Trang chủNewsThời sựTăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải...

Tăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia


+ Thưa đại biểu Quốc hội, xin ông cho biết quan điểm của mình về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Trên cơ sở nghiên cứu về dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này, tôi cho rằng, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là rất cần thiết.

Bởi vì, xuất phát từ thực tiễn triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập; một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần triển khai còn rất chậm như: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, sắp xếp dân cư; hỗ trợ phát triển sản xuất; khởi nghiệp kinh doanh, hỗ trợ khoán và bảo vệ rừng, đào tạo, tập huấn…

Do vậy, để tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiên, giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới thì việc xây dựng và triển khai Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 1

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh.

+ Trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 8 giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Ông nghĩ sao về các chính sách này?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia, tôi đề nghị cần bổ sung thêm một nội dung như sau: “Thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 31 tháng 12 hàng năm”. Bởi tại Khoản 3 điều 53 Luật ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách có quy định: Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế phải đến thời điểm tháng 12 mới xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp.

Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (tại Khoản 5 Điều 4), tôi ủng phương án 1: “a) Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án phát triển sản xuất. Việc xác định từng loại tài sản cụ thể cho từng đối tượng cụ thể do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định khi phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 2

Phiên họp Quốc hội chiều ngày 16/1/2024.

Tôi cho rằng, phương án này kế thừa được kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án cộng đồng của các chương trình trước đây, đặc biệt là Chương trình 135. Tuy nhiên, cần phải có nghiệm thu và có quy chế quản lý cụ thể trước khi giao cho cộng đồng, chủ trì liên kết quản lý.    

Theo tôi, tại điểm b, Chính phủ cần nghiên cứu ở những vùng đặc biệt khó khăn thì những tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải có chính sách hỗ trợ hỗ trợ cho không từ ngân sách nhà nước là 20% giá trị tài sản, giá trị tài sản còn lại là vốn của chủ trì liên kết hoặc được hưởng vay tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội. Để phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương thì chính sách này có thể giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Liên quan đến cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (tại Khoản 7 Điều 4), tôi ủng hộ phương án 2: “Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025”.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 3

Cần có cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh minh họa.

Tôi cho rằng, nội dung này giao cho cấp huyện là hợp lý, đảm bảo phân cấp, phân quyền triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải ngân nguồn vốn vì địa phương sát với thực tế, nắm vững khó khăn, vướng mắc và chủ động đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả.

+ Theo đại biểu, trong dự thảo Nghị quyết cần lưu ý thêm vấn đề gì?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Ngoài các vấn đề trên, tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung cho phép địa phương được điều chỉnh nguồn vốn sự nghiệp không sử dụng hết (do không còn nội dung chi) để thực hiện các nội dung khác mang tính chất đầu tư như: đầu tư đường giao thông, trường lớp học, tôn tạo hoặc xây dựng công trình bảo tồn kiến trúc của các dân tộc thiểu số… nhằm sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn chương trình.

Bởi thực tế, việc phân bổ nguồn lực từ trung ương cho một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần còn chưa hợp lý như: kinh phí bố trí cho các nội dung đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá lớn so với nhu cầu của địa phương. Trong khi đó, nhu cầu nguồn vốn bố trí cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nhưng trung ương bố trí còn hạn chế…

+ Trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội!



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Trình bày tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã ban hành thông báo số 3252/TTKQH-TK về việc triệu tập triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. ...

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chương trình mục tiêu quốc gia

18:57, 13/06/2023 Chiều 13/6, Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội do ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk". Về phía tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cải tiến phương thức bình chọn

(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng...

Nhiều trang tin mất lượng truy cập do Google thay đổi thuật toán

(CLO) Hai nền tảng truyền thông nổi tiếng, The Sun và Reddit, đều đang phải đối mặt với sự giảm sút lượng truy cập do những thay đổi trong thuật toán tìm kiếm của Google. ...

Nâng cao vai trò của phát thanh và biến đổi khí hậu

(CLO) Kỷ niệm ngày Phát thanh Thế giới năm nay, ngày 13/2, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Phát thanh và Biến đổi khí hậu”. Đây cũng là chủ đề được UNESCO lựa chọn cho ngày Phát thanh thế giới...

Nổ khí gas tại trung tâm mua sắm Đài Loan, nhiều người thương vong

(CLO) Một vụ nổ khí gas xảy ra vào trưa ngày 13/2 tại một trung tâm mua sắm ở Đài Trung, Đài Loan đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 20 người bị thương. ...

‘Hành tinh của tình yêu’ sẽ tỏa sáng rực rỡ vào Ngày lễ Tình nhân

(CLO) Trong một sự trùng hợp thú vị của vũ trụ, Sao Kim - hành tinh mang tên nữ thần tình yêu La Mã (Venus) - sẽ tỏa sáng rực rỡ nhất vào đúng Ngày lễ Tình nhân (14/2). ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản chung tay đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Nhật Bản để điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giải đáp câu hỏi từ báo chí về động thái của Việt Nam trước thông tin...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Cải tiến phương thức bình chọn

(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ khi ăn măng trong mùa lạnh

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, măng không có chất béo và rất ít đường...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau...

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Mới nhất