Trang chủNewsThế giớiNước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?


Số liệu về các quốc gia và vùng lãnh thổ bắt buộc công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự nói trên được trang World Population Review tổng hợp dựa trên một số nguồn tham khảo như dữ liệu của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) hay Trung tâm nghiên cứu Pew.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 1.

Quân nhân Nga duyệt binh tại Quảng trường Đỏ hồi tháng 5.2023

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công dân đó sẽ trở thành một thành viên lực lượng dự bị và có thể được huy động trong tình huống chiến tranh hoặc khẩn cấp.

Thông thường, việc bắt buộc nghĩa vụ quân sự áp dụng với thanh niên đến độ tuổi nhất định, thường là từ 18 tuổi. Mỗi năm, nhiều công dân trên thế giới đủ điều kiện được triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự, thường kéo dài vài tháng cho đến vài năm. Sau Chiến tranh Lạnh, nhiều nước bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng nhiều nơi khác vẫn duy trì, tùy vào nhu cầu.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Một số nước theo luật vẫn duy trì chế độ này nhưng trên thực tế lại không áp dụng bởi số lượng người tình nguyện đi lính đã đủ đáp ứng nhu cầu, theo trang Forces.net.

Ví dụ như Trung Quốc, nam giới từ 18-22 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bắt buộc có chọn lọc trong 2 năm. Quân đội Trung Quốc đưa ra con số binh sĩ cần tuyển và áp chỉ tiêu cho từng tỉnh. Nếu số lượng người tình nguyện đi lính không đủ chỉ tiêu, địa phương có thể buộc phải gọi những người đủ điều kiện để phục vụ quân đội.

Tương tự, tại Mỹ, nam giới từ 18 tuổi phải đăng ký với cơ quan tuyển chọn và có thể được gọi đi nghĩa vụ quân sự nếu cần. Tuy nhiên, Mỹ không phải sử dụng cơ chế này từ năm 1973 do số lượng người tình nguyện cao.

Dưới đây là một số nước bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nga

Theo luật Nga, toàn bộ nam giới từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng 12 tháng, hoặc phải trải qua khóa huấn luyện tương đương nếu đang học đại học. Sau khi hoàn thành khóa nghĩa vụ quân sự, họ sẽ là lính dự bị cho đến năm 50 tuổi. Người trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 2 năm tù.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 2.

Binh sĩ dự bị Nga trong đợt huy động quân tại Rostov hồi tháng 10.2022

Nam giới Ukraine từ 20-27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trước cuộc xung đột với Nga vào tháng 2.2022, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc là 12-18 tháng tùy vào lực lượng. Sau khi xung đột xảy ra, toàn bộ nam giới không được miễn trừ từ 18-60 tuổi được yêu cầu phải ghi danh và khám sức khỏe để có thể được triệu tập.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 3.

Quân nhân Ukraine tại Odessa hồi tháng 1.2022

Nam giới Hàn Quốc từ 18-35 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ 18-36 tháng, tùy lực lượng. Những vận động viên có thành tích cao được hưởng quyền miễn trừ và chỉ phải trải qua khóa huấn luyện cơ bản kéo dài vài tuần.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 4.

Cầu thủ Son Heung-min của Hàn Quốc dự lễ hoàn tất khóa huấn luyện quân sự tại Jeju hồi năm 2020

CHDCND Triều Tiên

Triều Tiên theo đuổi chính sách “quân sự trước nhất”, theo đó toàn bộ nguồn lực được ưu tiên cho quân đội. Thông thường, học sinh tốt nghiệp phổ thông gia nhập quân đội ở tuổi 17-18. Năm 2003, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được giảm từ 13 năm xuống 10 năm đối với nam giới và từ 10 xuống 7 năm đối với nữ giới.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 5.

Quân nhân Triều Tiên duyệt binh tại Bình Nhưỡng hồi năm 2021

Israel

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc là 18 và cả nam lẫn nữ đều buộc phải tham gia. Thời gian là từ 32 tháng đối với nam và khoảng 24 tháng đối với nữ. Độ tuổi kết thúc thời gian dự bị là 41-51 đối với nam và 24 đối với nữ.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 6.

Quân nhân Israel tham gia chiến dịch chống Hamas, đứng trên các xe tăng ở miền nam nước này hôm 1.1

Iran

Iran bắt buộc nam giới đi nghĩa vụ quân sự từ năm 18 tuổi đến 40 tuổi, trừ những người có vấn đề sức khỏe tinh thần và bị tàn tật. Thời gian đi lính là từ 18-24 tháng, tùy vào nơi phục vụ.

Nước nào bắt buộc thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự?- Ảnh 7.

Quân nhân Iran trong một cuộc duyệt binh

Toàn bộ BTS đã nhập ngũ, ARMY bịn rịn chờ mong



Source link

Cùng chủ đề

Bộ Quốc phòng sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 5/2, Bộ Quốc phòng công bố quyết định của Bộ trưởng sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ, thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương về điều chỉnh tổ chức, biên chế Quân đội giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo, Bộ quyết định sáp nhập Tổng...

Tạo điều kiện tốt nhất để báo chí tuyên truyền về quân đội

(CLO) Đó là nhấn mạnh của Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản toàn quân năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Quân đội cần chuẩn bị chu đáo về văn kiện và nhân sự nhiệm kỳ 2025-2030

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị chu đáo mọi mặt, nhất là về văn kiện và nhân sự, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Sáng 26/12, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và...

Hàng chục ngàn người từ sáng sớm xếp hàng xem triển lãm quốc phòng

(NLĐO)- Mặc dù rét đậm từ sáng sớm hàng ngàn người dân háo hức đến tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ...

Những chuyện ‘lạ’ ở ‘tổng hành dinh’ Bộ đội Cụ Hồ

4 câu chuyện “kỳ lạ” được kể bởi thế hệ con cháu các sĩ quan, tướng lĩnh Quân đội khắc họa nên Quân đội anh hùng, dân tộc anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh… LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), báo VietNamNet trân trọng gửi tới quý độc giả những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Mới nhất

Thủ tướng: Phải có cam kết để doanh nghiệp tham gia các dự án lớn của đất nước

Sau khi mời gọi và được doanh nghiệp (DN) hưởng ứng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các DN, hai bên có cam kết để DN tham gia thực hiện những dự án lớn của đất nước. DN phải phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số Kết luận hội nghị Thường trực Chính...

8 bí thư, 3 phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó...

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Mới nhất