Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên...

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture


Tình bạn 55 năm

Những ngày cuối năm 2023, sự kiện GS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận Giải thưởng VinFuture là một tin vui với cộng đồng khoa học Việt Nam. GS Võ Tòng Xuân được nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học các nước đang phát triển, cùng với GS Gurdev Singh Khush, một nhà nông học và di truyền học nổi tiếng người Mỹ gốc Ấn Độ. 

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture- Ảnh 1.

GS Gurdev Singh Khush và GS Võ Tòng Xuân (thứ hai và thứ ba từ trái sang) cùng nhận Giải thưởng VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học các nước đang phát triển

Sau lễ trao giải, công chúng Việt Nam lần đầu tiên được biết, hóa ra mối lương duyên giữa GS Võ Tòng Xuân và nhà nông học xuất sắc, người góp phần “cứu đói” cho hàng triệu dân nghèo châu Á những năm 1960 – 1970, đã được bắt đầu từ cách đây hơn 50 năm trước.

GS Khush sinh năm 1935, lớn hơn GS Võ Tòng Xuân 5 tuổi. Tuy đã gần 90 tuổi, nhưng GS Gurdev Singh Khush vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát và minh mẫn, đủ sức khỏe bay sang Việt Nam không chỉ để nhận Giải thưởng VinFuture 2023 hạng mục dành cho nhà khoa học các nước phát triển mà còn dự các hoạt động trước và sau đêm trao giải. Còn GS Võ Tòng Xuân, thật kỳ diệu, vừa vượt qua cơn bão bệnh, để tươi cười hào sảng đến lễ nhận giải.

Theo GS Võ Tòng Xuân, sau khi gia nhập gia nhập IRRI (Viện Nghiên cứu lúa quốc tế) thì ông bắt đầu nghiên cứu về công nghệ trồng lúa và lai tạo lúa, GS Khush chính là người hướng dẫn ông. Nhưng khi nhớ lại những buổi đầu quen biết GS Võ Tòng Xuân, GS Khush lại giới thiệu một cách khiêm nhường: “Tôi đã hợp tác với anh Võ Tòng Xuân từ năm 1969. Lúc đó chúng tôi là bạn của nhau, đồng thời hợp tác với nhau trong việc nghiên cứu về cây lúa”.

Hành trình đến với cây lúa của hai nhà bác học

Con đường dẫn hai nhà khoa học đến với việc nghiên cứu về cây lúa có sự tương đồng là đều cùng trải qua một vài khúc quanh. Sau khi nhận bằng tiến sĩ về di truyền học tại ĐH California (Davis, Mỹ) vào năm 1960, GS Khush ở lại đây nghiên cứu về di truyền học cà chua trong 7 năm. Từ năm 1967 ông mới gia nhập IRRI với tư cách là nhà nhân giống lúa, rồi làm việc ở đây suốt 35 năm cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2002.

GS Khush kể: “Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Những năm 1960 – 1970 là khoảng thời gian mà khắp nơi trên thế giới thiếu lương thực, đặc biệt là châu Á. Là một đất nước có diện tích nông nghiệp rất lớn vậy mà hồi đó Ấn Độ phải nhập khẩu 10 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm để cung cấp lương thực cho người dân. Vì vậy, câu hỏi làm gì để tạo ra giống lúa cung cấp nhiều hơn lương thực cho người dân, để họ không bị đói là động lực thôi thúc tôi trở thành nhà nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa tốt”.

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture- Ảnh 2.

