Trang chủNewsThời sựPhát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào...

Phát huy thành tựu 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo – Bài 3: Kỳ vọng đổi mới thi cử


Đổi mới thi cử (thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học) là câu chuyện luôn thời sự, được cả xã hội quan tâm. Trong hơn 10 năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực đổi mới, song câu chuyện đổi mới vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội. Nếu vấn đề đổi mới được hoạch định một cách bài bản, tầm nhìn xa hơn, có lẽ không vấp phải những sự cố đáng tiếc như thời gian qua…

Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2023. Ảnh: THANH HÙNG
Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2023. Ảnh: THANH HÙNG

Đổi mới theo kiểu chắp vá

Từ khi Nghị quyết 29 ra đời, công cuộc đổi mới thi cử được Bộ GD-ĐT nỗ lực thực hiện nhiều lần nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu hiệu quả. Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, năm 2015 có một dấu ấn lớn trong lịch sử thi cử và tuyển sinh, khi mà lần đầu tiên 2 kỳ thi song hành là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) “3 chung” được thống nhất thành một kỳ thi THPT quốc gia hay còn gọi là kỳ thi “2 trong 1” – vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp và dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ. Với sự thống nhất này, 2 khâu thi và khâu tuyển được tách riêng.

Tuy nhiên, bản thân kỳ thi này cũng được tiếp tục đổi mới trong khâu tổ chức. Nhìn chung, những lần đổi mới này chưa như mong đợi, luôn xuất hiện những sự cố đáng tiếc ở những khâu quan trọng như chấm thi, đề thi…

Điểm đen nhất trong lịch sử thi cử của nước nhà chính là kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, khi 11 cán bộ ngành giáo dục của 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình phải vướng vòng lao lý vì liên quan đến việc gian lận, chỉnh sửa, nâng điểm cho 347 bài thi. Có những thí sinh điểm được nâng lên từ 26,8 đến 29,95 điểm so với điểm thực tế…

Và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã trở thành một kỳ thi kỳ lạ nhất khi nhiều môn thi điểm cao bất ngờ so với năm 2020. Đơn cử như môn Tiếng Anh từ chỗ đội sổ năm 2020 đã nhảy lên thành môn có số lượng điểm 10 nhiều nhất… Kết quả thi này dẫn đến mùa tuyển sinh ĐH năm 2021 có nhiều điểm nghịch lý, đó là điểm chuẩn vào nhiều trường cao chót vót, trong đó nhiều ngành có điểm chuẩn tăng đến 11 điểm, có ngành lấy điểm chuẩn trên 30 điểm, hàng trăm thí sinh dù đạt 29,5 điểm, 30 điểm vẫn không trúng tuyển.

Cũng trong năm 2021, đề thi môn Sinh học đã bị lộ và 2 cán bộ tổ trưởng và tổ phó được phân công tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và hội đồng ra đề thi môn Sinh học đã phải hầu tòa vào tháng 7-2023…

Có thể nói, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về giám sát kỳ thi THPT quốc gia là bức tranh toàn diện nhất cho việc gom 2 kỳ thi thành 1, đó là: Về đề thi, dù Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi dựa trên cơ sở ngân hàng đề thi được xây dựng “theo hướng chuẩn hóa”, mô phỏng quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa của các nước tiên tiến trên thế giới

Nhưng trên thực tế, cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi của bộ chưa đảm bảo các tiêu chí về chuẩn hóa (quy trình triển khai thực tế chưa được thẩm định, giám sát và đánh giá độc lập về tính khách quan, khoa học khi đây là những yêu cầu với việc ra đề thi cấp quốc gia). Phần lớn ngân hàng câu hỏi dựa trên nguồn là mẫu đề thi của các trường THPT trên cả nước.

Trông chờ một đổi mới triệt để

Trước sức ép của dư luận, vừa qua Bộ GD-ĐT công bố kế hoạch thi tốt nghiệp THPT năm 2025-2030 có một vài điểm mới như: thi tốt nghiệp có 4 môn (2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn); sử dụng công nghệ thông tin trong công tác thi. Từ năm 2030 trở đi, bắt đầu thi trên máy tính, cùng với đó là công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi chung cho các địa phương… Nhìn chung, những thay đổi này vẫn chỉ mang tính kỹ thuật mà chưa thể hiện được chính sách đổi mới căn bản ở tầm vĩ mô.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), những chính sách thi tốt nghiệp THPT đang tạo ra những bất cập, ảnh hưởng phần nào đến mục tiêu giáo dục. Thi, kiểm tra chưa phải vì sự học của học sinh mà vẫn là kiểm tra đánh giá vì thi cử, hay còn gọi là dạy và học theo thi cử… đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy như: học lệch, học sinh thiếu quan tâm đến học toàn diện, thầy cô thì chú trọng dạy nội dung môn thi liên quan đến thi cử, gây căng thẳng cho giáo viên, không đánh giá được năng lực của học sinh…

