Trang chủFigureNữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị...

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng

TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú có 29 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó là tác giả chính của 14 bài báo), 4 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước và tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…

Đưa con nhỏ mới vài tháng tuổi cùng đi nhận Giải thưởng Quả cầu vàng 2023 dành cho những nhà khoa học trẻ xuất sắc, TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú hạnh phúc khi vừa thực hiện thiên chức của một người phụ nữ, vừa được vinh danh với thành quả trong nghiên cứu của mình.

Để giúp được nhiều bệnh nhân hơn

Nuôi ước mơ làm bác sĩ từ nhỏ để có thể chữa bệnh cho bố mẹ, TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú (hiện 35 tuổi) đã nỗ lực hết mình trong học tập. Đến khi trở thành sinh viên ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM, trong những lần đi phụ đề tài nghiên cứu khoa học của thầy cô, chị Tú nhận thấy có những bệnh nhân được chữa trị thành công, nhưng cũng không ít trường hợp thất bại. Vậy lý do tại sao? Chị Tú bắt đầu nhen nhóm ý tưởng đi tìm câu trả lời và cô sinh viên năm đó nhận ra rằng tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà có những đặc điểm khác nhau, tạm gọi là các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ nặng hơn mà chúng ta chưa tìm ra được.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 1.

TS-BS Trịnh Hoàng Kim Tú (ngồi) tâm huyết với các đề tài nghiên cứu về dị ứng thức ăn…

NVCC

“Để biết rõ người nào có yếu tố nguy cơ, phải hiểu rõ cơ chế bệnh tác động thế nào lên từng cá thể, thì chỉ có con đường là làm nghiên cứu chuyên sâu hơn”, nữ tiến sĩ bày tỏ.

Thế là sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm được một thời gian, chị Tú sang Hàn Quốc theo học chương trình kết hợp thạc sĩ – nghiên cứu sinh tại Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện ĐH Ajou (Hàn Quốc).

Nhắc về cơ duyên đến với lĩnh vực dị ứng – miễn dịch, nữ tiến sĩ kể: “Thời còn sinh viên, mình theo một PGS-TS của trường để học cách làm nghiên cứu về bệnh hô hấp, trong loại bệnh này có nhóm dị ứng và miễn dịch. Lúc đó, đây là ngành còn rất mới, phương tiện nghiên cứu chưa có, kiến thức bản thân cũng nhiều hạn chế nên mình quyết tâm theo học và bắt đầu thích mảng nghiên cứu hơn vì có thể giúp được cho nhiều bệnh nhân, thay vì chỉ chữa từng người một”.

Công trình mà tiến sĩ Tú tâm đắc và tự hào nhất lúc còn làm nghiên cứu sinh bên Hàn Quốc là đề tài về hen suyễn khởi phát muộn ở người lớn tuổi. Với đề tài nghiên cứu của mình, chị Tú đã tìm ra được chất OPN (Osteopontin). Nếu chất này tăng cao sẽ là dấu hiệu nhận biết người có nguy cơ hen suyễn khi lớn tuổi nhiều hơn. Chính vì thế, đây là chất có tiềm năng dùng để dự báo hen suyễn khởi phát ở người lớn tuổi.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 2.

…và mong muốn giúp bệnh nhân dị ứng ở VN được điều trị như trên thế giới

NVCC

Đến năm 2020, trở về nước, chị Tú nhận công tác tại Trung tâm y sinh học phân tử, Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Tại đây, trường giao nhiệm vụ thành lập nhóm nghiên cứu dị ứng miễn dịch lâm sàng và chị Tú làm trưởng nhóm.

Nữ tiến sĩ trẻ cho biết, ở Hàn Quốc, hen suyễn là vấn đề được quan tâm, nhưng với người Việt thì dị ứng (thức ăn, thuốc), viêm da cơ địa quan trọng hơn; nên khi về nước chị đã đổi hướng nghiên cứu. Và đây cũng là đề tài giúp chị Tú đạt được Quả cầu vàng 2023.

Chị Tú kể: “Đầu tiên mình đọc tài liệu thì thấy được rằng người Việt ăn hải sản nhiều, do đó tỷ lệ báo cáo dị ứng cũng rất cao. Một số bệnh nhân dị ứng thì có triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp bị nặng như phản vệ. Câu hỏi của mình là làm sao để chẩn đoán, quản lý những người bị dị ứng thức ăn tốt hơn. Và nghiên cứu của mình sẽ tìm ra phương thức hữu hiệu cho bài toán này”.

Để chẩn đoán dị ứng hải sản tốt và đúng, nữ tiến sĩ trẻ cho biết nên làm 3 kỹ thuật: test lẩy da, đánh giá hoạt hóa tế bào và dị nguyên phân tử. Cặn kẽ hơn, chị Tú chia sẻ: “Trước nay, chẩn đoán bệnh nhân dị ứng thì trong kỹ thuật test lẩy da thường cho dị nguyên lên tay để thử. Tuy nhiên, ở VN hiện nay nguồn dị nguyên không thể nhập được, chính vì thế mình mang kỹ thuật tạo dị nguyên từ Hàn Quốc về. Có nghĩa là tự lấy hải sản của người Việt tách phần dị nguyên bên trong ra, sau đó dùng để thử cho bệnh nhân”.

Với kỹ thuật này, sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn dị nguyên của nước ngoài, mà giá thành cũng rẻ và còn phù hợp với người Việt hơn.

“Đề tài của mình nhằm phân lập và sản xuất được các dị ứng nguyên phù hợp, đặc trưng cho người VN và phát triển những kỹ thuật xét nghiệm in vitro giúp tăng độ chính xác trong chẩn đoán, tiên lượng dị ứng, nguy cơ phản ứng của bệnh nhân với từng loại thức ăn tiêu thụ. Nhờ đó, có thể hỗ trợ giảm phản ứng nặng cho bệnh nhân”, nữ tiến sĩ chia sẻ đầy tâm huyết.

Vượt qua ám ảnh sợ chuột để làm nghiên cứu

Để có được những thành công trong các nghiên cứu về dị ứng là cả một quá trình chị Tú nỗ lực và chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng khi còn ở Hàn Quốc. Chị Tú kể: “Lúc ở Hàn Quốc, mình cũng làm đề tài về dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc nhưng chỉ là phụ thôi. Nên mỗi khi làm đề tài xong, mình xin giáo sư cho đi lâm sàng thêm để quan sát bệnh nhân dị ứng thức ăn, thuốc. Thường ở phòng thí nghiệm sẽ làm từ 8 giờ thì 6 giờ mình đã lên khoa để đi theo giáo sư xuống phòng cấp cứu, xem cách mà bác sĩ bên này chẩn đoán bệnh nhân và ghi chép lại những kỹ thuật đó”.

Trò chuyện với chị Tú, dù là kể về các công trình nghiên cứu của mình, nhưng chị cũng rất dí dỏm. Đó dường như cũng là cách để chị giúp bản thân được giải trí, thoải mái tinh thần hơn sau những giờ vùi đầu vào nghiên cứu.

Nhắc đến những khó khăn, chị Tú không quên kể lại câu chuyện bi hài về những lần làm thí nghiệm mà chị quăng luôn con chuột đang cầm trên tay vì nỗi ám ảnh sợ loài động vật này.

Chị Tú nói: “Nghĩ lại mà thấy hài hước thật. Vì trước đây mình sợ chuột lắm, thế nhưng thực hiện nghiên cứu thì phải cầm, chơi và làm những thí nghiệm trên loài động vật này. Có những lần đang cầm trên tay, con chuột dẫy một cái là mình quăng nó luôn (cười)”.