GS Gurdev Singh Khush trả lời phỏng vấn các nhà báo sau lễ trao Giải thưởng VinFuture 2023

Còn GS Võ Tòng Xuân thì từng ấp ủ một giấc mơ khác từ thuở thiếu thời. Hồi đó, cũng như bao học sinh Trường kỹ thuật Cao Thắng, cậu học trò Xuân ước mong được du học ở các nước Âu Mỹ, để trở thành kỹ sư cơ khí. Nhưng điểm thi của Xuân chỉ vừa đủ để được nhận học bổng du học ở ĐH Philippines (Los Banos, Philippines). Nhưng anh vẫn rất vui, vì ước nguyện của anh là học bất kỳ ngành nào gắn bó với sản xuất ra của cải phục vụ quê hương. Ở bậc cử nhân, Xuân chọn học ngành nông hóa (mía đường). Lên thạc sĩ, anh dự định tiếp tục theo đuổi ngành nông hóa nên chọn đề tài nghiên cứu tạo bột giấy từ bã mía.

Hồi đó, Viện IRRI mới thành lập (từ năm 1960, với sự hỗ trợ của Quỹ Ford, Quỹ Rockefeller và Chính phủ Philippines), đặt trụ sở trong khuôn viên ĐH Nông nghiệp Philippines, nên anh thường đến đó chơi với mấy cán bộ khuyến nông từ Việt Nam sang. Họ khuyên anh nên học về lúa, vì Việt Nam là xứ sở trồng lúa, rất cần phát triển khoa học kỹ thuật cho ngành lúa.

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture- Ảnh 3.

GS Võ Tòng Xuân tại Hà Nội, trong Tuần lễ VinFuture năm 2023

“Tôi có dì dượng là nông dân ở Bình Chánh (hồi ấy còn thuộc Gia Định, TP.HCM – PV). Khi còn là học sinh, mỗi dịp nghỉ hè tôi thường về thăm nhà dì dượng, chứng kiến cuộc sống cơ cực của họ thì tôi lại thầm thương xót. Lời rủ rê của mấy anh chị Việt Nam ở Viện IRRI đã làm sống lại ký ức của tôi ở nhà dì dượng, nên tôi xin sang học bên IRRI. Tôi nghĩ, quê mình là quê lúa, chỉ có học về lúa là con đường ngắn nhất để để có thể nhanh chóng trở về phục vụ quê hương. Ban đầu là học lỏm, nhưng tiến bộ quá nên họ mời tôi làm việc cùng, được trả lương rất khá. Tôi làm nghiên cứu sinh ở đó từ năm 1965 – 1971, GS Khush là người hướng dẫn tôi”, GS Võ Tòng Xuân nhớ lại.

Người góp phần cứu đói hàng triệu dân nghèo châu Á

Theo GS Khush, hồi đó cả châu Á đều chỉ có một loại lúa dài ngày, cây lúa rất cao và năng suất thấp. Vì thế độ rủi ro rất cao, ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả khi thu hoạch nếu như thời tiết không thuận lợi. Chỉ cần một trận mưa lớn vào giai đoạn sắp thu hoạch là cả ruộng lúa đổ rạp, người nông dân mất trắng. Mục tiêu của ông và các đồng nghiệp ở Viện IRRI là làm sao tạo ra được các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày.

“Trước đây cây lúa cao 1,5 m, nhưng chúng tôi đã tạo ra được những giống lúa chỉ cao 20 – 30 cm. Thời gian sinh trưởng từ hạt tới cây trước là 5 – 6 tháng, sau chỉ còn 2 tháng. Nhờ thế, thay vì trồng 1 vụ thì chúng ta trồng được 2 – 3 vụ/năm, tăng 30% năng suất, tăng sản lượng sản xuất lúa gạo toàn cầu. Nhờ thế mà nạn đói được đẩy lùi, các nước tự cung tự cấp được lương thực. Ấn Độ từ nhập 10 triệu tấn lương thực thì đã xuất khẩu được gạo”, GS Khush chia sẻ.

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture- Ảnh 4.

