Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốHệ sinh thái Android mất lợi thế trước iOS vì tính phân...

Hệ sinh thái Android mất lợi thế trước iOS vì tính phân mảnh


Android (của Google) luôn được biết đến là một hệ điều hành mở khi đem so sánh với iOS (của Apple). Tuy nhiên, chính sự cởi mở và phong phú lựa chọn đấy lại đang trở thành vấn đề gây khó chịu cho người dùng trong quá trình sử dụng. Nói cách khác, hiện có quá nhiều phiên bản Android đồng thời tồn tại thay vì là một thể thống nhất, trái với những gì Apple có thể mang lại.

Khi chọn một chiếc điện thoại Android, người dùng sẽ kỳ vọng máy chạy mọi dịch vụ của Google cũng như các thiết bị khác thuộc hệ sinh thái phần mềm như đồng hồ chạy WearOS, tai nghe. Nhưng thực tế lại không như vậy. Ví dụ đồng hồ Pixel Watch 2 chỉ có thể đồng bộ cài đặt và chế độ với điện thoại Pixel do cùng thuộc “nhà Google”, nhưng với smartphone Android của hãng khác thì không thể.

Hệ sinh thái Android mất lợi thế trước iOS vì tính phân mảnh- Ảnh 1.

Nhiều người chọn iPhone thay vì Android bởi sự đồng bộ trong hệ sinh thái sản phẩm

Ngược lại, nếu chọn dùng Galaxy Watch với điện thoại Android không do Samsung sản xuất, người dùng sẽ phải trải qua nhiều bước phức tạp để cài đặt kết nối mạng di động, dịch vụ Samsung Pay… Sự bất tiện này cho thấy vấn đề lớn nhất của Android hiện nay: thay vì trở thành một thể thống nhất, các nhà sản xuất thiết bị Android đang tạo ra hệ sinh thái của riêng mình, mang lại trải nghiệm kém lý tưởng cho người dùng cuối – những khách hàng được quảng cáo về viễn cảnh các thiết bị Android hoạt động tương thích nhau.

Có quá nhiều… Android cùng tồn tại

Thuật ngữ “phân mảnh” đã được gắn với Android từ lâu, khi có hàng trăm, thậm chí cả ngàn nhà sản xuất smartphone mang sản phẩm chạy nền tảng này đến với người tiêu dùng. Có quá nhiều kích thước máy, cỡ màn hình, cấu hình, phân khúc thiết bị, phiên bản hệ điều hành ở Android, chưa kể mỗi hãng sản xuất lại sử dụng một kiểu thiết kế giao diện khác nhau: Samsung có One UI, OnePlus là OxygenOS, Xiaomi dùng MIUI, Oppo thì ColorOS… Google Pixel thì có riêng hệ điều hành gốc không lẫn với bất kỳ đơn vị nào nhờ lợi thế của nhà phát hành nền tảng. Nhưng tất cả đều trên “cái lõi Android”.

Google cho rằng không dễ dàng yêu cầu tất cả nhà sản xuất phải “chung một mái nhà” trong khi vẫn làm bật lên được sự khác biệt, cái riêng của từng đơn vị. Công ty chỉ đảm bảo trải nghiệm liền mạch giữa các dịch vụ cơ bản thuộc về Dịch vụ Google Play như Google Pay, Cast, sao lưu thiết bị, tính năng chia sẻ nhanh Quick Share (hay Nearby Share)…

Một số nhà sản xuất smartphone nhìn thấy “khoảng trống” của Google tạo ra để tự tạo ra giải pháp của riêng mình, nhưng cũng chỉ hiệu quả trong hệ sinh thái thiết bị của chính họ. Ví dụ với Samsung hay Oneplus, người dùng có thể đồng bộ nhiều thứ giữa điện thoại và máy tính bảng hoặc thiết bị khác của cùng hãng.

Đặc quyền của dòng Pixel

Google từng làm việc với các nhà sản xuất điện thoại Android nhằm đưa ra tiêu chuẩn chung, cũng như chỉ cho họ về viễn cảnh tương lai với nền tảng này. “Gã khổng lồ tìm kiếm” nhảy vào mảng phần cứng với dòng thiết bị thông minh Nexus, sau này dùng tên Pixel.

