Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐề xuất lập tổ liên ngành gỡ khó cho điện khí, gió...

Đề xuất lập tổ liên ngành gỡ khó cho điện khí, gió ngoài khơi


Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ lập tổ công tác liên ngành gỡ vướng cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi kịp vận hành trước 2030.

Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô công suất 23 dự án nhà máy điện khí đưa vào vận hành đến năm 2030 là hơn 30.420 MW, trong đó có 13 nhà máy sử dụng khí LNG, chiếm 74% tổng công suất. Hiện mới có Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW) đã vận hành năm 2015, một dự án đang xây dựng là Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 (1.624 MW). Còn lại 18 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư (23.640 MW) và 3 đang chọn nhà đầu tư (4.500 MW).

Điện gió ngoài khơi sẽ đạt khoảng 6.000 MW vào 2030, theo Quy hoạch điện VIII. Song chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư.

Bộ Công Thương lo các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi sẽ khó kịp vận hành thương mại trước 2030. Bởi, triển khai dự án điện khí LNG thường mất 7-8 năm, điện gió ngoài khơi 6-8 năm, trong khi nhiều chính sách cho hai loại nguồn điện này chưa rõ ràng.

Báo cáo gửi Thủ tướng gần đây, Bộ Công Thương nêu vướng mắc trong phát triển các dự án là “vấn đề rất mới, liên quan tới nhiều cấp có thẩm quyền, bộ ngành”. Do đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng lập Tổ công tác liên ngành Chính phủ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, sửa đổi các quy định đồng bộ, khả thi.

Các vướng mắc trong phát triển các dự án điện khí LNG được cơ quan quản lý năng lượng nêu tại báo cáo gửi Chính phủ. Đó là, thiếu cơ sở pháp lý để đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) có cam kết bao tiêu sản lượng dài hạn, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện. Đây cũng là các lý do dự án Nhơn Trạch 3 và 4 đã xây dựng được 73% tiến độ nhưng chưa đàm phán xong, ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thêm yêu cầu, như áp dụng luật nước ngoài (Anh hoặc Singapore), Chính phủ bảo lãnh thanh toán và chấm dứt hợp đồng của EVN, bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro liên quan đến tiến độ dự án đấu nối và truyền tải.

Bộ Công Thương cho hay, hiện không có quy định về cam kết bao tiêu sản lượng tối thiểu với các nhà máy tham gia thị trường điện. EVN và chủ đầu tư các nhà máy đàm phán, thỏa thuận sản lượng theo hợp đồng.

Tuy nhiên, việc này cũng dẫn tới trường hợp sản lượng cam kết vượt quá nhu cầu thực tế. Khi đó nhà máy sẽ không phát điện nhưng EVN vẫn phải trả tiền điện, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của tập đoàn này. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ giao các bộ xây dựng cơ chế tài chính cho EVN, PVN để không tạo sức ép lên giá điện và gánh nặng cho EVN.

Liên quan bảo lãnh nghĩa vụ của EVN với hợp đồng mua bán điện, theo Bộ Công Thương, đây là hợp đồng thương mại đơn thuần giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp, Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này. Tức là, doanh nghiệp nhà nước phải tự chịu trách nhiệm trong phần vốn của mình như doanh nghiệp khác, theo Bộ Công Thương.

Ngoài ra, hiện không có cơ chế để Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh tỷ giá hối đoái cho nhà đầu tư. Tức là hiện thiếu cơ sở pháp lý thực hiện bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ trong dự án điện khí, báo cáo gửi Thủ tướng nêu.

Với cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện, Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đồng ý về nguyên tắc chuyển ngang giá khí sang giá điện với dự án Lô B, Cá Voi Xanh, LNG Nhơn Trạch 3 và 4. Song Chính phủ lưu ý, đàm phán bao tiêu sản lượng điện và khí tại dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là thỏa thuận sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Do nhiều vướng mắc, thiếu cơ sở pháp lý nên cơ quan quản lý năng lượng dự tính chỉ đưa vào được thêm 6 dự án vận hành trước 2030, với tổng công suất 6.600 MW. Số này gồm các dự án trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, Hiệp Phước. Các dự án còn lại chỉ vận hành trước năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán hợp đồng mua bán điện và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Còn dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện Lô B, Cá Voi Xanh phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn là mỏ khí – Lô B.