GS Gurdev Singh Khush và GS Võ Tòng Xuân là đôi bạn đồng hành nghiên cứu cây lúa từ cách đây gần 55 năm

Trong hơn 20 năm làm trưởng phòng giống cây trồng của IRRI, GS Khush đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hơn 300 giống lúa cải tiến. Các giống được phát triển tại IRRI được gọi là giống IR, được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước châu Á. Năm 2005, người ta ước tính rằng 60% diện tích lúa trên thế giới được trồng bằng các giống lúa lai IRRI hoặc các giống lúa con của chúng. Sản lượng gạo thế giới tăng từ 257 triệu tấn năm 1966 lên 626 triệu tấn năm 2006, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của GS Khush và các nhà khoa học ở IRRI.

Năm 1996, cùng với GS Henry Beachell, GS Khush đã nhận được Giải thưởng Lương thực thế giới (một giải thưởng được xem giá trị như Giải Nobel trong lĩnh vực nông nghiệp) vì những thành tựu của ông trong việc mở rộng và cải thiện nguồn cung gạo toàn cầu trong thời kỳ dân số tăng trưởng theo cấp số nhân.

Trong số các phát minh của GS Khush, IR36 là một thành tựu nổi bật. Đây là giống lúa được lai tạo từ IR8 với 13 giống bố mẹ từ 6 quốc gia. Ưu điểm vượt trội của IR36 là khả năng kháng cao với một số loại côn trùng gây hại chính và các bệnh làm giảm năng suất lúa (tác động chủ yếu khiến giá lương thực tăng). Nhờ thế, IR36 được biết đến như một trong những giống cây lương thực được trồng rộng rãi nhất trên thế giới.

Lan tỏa

Năm 1971, rời IRRI về Việt Nam làm việc tại Viện ĐH Cần Thơ, sau này là Trường ĐH Cần Thơ, GS Xuân mang theo các giống IR8, IR5. Khi gặp côn trùng gây hại (chỉ trong 3 ngày là chúng ăn sạch cây lúa), GS Xuân lại viết thư trao đổi với GS Khush để GS Khush lại tiếp tục nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới có khả năng kháng côn trùng. Cứ như vậy, một bên phát minh, một bên ứng dụng, bảo vệ, lan tỏa các thành quả phát minh. Câu chuyện GS Xuân thuyết phục lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ đóng cửa trường trong 2 tháng để đưa sinh viên đi nhân giống IR36 mà GS Khush gửi cho để “cứu đói” người dân vựa lúa miền Tây thì nhiều người đã được biết.

Tình bạn lớn đằng sau nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng VinFuture- Ảnh 5.

GS Gurdev Singh Khush và GS Võ Tòng Xuân (thứ hai, thứ ba từ trái qua) trong sự kiện giao lưu cùng chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2023 tại Trường ĐH VinUni

Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2023 đã vinh danh GS Gurdev Singh Khush vì đóng góp quan trọng trong việc phát minh giống lúa kháng bệnh, với GS Võ Tòng Xuân là bởi đóng góp quan trọng trong việc phổ biến giống lúa kháng bệnh, cả hai nhà khoa học đã cùng góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Theo GS Khush, mối quan hệ hợp tác giữa ông với GS Võ Tòng Xuân là một mối quan hệ đáng tự hào. “Sự hợp tác của chúng tôi với anh Xuân đã góp phần quan trọng thúc đẩy Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới”, GS Khush nói và cho biết thêm: “Với tôi, anh Xuân không chỉ là một đồng nghiệp, mà là một người bạn. Một người bạn khiêm tốn, tận tâm, và hết lòng giúp đỡ mọi người”.

Cũng theo GS Gurdev Singh Khush, cả ông và GS Võ Tòng Xuân đều muốn sử dụng khoản tiền thưởng 500.000 USD đầu tư vào việc phát triển những giống lúa mới phù hợp hơn với môi trường cũng như biến đổi khí hậu. Ngoài ra, hai giáo sư sẽ hỗ trợ cho đào tạo cũng như phát triển năng lực về nông nghiệp, về nghiên cứu cây lúa tại Việt Nam. Hình thức hỗ trợ có thể là thông qua việc trao học bổng cho những học sinh đã tốt nghiệp THPT và có đam mê, muốn học lên cao lĩnh vực này.