Nhưng chiến lược đó lại thêm vấn đề cho thị trường. Google giờ đây hoạt động cho hai mục đích trái ngược nhau: một mặt kinh doanh thương hiệu smartphone với bản sắc phần cứng và phần mềm riêng; mặt khác lại cung cấp AOSP (dự án mã nguồn mở Android) cùng các dịch vụ độc quyền của Google cho các nhà sản xuất khác để làm thiết bị thông minh chạy nền tảng của mình.

Google Pixel đang tách biệt so với phần còn lại của thế giới Android

Google Pixel đang tách biệt so với phần còn lại của thế giới Android, khiến quá trình phân mảnh nội bộ càng trở nên sâu sắc

Bằng cách này, Google đang tự cạnh tranh với chính mình và đi ngược với ý tưởng biến hãng thành đơn vị trung tâm có chức năng giám sát, điều phối cho mọi dòng điện thoại Android. Phần mềm và phần cứng của dòng máy Pixel thế hệ mới ngày càng được củng cố nhưng lại khiến chúng trở nên tách biệt với phần còn lại của thế giới Android. Hiện có rất nhiều tính năng độc quyền chỉ có trên điện thoại Pixel, không được xuất hiện trên các máy khác dù chạy cùng hệ điều hành. Một số khác sẽ có, nhưng chậm hơn Pixel một hoặc hai năm nhằm duy trì thế độc quyền.

Ngoài ra, còn có những đặc quyền được miễn phí cho người dùng máy Pixel nhưng lại trả phí đối với khách hàng sử dụng Android đến từ các thương hiệu khác, trong đó có Google One hay một số tính năng trong Google Photos. Tại triển lãm CES 2024 (Mỹ) vừa diễn ra, Google giới thiệu tính năng giúp “ném” nhạc đang chơi từ điện thoại Pixel có hỗ trợ UWB sang máy tính bảng Pixel, tương tự như cách làm trên iPhone với HomePod. Nhưng đây lại là đặc quyền của điện thoại Pixel và hiện chưa có bất kỳ xác nhận nào về khả năng đưa lên máy của hãng khác. Trong khi Google tự tay “đào sâu” hơn sự cách biệt, các thương hiệu khác bắt đầu tính bước đi mới.

Lựa chọn hướng giải quyết

Sự phân chia của các nền tảng bắt đầu rõ rệt hơn khi một số doanh nghiệp quyết định chia tay Android. Amazon sau quãng thời gian sử dụng FireOS dựa trên Android gốc nhưng không có bất kỳ ứng dụng Google nào trong nhiều năm đã chuyển hướng sang thay thế hoàn toàn bằng nền tảng lõi Linux trên mọi thiết bị thông minh của hãng. Tương tự, Huawei cũng tuyên bố sớm dừng hỗ trợ cài phần mềm Android trên hệ điều hành HarmonyOS, cắt đứt sợi dây kết nối cuối cùng giữa 2 nền tảng.

Động thái thay đổi đồng nghĩa người dùng không thể cài kho ứng dụng Google Play hay bất kỳ phần mềm nào từ Android lên thiết bị của Amazon, Huawei.

Có thể thấy sự bất ổn trong “đại gia đình” Android đang vô tình giúp hệ sinh thái OS của Apple bớt phức tạp, đáng trải nghiệm hơn trong mắt nhóm người dùng nhất định. Khách hàng của Apple không phải lo lắng nhiều về việc sản phẩm A liệu có tương thích với thiết bị B của hãng hay không, bởi vấn đề này được giải quyết từ khi còn nằm trong thiết kế. Ở phía ngược lại, người dùng sẽ phải quyết định đầu tư vào Google, Samsung hay một hãng khác để đổi lấy trải nghiệm liền mạch, dù tất cả cùng chạy Android.

Trong tình thế đó, Google trở thành cái tên duy nhất có thể kết nối và cân bằng mọi thứ lại với nhau. Cũng tại CES 2024, giới công nghệ chứng kiến cuộc tích hợp Google Nearby Share với Quick Share của Samsung, TV thông minh của LG có sẵn tính năng Chromecast hay Fast Pair cho Google TV để dễ dàng kết hợp với thiết bị từ nhà sản xuất khác.

Tuy nhiên để chấm dứt cảnh “lục đục” vì phân mảnh, rối loạn chức năng giữa thiết bị của các hãng phần cứng, Google sẽ phải làm được nhiều hơn thế nếu không muốn tiếp thêm lợi thế cho Apple.



Source link

Cùng chủ đề

Đầm Thị Nại – “lá phổi xanh” của phố biển Quy Nhơn

(NLĐO) - Được ví như “lá phổi xanh” của TP Quy Nhơn, đầm Thị Nại là đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Bình Định với hệ sinh thái phong phú và nhiều thắng cảnh đẹp. ...

