Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐi tìm động lực tăng trưởng mới của năm 2024

Đi tìm động lực tăng trưởng mới của năm 2024


Đâu là động lực tăng trưởng mới giữa bối cảnh kinh tế thế giới đầy “bất định, rủi ro, thận trọng”? Làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay…là những vấn đề được các chuyên gia, diễn giả thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam thường niên (VESF) lần thứ 16 diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”, Diễn đàn do Tạp chí Kinh tế Việt NamBộ Ngoại giao phối hợp tổ chức.

Thứ trưởng Ngoại giao  Nguyễn Minh Hằng phát biểu khai mạc Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 16.  (Ảnh: Quang Hòa)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu khai mạc Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 16. (Ảnh: Quang Hòa)

Thế giới sẽ định hình các “luật chơi mới”

Đánh giá triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nhiều rủi ro, đứng trước nguy cơ suy thoái, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho rằng, bước sang năm 2024, kinh tế toàn cầu dự báo tiếp tục nổi lên một số xu hướng đáng chú ý.

Thứ nhất, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn chuyển đổi sâu sắc, mang tính bước ngoặt. Tính bất định, bất ổn, bất trắc trong năm 2024 tiếp tục gia tăng với hơn 70 cuộc bầu cử diễn ra tại nhiều quốc gia, dự báo kéo theo nhiều điều chỉnh chính sách kinh tế đáng chú ý.

Báo cáo Triển vọng toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB) công bố ngày 9/1 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 giảm xuống mức 2,4%. Đây là năm giảm thứ ba liên tiếp và thấp hơn 0,75% so với mức trung bình của giai đoạn trước. Tốc độ tăng thương mại toàn cầu chỉ bằng một nửa so với trước đại dịch. Cùng với đó, WB nhận định toàn cầu có cơ hội xoay chuyển cục diện tăng trưởng hiện nay thông qua việc triển khai các chính sách đồng bộ nhằm kích hoạt “đầu tư bùng nổ” (investment booms).

“Các nước đang phát triển ước tính cần đầu tư 2,4 nghìn tỷ USD/năm đến năm 2030 để đạt các mục tiêu phát triển bền vững, cần đánh giá sâu thêm tác động đến Việt Nam”, Thứ trưởng lưu ý.

Thứ hai, địa chính trị toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, các điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều hệ lụy đa chiều đối với kinh tế toàn cầu, nhất là phân mảnh kinh tế ngày càng sâu sắc. Hội nghị WEF Davos 2024 đặt chủ đề về “Khôi phục lòng tin” cho thấy tính cấp bách hiện nay của việc duy trì hợp tác, kiểm soát rủi ro trong cạnh tranh nước lớn và thúc đẩy vai trò của đoàn kết quốc tế và chủ nghĩa đa phương.

Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ gắn với xu thế chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. “Nhiều nhận định cho rằng các điều chỉnh của liên kết kinh tế hiện nay diễn ra với tốc độ nhanh, nội hàm ngày càng phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề sau biên giới quốc gia, đồng thời định hình các ‘luật chơi mới’ tạo ra sức ép bắt buộc phải thực thi, tác động đến khả năng cạnh tranh, thích ứng của các nước đang phát triển. Do đó, cần phân tích xu thế mới tác động đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng chỉ rõ.

Nhắc lại cuộc trò chuyện với một chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng thế giới (WB), TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho biết xu hướng bao trùm năm vừa qua đó là kinh tế bất định, rủi ro và tăng trưởng chậm lại. Theo dự báo mới nhất của WB, năm 2023, kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 2,6%, còn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính mức tăng 3%.

Bước sang năm 2024, ba từ khóa “rủi ro, bất định, thận trọng” vẫn tiếp diễn khiến kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm hơn khoảng 2,4%, chủ yếu do Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, song theo vị chuyên gia này, khu vực châu Âu năm nay dự báo phục hồi tốt hơn và bù đắp mức sụt giảm của các nền kinh tế lớn.

Bốn rủi ro, thách thức lớn

So sánh với các quốc gia trong khu vực, TS. Cấn Văn Lực cho biết kinh tế Việt Nam năm vừa qua tăng trưởng 5,05%, dù thấp hơn so với kế hoạch nhưng ở mức tương đối cao trong khu vực, chỉ kém Ấn Độ với mức tăng trưởng rất tốt 6,3%, thấp hơn Philippines một chút, tương đương với Trung Quốc và mức tăng trưởng bình quân của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Từ bối cảnh vẫn chịu nhiều biến động, TS. Cấn Văn Lực tóm lược một số rủi ro, thách thức lớn với kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2024: xung đột địa chính trị còn vô cùng phức tạp và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; rủi ro về tài chính, tiền tệ, sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sỹ; nợ gồm cả nợ công, nợ tư thế giới đều cao, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ gia tăng.

Trong khi đó, tình hình tại Việt Nam yên ổn hơn. Câu chuyện an ninh lương thực, an ninh năng lượng vẫn luôn là một vấn đề rất lớn đối với thế giới, trong đó có Việt Nam; giá cả, lạm phát, lãi suất toàn cầu giảm nhưng còn ở mức cao, rủi ro tài chính, tiền tệ tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn (subdued growth).

“Nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, một phần do độ ngấm của lãi suất cao sẽ kéo dài sang năm 2024. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính của Việt Nam”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Toàn cảnh Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 16. (Nguồn: VnEconomy)
Toàn cảnh Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 16. (Nguồn: VnEconomy)

Nhận diện các động lực tăng trưởng

Trước bối cảnh tăng trưởng thế giới năm 2024 được dự báo sẽ còn thấp hơn năm 2023 dù những “làn gió ngược” có thể sẽ giảm đi nhưng GS. TS Hoàng Văn Cường không giấu sự lo lắng khi Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng khá cao, từ 6% – 6,5%, cao hơn năm 2023. “Điều đó cho thấy chúng ta cần nỗ lực rất lớn mới có thể đi ngược lại xu thế”, GS.TS. Hoàng Văn Cường nhìn nhận.

Từ việc trao đổi với các chuyên gia tại Diễn đàn cho thấy Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nhưng nếu chỉ trông chờ vào nguồn lực bên ngoài hay nguồn lực xuất khẩu thì khó thể vượt lên để đi ngược lại với xu thế chung. Vì thế, cần khai thác hiệu quả nội lực, làm thế nào biến điều đó thành động lực thực sự cho tăng trưởng để vươn lên. Đồng thời, cần có hành động cụ thể nhằm “chớp” được các cơ hội rất lớn đang mở ra, đơn cử về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số… Những yếu tố này sẽ tạo ra sự thay đổi căn bản về cấu trúc của nền kinh tế.

Trong các động lực tăng trưởng quan trọng, GS. TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, không thể không nhắc đến quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tập trung các nỗ lực, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp với quyết tâm tạo ra bước phát triển mới trong năm 2024.

“Trong đó, chúng ta không chỉ thu hút các nhà đầu tư vào mà cần phải đồng hành với họ. Để làm được điều đó, chúng ta cần cải cách mạnh mẽ về thể chế, tạo ra môi trường pháp lý và tạo cơ hội, chứ không phải tháo gỡ”, GS. TS Hoàng Văn Cường thẳng thắn.

Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Quốc hội và Chính phủ cần chú trọng giải bài toán làm sao cho doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn.

“Tôi không thích từ ‘tháo gỡ khó khăn’, vì tháo gỡ khó khăn là chúng ta cứ chạy theo những khó khăn và vai trò chủ động, dẫn dắt của Nhà nước giảm đi rất nhiều”, ông Tuấn nêu quan điểm và cho rằng, chúng ta hãy từ “tháo gỡ khó khăn” chuyển sang “tạo thuận lợi”.

Theo ông Tuấn, đây là cách tiếp cận tốt hơn, thể hiện rõ vai trò sẵn sàng trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có lẽ là điều cần phải làm ở nhiều cấp. “Đây chính là chìa khóa để lấy lại niềm tin, cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường kinh doanh nhanh nhất, chủ động nhất”, ông Tuấn chia sẻ quan điểm.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu bật bốn điểm nhấn chính sách cho thấy quyết tâm hành động của Chính phủ và Quốc hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay.

Thứ nhất, về phương hướng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đều nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh 16 chữ vàng với bốn thông điệp hành động Kỷ cương trách nhiệm – Chủ động kịp thời – Tăng tốc sáng tạo – Hiệu quả bền vững.

Thứ hai, các Nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội đều nêu bật các giải pháp nhằm tận dụng những thành tựu lớn về ngoại giao kinh tế của năm qua. Trong đó, hai nhóm giải pháp điểm nhấn là tiếp tục thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo và đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ ba, chú trọng ưu tiên thu hút FDI. Đáng chú ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế tối thiểu toàn cầu, song song với đó giao Chính phủ sớm thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thuế thu nhập bổ sung này.

Cuối cùng, chính sách hướng tới cộng đồng doanh nghiệp. Nghị quyết của Quốc hội nhấn mạnh rất nhiều đến Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, theo đó thúc đẩy động lực của cộng đồng doanh nghiệp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bất ổn chính trị tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2025 xuống 1,6-1,7% thay vì mức 1,9% tháng 11/2024, trước sự cố bất ổn chính trị. Trong báo cáo ngày 21/1, BOK tuyên bố rằng: “Những cú sốc chính trị diễn ra sau lệnh thiết quân luật bất ngờ vào tháng 12 và vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air đã làm giảm tiêu dùng trong...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư.

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so...

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Bỉ thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái

Bệnh viện Jan Yperman tại Ypres (Bỉ), vừa ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử vận tải y tế khi thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái hoàn toàn tự động.

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”

Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Sau phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa ở mức 1.249,11 điểm và ghi nhận mức tăng 1,51% cả tuần với khối lượng giao dịch giảm 11,4% và...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. Nguồn: https://tuoitre.vn/kiem-tien-trieu-moi-ngay-tu-nghe-cho-tet-20250124110323726.htm

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn

Để kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp dẫn hơn, rút ngắn thời gian phát hành và niêm yết là một “chìa khoá”. Đó là quan điểm của ông Nghiêm Xuân Huy-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNSC trong trao đổi mới đây với Báo Đầu tư. Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơnĐể kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp...

Mới nhất

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Ăn nhầm trứng gà tiêm thuốc diệt chuột, 2 trẻ ở Hòa Bình nhập viện thương tâm ngày giáp Tết

GĐXH - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hết sức đáng tiếc. ...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Mới nhất