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ phần nào để giúp các em vào được những trường tốt đào tạo lĩnh vực nông nghiệp, từ đấy các em có thể học cao hơn (sau ĐH). Mục tiêu mà Giải thưởng VinFuture hướng đến là vì sự phát triển, vì tương lai của nhân loại. Vì thế mà chúng tôi rất muốn dùng số tiền này để phát triển tương lai của ngành khoa học lúa gạo nói chung”, GS Khush nói.



Source link

Cùng chủ đề

Hàng nghìn người tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

TPO - Sáng 22/8, hàng nghìn người đứng bên đường tiễn biệt Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Sáng 22/8, tại Nhà tang lễ Câu lạc bộ Hưu trí TP. Cần Thơ diễn ra lễ truy điệu tiễn đưa GS. Võ Tòng Xuân, sau đó linh cữu ông được gia đình đưa về quê nhà an nghỉ tại thị trấn...

Hàng nghìn người tiễn đưa Giáo sư Võ Tòng Xuân về nơi an nghỉ cuối cùng

Tại lễ truy điệu, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng - Trưởng ban lễ tang cho biết, sau cơn bạo bệnh kéo dài, dù được sự cứu chữa, chăm sóc của thầy thuốc và gia đình, nhưng do tuổi cao, sức yếu, ông Võ Tòng Xuân đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/8, hưởng thọ 84 tuổi. Ông Lê Văn Nưng ôn lại quá trình cống hiến...

Nhớ những lần lội ruộng cùng thầy Võ Tòng Xuân

Các thế hệ học trò đầu tiên của GS.TS Võ Tòng Xuân giờ đa phần đã về hưu, nhưng hình ảnh vị "tổng tư lệnh" trong phong trào thu thập các giống lúa và cấy lúa IR36 cứu đói thời điểm những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn in đậm trong tâm trí họ.Sự ra đi của GS.TS...

GS Võ Tòng Xuân Vị sứ giả nông nghiệp

Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của GS-TS Võ Tòng Xuân còn mang nhiều lợi ích cho nông dân các nước nghèo ở châu Phi như đưa nhiều giống lúa Việt Nam hay nhà khoa học Việt Nam sang giúp đỡ các nước: Sierra Leone, Liberia, Nigieria, Sudan, Mozambique, Angolia, Cameroon…, kiến thiết nền nông nghiệp cho phù hợp với tình hình và điều kiện của từng quốc gia. Trong nhiều lần tiếp xúc...

GS Võ Tòng Xuân, niềm đam mê lớn dành cho nông nghiệp, giáo dục lãnh đạo ĐH Nam Cần Thơ nói

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, về lĩnh vực nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân là một tấm gương sáng về lòng kiên trì, đam mê và có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bác sĩ chia sẻ cách kiểm soát rượu, bia ngày tết

Uống rượu, bia ngày tết là một phần của văn hóa giao tiếp và chúc mừng đã có từ rất lâu đời trong phong tục tập quán của người Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân sử dụng giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn

(NLĐO) – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). ...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Cùng chuyên mục

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được nhân rộng ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Vị thế nhà giáo

Sau gần 20 năm ấp ủ và một quãng thời gian chuẩn bị, năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tiên được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón. Phải làm sao để người thầy đón nhận Luật Nhà giáo thực...

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì ‘cuộc đời ngắn ngủi quá’

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Mới nhất

Cộng đồng doanh nghiệp tại Campuchia đồng hành kiến tạo một Việt Nam hùng cường

Là một người Campuchia gốc Việt, Tiến sỹ Heng LiHong thực sự cảm nhận được niềm tự hào và tin tưởng vào mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link “Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, cống hiến và phát huy tinh thần yêu nước để góp phần xây...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được...

Mới nhất