Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNASA mở nắp hộp mẫu vật tiểu hành tinh mắc kẹt nhiều...

NASA mở nắp hộp mẫu vật tiểu hành tinh mắc kẹt nhiều tháng


MỹHai chốt khóa bị kẹt khiến NASA không thể thu hồi mẫu vật chất vô giá lấy từ tiểu hành tinh cuối cùng đã mở sau quá trình kéo dài nhiều tháng.





Nhân viên NASA tìm cách mở nắp khoang chứa mẫu vật. Ảnh: Robert Markowitz/NASA

Nhân viên NASA tìm cách mở nắp khoang chứa mẫu vật. Ảnh: Robert Markowitz/NASA

NASA hôm 11/1 thông báo lấy được 70 g đá và bụi từ OSIRIS-REx, nhiệm vụ bay gần 6,4 triệu km để thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu gần Trái Đất, theo CNN. Hồi tháng 10/2023, các nhân viên NASA không thể tiếp cận một số vật chất nằm ở khoang chứa bên trong thiết bị mang tên Touch-and-Go Sample Acquisition Mechanism (TAGSAM), cánh tay robot với khoang chứa ở đầu để đựng mẫu vật từ Bennu. Nắp khoang đóng kín nhờ 35 chốt khóa, nhưng có hai chốt quá quá khó mở.

Việc cạy nắp cơ cấu này không phải nhiệm vụ đơn giản. NASA phải sử dụng vật liệu và dụng cụ đã duyệt quanh khoang chứa để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc hoặc ô nhiễm mẫu vật. “Những dụng cụ mới này cũng cần hoạt động bên trong không gian chật chội bằng hộp đựng găng tay, dẫn đến hạn chế độ cao, trọng lượng và chuyển động cong của chúng”, tiến sĩ Nicole Lunning, quản lý nhiệm vụ OSIRIS-REx ở Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA tại Houston, giải thích. “Đội quản lý cực kỳ kiên nhẫn và đã làm rất tốt để tháo chốt khóa khỏi nắp của TAGSAM”.

Để giải quyết vấn đề, NASA tạo ra hai dụng cụ từ thép không gỉ dùng trong y tế, kim loại cứng nhất được duyệt sử dụng. Trước khi xử lý chốt khóa mắc kẹt, đội ngũ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson kiểm tra dụng cụ trong phòng thí nghiệm diễn tập, chậm rãi tăng lực để đảm bảo dụng cụ có thể tháo thành công móc khóa. Đến chiều ngày 11/1, NASA cho biết cần thêm vài bước tháo dỡ nữa. Sau đó, họ có thể chụp ảnh, lấy và cân mẫu vật ẩn trong khoang.

Kết quả phân tích vật liệu từ Bennu mà các nhà nghiên cứu NASA thu thập vào mùa thu năm ngoái hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh chứa lượng nước dồi dào ở dạng khoáng vật sét sét ngậm nước cũng như carbon. Nhóm nghiên cứu cho rằng dấu hiệu của nước trên tiểu hành tinh củng cố giả thuyết hiện nay về cách nước xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng tỷ năm.

“Lý do Trái Đất trở thành hành tinh ở được với đại dương, sông hồ và nước mưa, là bởi khoáng vật sét rơi xuống hành tinh cách đây 4 – 4,5 tỷ năm”, Dante Lauretta, nhà nghiên cứu chính của nhiệm vụ OSIRIS-REx, cho biết.

Một số mẫu vật Bennu thu thập trước đó đã được niêm phong trong hộp chứa để nghiên cứu trong nhiều thập kỷ tới, theo NASA.

An Khang (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Va chạm vũ trụ khiến NASA “lạc lối” ở hành tinh khác

(NLĐO) - Dữ liệu mà tàu NASA mang tên InSight thu về từ hành tinh láng giềng có thể đã đem lại một số lầm lẫn lớn. ...

Các hẻm núi lớn được khắc lên mặt trăng trong chớp mắt

Hẻm núi lớn (Grand Canyon) ở bang Arizona của Mỹ phải mất hàng triệu năm mới tượng hình, trong khi hai hẻm núi kích thước tương tự được khắc lên bề mặt mặt trăng chỉ trong vòng 10 phút. ...

Mẫu vật ngoài Trái Đất tàu Mỹ đem về chứa 19 yếu tố sự sống

(NLĐO) - Các "khối xây dựng sự sống" từ mẫu vật tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về Trái Đất hứa hẹn viết lại lịch sử hệ Mặt Trời. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek bị tấn công mạng, ngừng cho đăng ký người dùng mới

Gây tiếng vang với mô hình AI giá rẻ, DeepSeek của Trung Quốc ghi nhận nhanh chón làn sóng người dùng mới muốn trải nghiệm sản phẩm "ngon, bổ, rẻ" nhưng vừa hứng chịu cả các cuộc tấn công mạng. Trong thông báo cuối...

Ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật

Việc ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý kiến nghị về văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị kịp thời và giám sát quá trình tiếp nhận. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 5/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

“Quái thú sa mạc” dài 15 m lộ dấu vết ở Mông Cổ

(NLĐO) - Hóa thạch đáng sợ giữa sa mạc Gobi đã tiết lộ một loài quái thú khổng lồ tồn tại 70 triệu năm về trước. ...

Australia cấm sử dụng DeepSeek trên các thiết bị của chính phủ

Bộ Nội vụ Australia ngày 4/2 đã công bố hướng dẫn mới nhất về việc cấm DeepSeek - công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển - trên tất cả các thiết bị của chính phủ do lo ngại vấn đề an ninh. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

(NLĐO) - Một hàm răng kỳ lạ có niên đại lên tới 1,4 triệu năm đã giúp xác định một loài mới "gần với con người". ...

Xuyên đêm ở ‘thủ phủ’ cá lóc nướng ngày vía Thần tài

TPO - Chuẩn bị ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), hàng chục cửa hàng cá lóc nướng trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú, TPHCM) nhộn nhịp nướng cá xuyên đêm để chuẩn bị phục vụ khách hàng.  07/02/2025 | 05:50 TPHCM: ...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Mới nhất

Nữ giám đốc 63 tuổi nhập viện vì xơ gan, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Nữ giám đốc phát hiện bị xơ gan thừa nhận ngày nào cũng ăn thịt bò bít tết và uống rượu vang đỏ... ...

Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm tiếp xã giao Tổng Giám đốc A*STAR

(MPI) - Ngày 07/02/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã có buổi tiếp xã giao Tổng Giám đốc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR) Beh Kian Teik cùng Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam. ...

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sau tinh gọn

Kinhtedothi-Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Theo tờ trình, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo...

Mới nhất