Còn với điện gió ngoài khơi, lý do chưa có dự án nào triển khai được vì vướng loạt quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Bên cạnh đó, để các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi kịp vận hành theo Quy hoạch điện VIII, các cơ chế vướng mắc liên quan tới các luật, như Luật Đất đai, Luật Giá, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, và các văn bản hướng dẫn, cần cơ quan có thẩm quyền cần sớm sửa đổi, tháo gỡ.

Cuối tháng 11, các doanh nghiệp từng kiến nghị Bộ Công Thương và cho rằng cần có nghị quyết, chủ trương của cấp có thẩm quyền về cơ chế đặc thù cho nhà đầu tư khi triển khai dự án thuộc hai loại nguồn điện này.


Phương Dung



Source link

Cùng chủ đề

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2024, kim...

Đốc thúc triển khai nhanh dự án điện

Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Thu hồi dự án, nếu...

Cơ chế điện gió ngoài khơi: Vẫn kém hấp dẫn, nhiều rủi ro

Cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi được kỳ vọng là sẽ tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đánh giá nhiều quy định vẫn chưa phù hợp và có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư. ...

Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống

Đều có hiệu lực ngay trong tháng 1/2025, nhiều quy định mới của Luật Đầu tư công và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật về đầu tư sắp đi vào cuộc sống, với kỳ vọng tạo đột phá, giải phóng nguồn lực đầu tư công, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đều có hiệu lực ngay trong tháng 1/2025, nhiều quy định mới của Luật Đầu tư công và Luật sửa đổi,...

Phê duyệt ĐTM Nhà máy điện khí LNG Hải Lăng, sẽ nhận chìm 1,1 triệu m³ vật chất

Thi công Nhà máy LNG Hải Lăng giai đoạn 1 sẽ phát sinh hơn 2,1 triệu m³ vật chất nạo vét, trong đó 1 triệu m³ làm vật liệu san lấp, còn lại gần 1,1 triệu m³ được nhận chìm tại vùng biển. Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Hàng nghìn lượt khách dự sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” tại Meyhomes Capital Phú Quốc

ANTD.VN - Với không gian nghệ thuật lung linh, kết hợp cùng nhiều hoạt động mang màu sắc văn hóa truyền thống và những trải nghiệm giải trí hiện đại, sự kiện “Ice cũng có Tết 2025” đã thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước ghé đến tham dự nhân kỳ nghỉ lễ Tết Ất Tỵ 2025 vừa qua. ...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Khách quốc tế Kyrgyzstan đến Phú Quốc tăng ‘choáng ngợp’

Chỉ trong 5 ngày Tết Nguyên đán 2025, tại cảng hàng không quốc tế Phú Quốc lượng chuyến bay tăng 64%, lượng khách tăng 47% so với cùng kỳ năm 2024. Ngày 6-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Thế Dương, ...

Giá vàng hôm nay 7/2/2025 vọt tăng ngày vía Thần Tài, SJC và nhẫn lên 90 triệu

Giá vàng hôm nay 7/2/2025 trong nước bật tăng mạnh vào ngày vía Thần Tài, đắt thêm gần nửa triệu đồng mỗi lượng dù giá thế giới tiếp tục giảm. Vàng nhẫn và miếng SJC vọt lên 90 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh đi lên. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 86,5-89,5 triệu đồng/lượng (mua...

Cùng chuyên mục

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. Ngày 9-2, Chính phủ New Zealand cho biết nước này sẽ tiếp tục nới lỏng các quy...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. Theo đề án metro, TP.HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. Du lịch Thành Thành Công: doanh...

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện...

Mới nhất

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo,...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Mới nhất