Nữ tiến sĩ có những nghiên cứu quan trọng về bệnh dị ứng- Ảnh 3.

Chị Tú cùng với nhóm nghiên cứu dị ứng miễn dịch lâm sàng tại Trung tâm y sinh học phân tử, Trường ĐH Y Dược TP.HCM

NVCC

Vốn là một bác sĩ, chưa bao giờ làm nghiên cứu, cũng không biết gì về phòng thí nghiệm nên khi sang Hàn Quốc, chị Tú phải đối diện với nhiều thử thách. “Những ngày đầu rất khó khăn, nhiều khi muốn bỏ về nước luôn. Khó khăn thời điểm đó của mình là làm sao phải tiếp thu lại những kỹ thuật thí nghiệm trong thời gian khá ngắn. Người ta phải học mấy năm về kỹ thuật đó, nhưng mình chỉ có một thời gian ngắn để học và sau đó phải thực hành liền. Mới bắt đầu làm thí nghiệm, thất bại liên tục, mình phải tự học cách tìm hiểu tại sao sai và trình bày lý do với giáo sư để xin được làm lại”, nữ tiến sĩ trẻ nhớ lại.

Sau bao năm miệt mài nghiên cứu, chị Tú hạnh phúc vì đi đúng con đường mà mình mong muốn: “Mình đang nỗ lực để giúp cho quyền lợi bệnh nhân VN tương đương với trên thế giới. Vì một bệnh nhân dị ứng ở nước ngoài sẽ được làm khoảng 5 test để chẩn đoán xác định, sau đó được điều trị bằng thuốc. Còn ở VN thì ngược lại, thiếu nguồn dị nguyên, hoặc nếu bệnh nhân không đến đúng chuyên khoa, đôi khi chỉ nghe bệnh sử rồi đoán, thuốc cũng không được điều trị tốt. Mình rất hy vọng những việc mình làm dù nhỏ nhưng sẽ cho bệnh nhân có được phương pháp chẩn đoán hợp lý, kiểm soát được bệnh chặt chẽ hơn”.

Hiện tại, chị Tú vừa làm công tác giảng dạy, vừa nghiên cứu và khám, điều trị về dị ứng – miễn dịch. Chị Tú hạnh phúc khi đã xây dựng được một nhóm nghiên cứu chuyên sâu về dị ứng – miễn dịch và đây cũng là một trong những nhóm theo mô hình liên kết lâm sàng – phòng thí nghiệm đầu tiên tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Thanhnien.vn

Source link

Cùng chủ đề

Bằng bác sĩ răng hàm mặt của Việt Nam có chuyển đổi ở Úc được không?

Có bằng bác sĩ răng hàm mặt ở Việt Nam khi qua Úc có được chuyển đổi để hành nghề bác sĩ nha khoa hay không? Câu chuyện của một bác sĩ người Việt sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho những...

Từ giải bạc Olympic toán quốc tế đến nữ tiến sĩ mang khát vọng phát triển AI

'Ở Nhật Bản, những việc tôi không làm có thể nhiều người khác làm được. Những việc mình có thể làm được cho sinh viên ở Việt Nam có lẽ là sẽ có ý nghĩa hơn', PGS.TS Nguyễn Phi Lê chia sẻ lý do từ chối ở lại Nhật Bản giảng dạy. PGS.TS Nguyễn Phi Lê - Ảnh: NVCC Từ năm 2019 đến nay, nhiều sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã khá quen thuộc với hình ảnh cô Phi Lê...

Nữ tiến sĩ 2 lần được vinh danh

Nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Trang (32 tuổi), giảng viên Khoa Tiếng Nga, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, vừa được Thành đoàn TP.HCM trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" TP.HCM 2024. "Tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận giải thưởng này hai năm liên tiếp. Đó là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Và cũng là món quà tri ân tôi muốn gửi tặng các thầy cô...