“Xem ra chưa có biện pháp ngăn chặn sự thiếu trung thực trong báo cáo thành tích học tập của học sinh qua học bạ. Tại sao không thể ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điểm số và lưu trữ thành tích học tập của học sinh sao cho không thể có sự can thiệp vào điểm số đã được nhập lên hệ thống? Nếu đánh giá theo năng lực thì cách ra đề thi kiểu trắc nghiệm hiện nay sẽ rất thách thức, mà thực tế người ta thường phải đánh giá theo quá trình bằng các hình thức khác nhau”, TS Hoàng Ngọc Vinh đề xuất.

Một nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhìn nhận, tinh thần của Nghị quyết 29 là đổi mới toàn diện, trong đó có việc thi cử. Vừa qua, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 vẫn chưa có gì đột phá về hình thức, vẫn là thi gì thì học nấy. Điều này sẽ dẫn đến sự học lệch. Như vậy, mục tiêu của giáo dục phổ thông sẽ khó thể hiện những kiến thức phổ thông của học sinh tốt nghiệp để có năng lực đầy đủ do học lệch vì cách thi gây ra.

Do đó, từ nay đến năm 2030 nên có cách đổi mới theo hướng đánh giá năng lực tổng hợp cho học sinh THPT. Đổi mới căn bản thi tốt nghiệp THPT nói riêng và thi kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông nói chung phải là sự đánh giá toàn diện mà không phải lựa chọn môn này hay môn kia nhằm chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng đối diện với muôn vàn thách thức trong tương lai.

Những lần đổi mới thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH

* Giai đoạn 2015-2016: Hợp nhất 2 kỳ thi THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thành 1 kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi do các trường ĐH, CĐ tổ chức. Các trường ĐH, CĐ trên cả nước chủ yếu dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để thực hiện công tác xét tuyển.

* Giai đoạn 2017-2019: Công tác tổ chức kỳ thi THPT được giao cho các sở GD-ĐT địa phương thực hiện. ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM tiên phong tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực làm một trong nhiều phương thức tuyển sinh

* Giai đoạn 2020 cho đến nay: Kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành kỳ thi THPT với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và xét tuyển ĐH. Ngoài 2 ĐH quốc gia, có thêm nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển ĐH.

TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM: Cần có quyết tâm đổi mới triệt để

Đổi mới phương thức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là việc lớn, mang tầm quốc gia, nhưng những phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi sao cho phù hợp với tổng thể cải cách giáo dục, chương trình sách giáo khoa. Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi mới bắt đầu từ năm 2025.

Từ nay đến năm 2025 là khoảng thời gian rất ngắn nên rất khó cho việc quan trọng nhất đó là xây dựng ngân hàng đề thi, chuẩn bị hạ tầng công nghệ cho việc thi trên máy tính ở những năm tiếp theo. Còn các trung tâm khảo thí độc lập tầm quốc gia thì vẫn chưa được thành lập.

Do đó, cần có một đánh giá tổng thể về công tác thi cử trong thời gian qua, để nhìn nhận những ưu khuyết điểm trong những lần đổi mới và có tính kế thừa. Khi đó, từng giải pháp, từng kế hoạch sẽ được các chuyên gia giáo dục, xã hội tham gia đóng góp ý kiến để cùng thực hiện. Nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm đổi mới thật sự thì sẽ làm được.

PGS-TS ĐỖ VĂN XÊ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: Đổi mới thi cử không thể vội vàng

Cả xã hội đều mong muốn làm sao cho việc thi cử nhẹ nhàng, khách quan, công bằng và có kết quả đánh giá đúng. Lâu nay chúng ta quá xem nặng đầu vào khiến thi cử áp lực, tốn kém, căng thẳng nhưng kết quả năm nào cũng có chuyện để nói.

Trong khi đó, chất lượng đào tạo ĐH không phải quyết định ở đầu vào mà là cả quá trình đào tạo. Các nước trên thế giới từ rất lâu đã thông qua các trung tâm khảo thí để đánh giá kiến thức, sử dụng kết quả vào trường ĐH. Nếu Việt Nam thành lập được Trung tâm khảo thí quốc gia, xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi đủ chuẩn để tổ chức thi, thì quá tốt.

Lúc đó có thể tổ chức thi mọi nơi, mọi lúc và cấp giấy chứng nhận kết quả. Trên cơ sở đó, các trường sẽ dùng kết quả để xét tuyển vào ĐH. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất đó là xây dựng ngân hàng đề thi. Do đó, việc đổi mới thi cử phải làm bài bản, khoa học chứ không thể vội vàng.

NHÓM PV





Nguồn

Cùng chủ đề

Lan tỏa giá trị tích cực trong đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục vẫn đang được kiên trì triển khai trong mỗi giờ học để học sinh có được sự phát triển toàn diện. Trong đó, có những người thầy không ngừng học tập và sáng tạo...

Giáo viên kỳ vọng gì về đổi mới giáo dục năm 2025?

TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. TPO - Năm 2025 là một dấu mốc quan trọng với ngành Giáo dục, là cơ hội để giáo dục đổi mới mạnh mẽ và xây dựng chiến lược phát triển cho những năm tiếp theo. ...

Quảng Nam nói về việc có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Lãnh đạo sở ở Quảng Nam nói về vụ việc người dân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh mới được hưởng chính sách trong nghị quyết 29 của tỉnh này. Đang rà soát để điều chỉnhTheo tìm hiểu của Tuổi Trẻ...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử

Xử lý, công khai giáo viên dạy thêm sai quy định; Trào lưu kinh doanh “túi mù” nở rộ và Vàng thần tài bớt “nóng” là 3 bài báo đáng chú ý khác ...

Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng, ATIGA được nâng cấp sẽ trở thành hiệp định hiện đại, hướng tới tương lai và hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. ASEAN ưu tiên đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành nhiều lộ trình cam kết quan trọng, góp phần vào mục tiêu chung...

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu trước 4 năm

Còn gần 4 năm công tác nhưng Giám đốc sở Du lịch Quảng Bình đã xin nghỉ hưu trước tuổi. Đồng thời, có 11 cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện cũng xin nghỉ hưu, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ngày 7/2, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, đến thời điểm này có 12 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình quản lý xin nghỉ hưu...

Bàn giao nhiệm vụ Chánh Văn phòng Trung ương giữa 2 ông Nguyễn Duy Ngọc và Lê Hoài Trung

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng trên cương vị mới, ông Lê Hoài Trung cùng tập thể lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ...

Người mẹ bị bỏng nặng do con trai đốt nhà đã tử vong sau hơn 1 tuần điều trị

(NLĐO) – Công an xác định nguyên nhân dẫn đến việc đối tượng Phan Tấn Sơn đổ xăng rồi châm lửa đốt nhà là do mâu thuẫn trong việc phân chia đất của gia đình. ...

Mới nhất

Hàng trăm nghìn người đổ về núi Bà Đen dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

NDO - Mỗi dịp Tết đến Xuân về, núi Bà Đen lại trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm. Dưới chân núi, hàng trăm nghìn người dân ngủ lại qua đêm, chờ đến sáng sớm để lên đỉnh cầu an, sẵn sàng cho mùa hành hương lớn nhất trong năm...

[Ảnh] Khai mạc Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ 9 tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc

NDO - Lễ khai mạc Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ 9 được tổ chức trang trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết thể thao cũng như nét văn hóa đặc sắc ở vùng đông bắc Trung Quốc. NDO - Lễ khai mạc Đại hội thể thao mùa đông châu...

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Hội đồng). Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự...

“Cuộc săn” đất nền dịp đầu năm

Nhận thấy đất nền còn cơ hội sinh lời, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay xuống tiền ngay trong những ngày đầu năm. Có người còn đặt cọc ngay trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Nhận thấy đất nền còn cơ hội sinh lời, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay xuống tiền ngay trong những ngày đầu năm....

Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sự

Trong thông điệp đầu năm, Chủ tịch THACO Group Trần Bá Dương vừa tuyên bố, trong năm 2025, toàn THACO sẽ tuyển dụng 26.149 nhân sự, nâng tổng số nhân sự lên 77.161 người. Giữa làn sóng tinh giản, THACO tuyên bố muốn tuyển mới 26.000 nhân sựTrong thông điệp đầu năm, Chủ tịch THACO Group Trần Bá Dương vừa...

Mới nhất