Bãi biển khiến bao người mê đắm ở Côn Đảo

(NLĐO)- Côn Đảo không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng mà còn nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ của rừng và biển ...

Lộ diện iPhone 17 Air

Bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội X mới đây bởi "chuyên gia tin đồn" Majin Bu cho thấy mặt lưng của điện thoại với logo Apple quen thuộc và cụm camera nằm ngang. Đáng chú ý, cụm camera chỉ có một lỗ cho ống kính, lỗ còn lại nhỏ hơn dành cho đèn flash. Theo nguồn tin từ PhoneArena thì rất có thể đây là iPhone 17 Air- phiên bản siêu mỏng của dòng iPhone. Bởi,...

Giám đốc Quỹ VinVentures: Nhà đầu tư dần chuyển hướng ưu tiên vào những lĩnh vực bền vững

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nhiều quỹ đầu tư ngoại gắn bó lâu với thị trường, và số quỹ có trên năm thương vụ 'chỉ đếm trên đầu ngón tay'. * Các nhà đầu...

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Những năm tới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam cần các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn đầu tư, sử dụng các kết quả của tổ chức khởi nghiệp. Ngoài ra, để nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trở thành trung tâm khởi nghiệp của khu vực, Việt Nam cần xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý tương xứng với tiềm lực, yêu cầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Đẳng cấp, xa hoa – tất cả hội tụ trong những thiết kế váy tiệc này

Những chất liệu cao cấp như lụa, satin, nhung hoặc sequins cùng đường cắt may tinh xảo và...

Sau tết, các trường mầm non TP.HCM hoạt động như thế nào?

Sau tết, các trường mầm non tại TP.HCM đón trẻ đi học lại từ sáng 3.2 (mùng 6 tháng giêng âm lịch). Những ngày đầu năm Ất Tỵ, số trẻ đến trường các cơ sở mầm non như thế nào, bao nhiêu trẻ...

Bài đọc nhiều

Tải video TikTok không logo về máy tính với vài thao tác đơn giản

Tải video TikTok không logo về máy tính là phương pháp hữu ích để lưu trữ hoặc chỉnh sửa video theo ý thích. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải video TikTok không logo về máy tính siêu nhanh.

Ra mắt chatbot AI Phật giáo đầu tiên trên thế giới tại Bhutan

Chatbot có tên Buddhabot, phát triển từ năm 2021 với bản dịch tiếng Nhật của Sutta Nipata.

Cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế sử dụng công nghệ AI phát hiện các giao dịch bất thường

Tổng cục Thuế xác định, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ cốt lõi nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, cải cách và phát triển bền vững.

Mới nhất

Thỏi vàng 9999 y như thật hút khách sát ngày vía Thần Tài

TPO - Nhiều loại bánh cúng nhân ngày vía Thần Tài vô cùng độc đáo, được người thợ làm bánh tạo hình thành bánh kem hũ vàng, bánh bao tiền, bánh thỏi vàng, bánh đào tiên... giá chỉ từ 12.000 đồng/cái được người dân ở TPHCM xếp hàng chờ mua. 06/02/2025 |...

Brazil nói BRICS có quyền ‘rời xa’ USD, không ngần ngại tăng thuế quan với Mỹ; thêm hai nước ‘bắt tay’ sử dụng đồng...

Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có quyền tìm kiếm giải pháp thay thế cho đồng USD trong giao thương quốc tế.

Số hóa việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị liên quan văn bản quy phạm pháp luật

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký duyệt Đề án 'Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật'. Theo Quyết định số 244/QĐ-TTg, mục tiêu của đề án nêu trên nhằm ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông...

Xe vào cao tốc Bến Lức

Sau nửa tháng đưa vào khai thác, cao tốc Bến Lức - Long Thành vẫn thông thoáng, phương tiện ra vào chủ yếu là ô tô cá nhân, ô tô du lịch và xe khách. Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sau gần nửa tháng đi vào khai thác, đoạn cuối tuyến cao tốc Bến Lức -...

Động cơ đằng sau lời kêu gọi kiểm soát Gaza của ông Trump là gì?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến dư luận dậy sóng khi tuyên bố Mỹ sẽ "tiếp quản" và "sở hữu" Dải Gaza, đồng thời muốn đẩy người dân Palestine...

Mới nhất