Khánh thành 2 tượng đài y học miền Nam

Hai tượng đài y học miền Nam được khánh thành và đặt tại khuôn viên Trường ĐH Y dược TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xanh nhạt và đỏ tía, sự đối lập mạnh mẽ nhưng cực kỳ hút mắt

Đây là sự kết hợp giữa hai tông màu lạnh - xanh nhạt và nóng - đỏ tía, khiến chúng...

Lập 6 tổ, chỉ vận động được… 1 em

Mặc dù chính quyền, ngành chức năng đã thành lập 6 tổ với 40 người tham gia vận động nhưng hiện chỉ có 1 học sinh đến học tại điểm trường chính Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc ở Quảng Bình. ...

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2025). ...

Chân váy denim là lựa chọn thông minh khi thời tiết giao mùa

Chân váy denim chính là món đồ thông minh cho mùa xuân hè 2025 khi bạn chưa biết...

Bài đọc nhiều

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá; nghe công tác thực hành tiết kiệm,...

Hôm nay (23/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá (sửa đổi); nghe công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Ông Lê Ngọc Sơn trở thành tân Tổng giám đốc Petrovietnam

Ngày 18/3, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc. Người tiền nhiệm của ông Sơn là ông Lê Mạnh Hùng đã được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam kể từ ngày 1/1/2024. Theo Quyết định 1592-QĐ/DKVN ngày 18/3/2024, Hội đồng...

Sự cố tấn công mạng giảm 33%

Trong tháng 1 năm nay, Bộ TT&TT cho biết đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 33% so với tháng 12 năm ngoái. Vnews Source link

Doanh nhân Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT THACO Group: Tạo giá trị bền vững cho vùng đất mà chúng tôi đặt chân

Xây dựng công thức cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, không ngừng phát triển cơ khí chế tạo, tiếp tục vươn xa trên thị trường quốc tế, ông Trần Bá Dương cùng THACO Group đang cần cù tạo dựng giá trị bền vững và vị thế của riêng mình. Doanh nhân Trần Bá Dương. “Công thức” làm nông nghiệp của ông Dương Sau 5 năm bước chân vào nông nghiệp, trong đó mất 2 năm chuyển đổi cơ cấu cổ đông...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Gương mặt Việt nổi bật ‘Forbes’ Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Lập nghiệp trong ngành truyền thông ở Mỹ là một quyết định táo bạo của Nguyễn Siêu, nhà làm phim người Việt duy nhất làm việc ở HBO, người có tên trong danh sách "30 under 30" Forbes Mỹ ngành tiếp thị/quảng cáo. Nhà làm phim người Việt duy nhất ở HBO Tháng 12.2024, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách "30 under 30" (30 người trẻ tuổi dưới 30) bắc châu Mỹ (North America) của 20 lĩnh vực....

Mới nhất

Địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường khi triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về việc dạy thêm học thêm đang nhận được sự chú ý từ dư luận xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh cả nước. Bên cạnh những đánh...

Truyền cảm hứng cho nữ sinh theo đuổi STEM

Khi tiếng động cơ máy bay không người lái nổi lên trong lớp, giáo viên môn khoa học...

Khai mạc Lễ hội Xuân hồng 2025, dự kiến thu được 8.000 đơn vị máu

Chiều 11/2, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiến hiến máu Lễ hội Xuân hồng lần thứ 18 - năm 2025.  Phát biểu...

Lễ hội Xuân hồng dự kiến tiếp nhận khoảng 8.000 đơn vị máu

NDO - Chiều 11/02, tại Hà Nội, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân hồng lần thứ 18 năm 2025, có thông điệp “Hiến máu đầu xuân- Nhân lên hạnh phúc”. Sự kiện diễn ra trong...

Thành đoàn Hà Nội gặp mặt thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Kinhtedothi- Ngày 11/2, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức Gặp mặt thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu năm 2025. Tham gia chương trình có Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động Phạm Tuân; Trung tướng Trần...

Mới nhất