Trang chủKinh tếNông nghiệpVốn tín dụng hỗ trợ Tuyên Quang phát triển cam đặc sản

Vốn tín dụng hỗ trợ Tuyên Quang phát triển cam đặc sản

Đặt chân tới huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày cuối năm, không khó để thấy không khí lao động hăng say, tất bật thu hoạch trái cam để chuẩn bị cho mùa vụ kinh doanh thời điểm cận Tết Nguyên đán. Được biết, nguồn vốn tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của vùng cam chủ lực tại tỉnh Tuyên Quang.

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng Quả ngọt từ ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tham quan vườn cam trên đồi của bà Ngô Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty TNHH và Khách sạn Nam Phong, tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, chúng tôi ấn tượng bởi màu xanh bạt ngàn đầy sức sống của khu vườn, điểm xuyết bởi màu vàng rực rỡ từ những trái cam chín đang dần bước vào mùa thu hoạch.

Theo chia sẻ của bà Oanh, bà đã đặt chân đến mảnh đất này được hơn 20 năm và trải qua nhiều thăng trầm với mô hình nông nghiệp trồng cam. Đặc biệt trong năm vừa rồi, nhất là trong thời kỳ Coivd kinh tế cả nước khó khăn, gia đình bà cũng không ngoại lệ phải chi tiêu tằn tiện để làm nông nghiệp… Tuy nhiên, nhờ chương trình vay vốn ưu đãi của Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên mà gia đình bà Oanh đã dần vượt qua thời kỳ khó khăn.

Giám đốc NHNN tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn thăm vườn cam của bà Ngô Thị Kim Oanh
Giám đốc NHNN tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn thăm vườn cam của bà Ngô Thị Kim Oanh

Cũng nhờ đồng vốn của Agribank mà bà Oanh mới có thể xoay xở, không chỉ vườn cam mà hiện bà đã phát triển mảnh đất của mình thành một khu du lịch kết hợp với nông nghiệp sinh thái. Bà tự hào cho biết, nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng mà bà đã thực hiện ước mơ của cuộc đời mình. “Trong lúc khó khăn nhất, ngân hàng đã bắc cho tôi một chiếc cầu để vượt qua vực thẳm. Chúng tôi rất biết ơn Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên”, bà Oanh chia sẻ.

Là ngân hàng chủ lực đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Agribank có đóng góp quan trọng cho sự phát triển các cây trồng chủ lực kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, nổi bật nhất chính là cam sành thuộc địa bàn huyện Hàm Yên. Hiện huyện Hàm Yên sở hữu 6.200 ha cam các loại, diện tích thu hoạch sản phẩm gần 5.700 ha. Sản lượng cam ước tính gần 75.000 tấn/năm. Địa phương đã tập trung duy trì và đề ra chiến lược hướng tới các thị trường tiềm năng trên toàn quốc.

Chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng, bà Trương Thị Kim Hải, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên cho biết, cây cam Hàm Yên được coi là cây mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp của huyện. Chính loại cây này đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi để phát triển diện tích trồng cây chủ lực này; triển khai nhiều giải pháp đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt khó giai đoạn nền kinh tế khó khăn. Đến đầu tháng 12/2023, dư nợ cho vay trồng cam đạt 369 tỷ đồng. Nhờ vốn ngân hàng, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên đã trở thành tỷ phú.

Theo định hướng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, Agribank huyện Hàm Yên tiếp tục đồng hành với nông dân phát triển mô hình trồng cam hữu cơ, cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cam sành Hàm Yên trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cùng với sự nỗ lực của Agribank, cũng không thể không nhắc tới sự chỉ đạo sát sao của NHNN chi nhánh tỉnh Tuyên Quang với cây trồng chủ lực của địa phương. Ông Trịnh Ngọc Tuấn, Giám đốc NHNN của tỉnh cho biết, trong thời gian qua, NHNN Tuyên Quang đã chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt công tác tuyên truyền cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và NHNN về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; đồng thời tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách như ban hành Nghị quyết 003 hỗ trợ lãi suất cho các hộ vay vốn ngân hàng trồng cam sành.

Song song với đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng yêu cầu các TCTD đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của người nông dân để phát triển vùng cam; yêu cầu các cán bộ ngân hàng bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ và giải quyết khó khăn của các hộ vay vốn.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, NHNN tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về lãi suất, cải cách thủ tục hành chính để người dân dễ tiếp với nguồn vốn tín dụng. Ngành Ngân hàng Tuyên Quang xác định, trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển cây cam tại Hàm Yên. Theo đó, các TCTD phải đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ vốn cho các hộ trồng cam, đồng thời sẵn sàng cho vay các dự án hiệu quả khác trên địa bàn.





Source link

Cùng chủ đề

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới. 28/03/2025 06:40 Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh) (PLVN) - ...

Bơm mạnh vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16% trong năm 2025, mức cao nhất trong nhiều năm ...

Bộ Xây dựng muốn phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay nhà ở xã hội

(Dân trí) - Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo Bộ Xây dựng, thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ trong giai đoạn 2021-2030 cần nguồn vốn lên tới 500.000 tỷ đồng. Bộ này đang dự thảo...

Nhu cầu vay vốn đang tăng, Ngân hàng Nhà nước nói khó giảm lãi suất vay

Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, thời gian tới việc tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới rất khó khăn. Nhận định về lãi suất vay vốn được đưa ra...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 2 vẫn tác động đến thời tiết miền Bắc những ngày tới thế nào?

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 02 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại...

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Quảng Nam bứt phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề...

Gỡ thẻ vàng theo phương châm “5 rõ”

Hơn lúc nào hết, mỗi địa phương, mỗi ngư dân cần chung sức đồng lòng, nỗ lực hành động cụ thể để sớm đạt mục tiêu gỡ thẻ vàng IUU trong thời gian tới.Thời gian gần đây, đẩy mạnh công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các địa phương miền Trung đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng nội dung, kế...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất