Trang chủNewsThời sựNhiều quy định về nhà giáo sẽ được luật hóa

Nhiều quy định về nhà giáo sẽ được luật hóa


Sáng 19-1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên môn về việc xây dựng Luật Nhà giáo. Hơn 200 chuyên gia luật, nhà quản lý, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước tham gia đóng góp ý kiến.

thu-truong-bo-gd-dt-pham-ngoc-thuong-phat-bieu-ket-luan-tai-hoi-thao-4327-8866-9724.jpg
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý cán bộ (Bộ GD-ĐT), cho biết, việc xây dựng Luật Nhà giáo rất cần thiết, xuất phát từ vai trò quyết định của đội ngũ với giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo trong việc xây dựng bộ luật này. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ nhà giáo phát triển, chứ không phải thêm điều kiện ràng buộc.

Từ tháng 6-2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thường trực Chính phủ về đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo. Bộ GD-ĐT đề xuất 5 chính sách đã được Chính phủ thống nhất thông qua tại Nghị quyết 95 ngày 7-7-2023.

gs-nguyen-van-minh-hieu-truong-truong-dh-su-pham-ha-noi-kien-nghi-lam-ro-nghe-giao-la-nghe-dac-biet-5839.jpg
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội kiến nghị làm rõ nghề giáo là nghề đặc biệt

Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, bộ đề xuất 5 chính sách đã được Chính phủ thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 95, bao gồm:

(1) Định danh nhà giáo: Định nghĩa tường minh về nhà giáo, xác định rõ vị trí, vai trò của nhà giáo và tính đặc trưng trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo khác biệt so với các ngành nghề khác, làm căn cứ xây dựng các chế độ, chính sách tương xứng, phù hợp với nhà giáo;

(2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo: Chính sách này quy định về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, chức danh nhà giáo, giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo;

(3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo: Quy định công tác tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc phù hợp với đặc trưng hoạt động và yêu cầu nghề nghiệp đối với nhà giáo; khắc phục một số vướng mắc trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo hiện nay đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường phân cấp cho các cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực và cơ sở giáo dục;

(4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo: Quy định các chính sách của Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng người có nguyện vọng trở thành nhà giáo và nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục, để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ; hợp tác quốc tế về nhà giáo nhằm nâng tầm vị thế của nhà giáo; chính sách về lương, chính sách thu hút, đãi ngộ xứng tầm vị thế, vai trò, giúp nhà giáo an tâm công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục;

(5) Quản lý Nhà nước về nhà giáo: Quy định các nguyên tắc quản lý Nhà nước về nhà giáo để đảm bảo khắc phục những bất cập trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà giáo trong thời gian qua, phù hợp với những đặc trưng riêng biệt trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo và phát huy được vị thế, vai trò của nhà giáo.

ths-huynh-phuong-chi-truong-dh-su-pham-ky-thuat-tphcm-dong-gop-y-kien-tai-hoi-thao-4.jpg
ThS Huỳnh Phương Chi, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đóng góp ý kiến tại hội thảo

Ngoài việc góp ý bằng văn bản, các chuyên gia cũng trực tiếp thảo luận, góp ý Bộ GD-ĐT và Ban soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo nhiều nội dung như: Định danh nhà giáo (các vấn đề về khái niệm nhà giáo, hoạt động nghề nghiệp, quyền của nhà giáo…); chuẩn nghề nghiệp và chức danh nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học; giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo; chế độ làm việc của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học; chế độ nghỉ hưu và kéo dài thời gian làm việc nhà giáo; hợp tác quốc tế về nhà giáo (điều kiện để nhà giáo ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; tiêu chuẩn để nhà giáo nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy)…

ths-nguyen-hai-ninh-pho-hieu-truong-truong-dh-hoa-sen-neu-kien-nghi-ve-quy-dinh-chuc-danh-nha-giao-2209.jpg
ThS Nguyễn Hải Ninh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen nêu kiến nghị về quy định chức danh nhà giáo

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thông tin về tiến độ triển khai xây dựng Luật Nhà giáo. Theo đó, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, tháng 5-2023, Bộ GD-ĐT đã có tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Ngày 7-7-2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95 về phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 6-2023 của Chính phủ, trong đó thống nhất thông qua 5 chính sách.

Ngày 5-9-2023, Chính phủ có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung Luật Nhà giáo và Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024. Ngày 12-12-2023, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo số 3206/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị bổ sung dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất ngày 1-3-2024 để xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024.

“Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024, thì tiến độ trình Quốc hội xem xét dự án Luật Nhà giáo tại kỳ họp thứ Tám của Quốc hội khóa XV (dự kiến tháng 10-2024), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV (dự kiến tháng 5-2025) và thời gian luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2027”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin.

THANH HÙNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT nêu mốc thời gian xét tuyển đại học 2025

(NLĐO)- Thí sinh dự kiến đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 16-7, xác nhận nhập học muộn nhất vào 30-8. ...

Chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan là mệnh lệnh

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh việc chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà là mệnh lệnh để trả lại nguyên lý cốt lõi cho giáo dục. Để làm được điều đó, thời gian tới Bộ...

19 tỉnh “phớt lờ” yêu cầu báo cáo dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT

(NLĐO) - Dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu nhưng 19 tỉnh/thành vẫn chưa gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. ...

Một môn tự chọn thi ở hai khung giờ

Thay đổi đáng chú ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đó là một môn thi tự chọn sẽ thi ở hai khung giờ khác nhau. Để đảm bảo yếu tố an ninh, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ nâng lên 48...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Danh sách 41 người bị đề nghị truy tố trong vụ án Hậu ‘Pháo’, Tập đoàn Phúc Sơn

CQĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn, do Hậu 'Pháo' làm Chủ tịch. Trong số 41 bị can bị đề nghị truy tố đó có nhiều cựu bí thư, chủ tịch các tỉnh. Mới đây, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố các...

Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá; nghe công tác thực hành tiết kiệm,...

Hôm nay (23/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá (sửa đổi); nghe công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Dự kiến hơn 1.000 cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Nội vụ cho biết, trong tuần này, đoàn công tác liên ngành sẽ...

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 25/2/2025

Không gián đoạn cấp đổi bằng lái xe; Đua tiến độ làm cao tốc, sân bay; Mất tiền, hủy tour vì bị cấm xuất cảnh... là những tin mới nhất trên Báo Giao thông. ...

Thống nhất “ý Đảng, lòng dân,” đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nói “ý Đảng, lòng dân” là nói đến hai yếu tố cội nguồn, sâu xa, then chốt và cũng là trực tiếp nhất quyết định mọi quá trình cách mạng. Vai trò của Đảng - Đảng lãnh đạo và nhân dân - trên dưới một...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất