Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThêm bằng chứng về khả năng phục hồi của Nga trước trừng...

Thêm bằng chứng về khả năng phục hồi của Nga trước trừng phạt, Moscow dùng “chiến thuật phản công” nào?


Nga đang trên đà đạt kỷ lục khoan dầu năm thứ hai liên tiếp (năm 2022 và 2023) – bằng chứng cho thấy khả năng phục hồi của quốc gia trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga đẩy mạnh hoạt động khoan dầu trong năm 2023
Nga đẩy mạnh hoạt động khoan dầu trong năm 2023

Hoạt động khoan dầu bùng nổ diễn ra cùng lúc với sự phục hồi cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu dầu của Nga.

Theo dữ liệu Bloomberg thu thập được, 11 tháng đầu năm 2023, Nga đã khoan các giếng sản xuất dầu với tổng độ sâu 28.100 km, ghi nhận kỷ lục mới của đất nước.

Bùng nổ khoan dầu

Tốc độ khoan dầu bùng nổ – trong bối cảnh sản xuất khá ổn định – cũng đưa ra dấu hiệu về một số vấn đề dài hạn có thể đang hình thành đối với ngành dầu mỏ của đất nước. Có lẽ, ngành công nghiệp này đang nỗ lực hơn để duy trì sản lượng từ các giếng dầu lâu đời nhất.

Sự gia tăng nói trên diễn ra bất chấp áp lực của các nước phương Tây đối với ngành năng lượng Nga – vốn được xem là nguồn tài trợ chính cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Điện Kremlin ở Ukraine. Dầu mỏ đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh, từ cấm nhập khẩu, giới hạn giá đến cấm xuất khẩu công nghệ.

Năm ngoái, Mỹ đã trừng phạt hàng chục công ty sản xuất thiết bị khoan và phát triển kỹ thuật sản xuất mới của Nga nhằm mục đích “hạn chế khả năng khai thác trong tương lai”. Trong khi đó, năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã áp đặt “hạn chế xuất khẩu toàn diện đối với thiết bị, công nghệ và dịch vụ cho ngành năng lượng ở Nga”.

Hai trong số những nhà cung cấp dịch vụ dầu mỏ lớn nhất thế giới – Halliburton và Baker Hughes – đã chính thức bán các văn phòng ở Nga và rút lui khỏi thị trường này.

Dù vậy, dữ liệu chỉ ra rằng, các biện pháp hạn chế nói trên phần lớn đã thất bại.

Daria Melnik, Phó Chủ tịch phụ trách thăm dò và sản xuất tại công ty nghiên cứu Rystad Energy A/S có trụ sở tại Oslo (Na Uy) cho biết: “Chỉ khoảng 15% thị trường khoan nội địa của Nga phụ thuộc vào công nghệ từ những quốc gia không thân thiện”.

Việc các công ty dịch vụ dầu khí lớn của phương Tây rút khỏi Moscow có tác động tối thiểu bởi những công ty con tại các địa phương vẫn hoạt động bình thường.

Bloomberg dẫn giữ liệu ngành cho thấy, tốc độ khoan thăm dò của Nga cũng đã phục hồi tăng trưởng sau khi giảm do đại dịch Covid-19, mặc dù vẫn ở dưới mức đỉnh năm 2019.

Daria Melnik, nhà phân tích cấp cao của Rystad Energy – một công ty nghiên cứu độc lập chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư – nhấn mạnh: “Trong thời kỳ khủng hoảng, khi các công ty phải tối ưu hóa ngân sách đầu tư, các dự án có rủi ro cao (bao gồm cả việc thăm dò) sẽ bị cắt giảm”.

Lời cảnh báo đi kèm

Sự bùng nổ hoạt động khoan dầu là dấu hiệu chứng minh khả năng phục hồi của Nga trước các biện pháp trừng phạt năng lượng của phương Tây, nhưng tốc độ hoạt động cũng mang theo một lời cảnh báo.

Trong quá khứ sự tăng/giảm của hoạt động khoan dầu của quốc gia phần lớn diễn ra đồng bộ với những thay đổi về sản lượng. Tuy nhiên, vào năm 2023, sự bùng nổ hoạt động khoan diễn ra cùng với việc cắt giảm sản lượng – vấn đề mà Moscow cùng với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thực hiện.

Gennadii Masakov, Giám đốc trung tâm nghiên cứu của Ykov & Partner nhận định: “Các giếng mới chỉ được đưa vào hoạt động khi các mỏ đang sản xuất hiện đang cạn kiệt”.

Theo một báo cáo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, tính đến năm 2022, các mỏ dầu đã hoạt động hơn 5 năm của Nga chiếm gần 96% tổng sản lượng dầu của đất nước này.

Sergey Vakulenko, một chuyên gia kỳ cựu trong ngành khoan dầu ở Nga cho rằng, sự suy giảm tự nhiên về sản lượng ở các mỏ dầu là vấn đề mà ngành công nghiệp dầu khí của Nga đối mặt thường xuyên. Thực trạng cần được bù đắp bằng hoạt động khoan mới tại các mỏ hiện tại hoặc tại các địa điểm hoàn toàn mới.

Ông cho biết: “Các dự án mỏ dầu mới được lên kế hoạch sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, thường sử dụng công nghệ phương Tây. Do đó, Nga cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với các công nghệ mà nước này đang có. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Moscow có thể phải triển khai các giếng dầu sử dụng công nghệ đơn giản hơn.

Điều này sẽ khiến các giếng dầu chỉ đạt năng suất thấp và chi phí sản xuất mỗi thùng dầu tốn kém hơn”.

Nhẹ nhàng vượt trừng phạt

Theo giới chuyên gia, vị thế của Nga trên thị trường dầu mỏ toàn cầu phần lớn vẫn không bị suy giảm cho đến năm 2024 – mặc “bão” trừng phạt của phương Tây.

“Chiến thuật phản công” của Điện Kremlin nhằm chuyển các chuyến hàng chở dầu từ châu Âu sang châu Á được đánh giá là cực kỳ thành công. Nó đã giúp duy trì vị thế thị trường của Nga với tư cách là nhà khai thác dầu lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Saudi Arabia) và là nước xuất khẩu lớn thứ hai.

Cuối tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak chia sẻ, các đối tác chính của Moscow là Trung Quốc, với thị phần đã tăng lên khoảng 45-50%. Tất nhiên là có cả Ấn Độ. Trong hai năm, tổng thị phần cung cấp cho Ấn Độ đã lên tới 40%.

Phó Thủ tướng nói thêm rằng, thị phần xuất khẩu dầu thô của Nga sang châu Âu đã giảm từ khoảng 40-45% xuống chỉ còn khoảng 4-5%.

Ông khẳng định: “Hoạt động khai thác của Nga sẽ không bị đình trệ, ngoại trừ những bước thụt lùi tạm thời ngay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt trong quý I,II/2022”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc chỉ trích lệnh cấm vận mới của Mỹ đối với Nga

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa áp đặt thêm hàng trăm lệnh cấm vận mới nhằm gia tăng áp lực lên Nga, đồng thời củng cố các biện pháp đã được thực thi trước đó. ...

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Dù thành viên sốc vì hành động của Tổng thống Trump, NATO vẫn quyết bám víu Mỹ đến cùng, nói ‘ngớ ngẩn’ nếu xa...

Ngày 3/2, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte khẳng định, căng thẳng thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sẽ không ảnh hưởng đến năng lực răn đe tập thể của liên minh quân sự này.

Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở...

Nhận định “sân chơi” của nhà đầu tư trong năm 2025, giá chung cư Hà Nội đã qua đỉnh sốt, dự án nhà ở xã hội đắt nhất Thủ đô, quy định về cấp sổ đỏ cho đất được giao sử dụng nhiều năm chưa có quy hoạch… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới ...

Sân bay đông khách quay lại sau Tết

Nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu ghi nhận lượng khách quay trở lại sau Tết đông đúc. Taxi, xe công nghệ ở sân bay được yêu cầu tăng 25% số lượng xe để đáp ứng nhu cầu khách. Để...

Canada, Mexico tung đòn thuế vào Mỹ: Vòng xoáy trả đũa nguy hiểm

Canada và Mexico đã có những động thái đánh thuế Mỹ và cho biết sẽ trả đũa tới cùng. Trong khi sắc lệnh của ông Donald Trump có điều khoản trả đũa nếu bất kỳ quốc gia nào có hành động đáp trả. Vòng xoáy trả đũa báo động kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa đưa ra tuyên bố sẽ áp thuế 25% với 106 tỷ USD hàng hóa Mỹ, ngay sau khi Tổng thống Donald...

Cùng chuyên mục

Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB

Với giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank ước tính cần chi 555 tỷ đồng. Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPBVới giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành...

Giá chung cư Hà Nội qua đỉnh sốt, chủ nhà đang cắt lãi chứ không phải cắt lỗ, lộ diện dự án nhà ở...

Nhận định “sân chơi” của nhà đầu tư trong năm 2025, giá chung cư Hà Nội đã qua đỉnh sốt, dự án nhà ở xã hội đắt nhất Thủ đô, quy định về cấp sổ đỏ cho đất được giao sử dụng nhiều năm chưa có quy hoạch… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Tiếp tục lao lên mức kỷ lục mới

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay đã phá đỉnh cũ để tăng lên mức kỷ lục mới sau khi Mỹ chuẩn bị áp dụng chính sách thuế quan mới với một số nước ...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu năm... ...

Xếp hạng thu nhập nhân viên ngân hàng mới nhất: Nhà vô địch ‘cô đơn trên đỉnh’

Techcombank tiếp tục xô đổ kỷ lục của chính mình về mức đãi ngộ cho nhân viên khi thu nhập bình quân mỗi tháng của nhân viên nhà băng này đạt cột mốc mới: 48 triệu đồng/người/tháng trong năm 2024. Tính tới đầu tháng 2, ngoại trừ Eximbank, Agribank và 5 ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chuyển giao bắt buộc (SCB, DongA Bank, MBV, VCBNeo, GPBank) chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, đã...

Mới nhất

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở...

Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn

Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu tiên của Tetra Pak Việt Nam, có cuộc trò chuyện với Báo Đầu tư để nhìn lại bức tranh ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2024 và chia sẻ các xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt...

Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu VPB

Với giá cổ phiếu VPB đóng cửa ngày 3/2 ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, bà Phạm Thị Nhung - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của VPBank ước tính cần chi 555 tỷ đồng. Một lãnh đạo VPBank tính chi hàng trăm tỷ đồng mua khớp lệnh 30 triệu cổ phiếu...

Hà Nội đề xuất hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng

Sở Nội vụ TP Hà Nội vừa đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND TP phương án hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, giữ nguyên Sở Quy hoạch - Kiến trúc. ...

Mới nhất

Phở là kết nối