng dẫn học sinh thực hiện các bước cần thiết để bay và đáp thiết bị. ...

Giáo viên rời bục giảng đi bộ đội

Tại huyện An Minh (Kiên Giang) có thầy giáo trẻ dạy tiếng Anh Nguyễn Minh Đâu tạm gác lại chuyện nghề để lên đường nhập ngũ. Nói về việc làm của thầy giáo trẻ, ông Nguyễn Phương Tính - chủ tịch UBND xã Thuận...

Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học

TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu kém. TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ...

Dấu ấn mới của học sinh Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế

Nhóm nghiên cứu của Trường THCS-THPT Newton đã xuất sắc giành được 3 giải thưởng cao nhất tại cuộc thi Olympic và Hội thảo các công trình Khoa học sáng tạo năm 2025 (ICPC) tại Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu bao gồm 4 học sinh tài năng: Lâm Minh Tuấn (lớp 12G0), Nguyễn Đôn (lớp 11G2), Nguyễn Đức Anh (lớp 11G2) và Nguyễn Đức Dũng (lớp 11G2), với đề tài mang tính ứng dụng cao: “Nghiên cứu điều kiện lên...

Mới nhất

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng ruột nhiều chỗ

GĐXH - Bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã được bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu thành công. ...

5 điều kiêng kỵ khi cúng rằm tháng Giêng để cả năm may mắn

5 điều nên kiêng kỵ khi cúng rằm tháng Giêng 2025 để cả năm được diễn ra trọn vẹn, hút nhiều tài lộc, cả năm may mắn theo quan niệm dân gian. ...

Bảo đảm tuyệt đối an ninh Đại hội Đảng các cấp

(NLĐO)- Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn đại hội đảng bộ các cấp và Đại...

Dự báo thời tiết 12/2/2025: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc nồm ẩm

Dự báo thời tiết 12/2/2025: Không khí lạnh tràn xuống, miền Bắc chuyển rét, kèm theo mưa nhỏ và sương mù. Nồm ẩm xuất hiện, gây nhiều bất tiện cho người dân. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và dự kiến sẽ ảnh...

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ quay trở lại

Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) nhận định, vốn đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025. Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) nhận định, vốn đầu...

Mới nhất