Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐiểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023

Trong năm 2023, ngành Giáo dục có nhiều thành tích nổi bật, nhiều điểm mới như bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025…

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục. (Nguồn: VGP)

Cùng điểm lại những dấu ấn của ngành giáo dục trong năm 2023:

1. Ngoại ngữ – môn thi tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ngày 28/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã có Quyết định về việc phê duyệt “Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”.

Theo đó, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, bao gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo phương án chính thức của Bộ GD&ĐT, dù là môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ và Lịch sử được xếp vào nhóm môn thi tự chọn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vẫn sẽ được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Nhức nhối nạn bạo lực học đường

Năm 2023 ghi nhiều dấu ấn về những đổi mới và thành tựu của ngành giáo dục nhưng tình trạng bạo lực học đường vẫn còn nhức nhối, gây bức xúc dư luận. Hàng loạt các vụ bạo hành của học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên đã được điểm tên.

Có thể kể đến các vụ như vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị cả lớp lăng mạ, ném dép vào mặt; nam sinh lớp 7 ở Vũng Tàu đâm bạn nữ cùng lớp rồi tự tử; sinh viên IT đâm chết 2 nữ sinh cấp 3; vụ nam sinh lớp 7 ở Trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị nhóm bạn đánh đến mức phải nhập viện điều trị rối loạn tâm thần hay vụ nam sinh lớp 8 bị bạn tác động vào vùng kín ở Ứng Hoà, Hà Nội.

Theo thống kê từ Bộ GDĐT, từ tháng 9/2021 đến đầu tháng 11/2023, trên cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ việc bạo lực học đường với số lượng lớn học sinh tham gia chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài trường học…

3. Thành tích “khủng” trên trường quốc tế

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, năm 2023 là một năm gặt hái nhiều thành tích xuất sắc của các đội tuyển tham dự Olympic quốc tế, khu vực và Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Cụ thể, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự với 36 lượt học sinh tham gia gồm 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, 1 đoàn Vật lí tham dự Olympic khu vực Châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế gồm Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Tin học.

Các đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi liên tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất và có nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất.

Nhằm ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực của thầy và trò các đội tuyển, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định tặng Bằng khen cho 5 học sinh, 5 tập thể và 37 thầy cô giáo.

3. Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

Giữa tháng 12/2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, ngành giáo dục đã đạt một số kết quả quan trọng như: hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát; hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; ban hành và tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai một chương trình nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa bước đầu tạo chuyển biến tích cực; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn…

Bên cạnh kết quả đạt được, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Việc thể chế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về giáo dục và đào tạo; thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên cho giáo dục và đào tạo, chưa thể hiện được quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo còn hạn chế; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.

Những dấu ấn giáo dục năm 2023
Cô giáo Phạm Thị Thanh Thủy bên học trò của mình.

4. Tăng lương giáo viên

Từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Do vậy lương giáo viên cũng đã được điều chỉnh từ thời điểm này.

Lương hiện nay của giáo viên như sau: Ở các bậc Tiểu học, THCS, THPT, lương thấp nhất là 4,212 triệu đồng và cao nhất là 12,204 triệu đồng. Với giáo viên bậc Mầm non, lương thấp nhất là 3,780 triệu đồng và cao nhất là 11,484 triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã cho biết trước Quốc hội, tiền lương của giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương. Nhìn tổng thể thu nhập của nhà giáo hiện nay bao gồm tiền lương, cộng các khoản phụ cấp chức danh nghề nghiệp. Nhìn chung mức tiền lương của giáo viên đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

5. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Đến năm 2023, Bộ GD&ĐT đã thu thập được thông tin của 100% trường học (khoảng 53.000 trường) ở bậc mầm non và phổ thông: với 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 2,4 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, thông tin về thể chất của học sinh; Kết nối (API) với hơn 17.083 trường học….

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã triển khai cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS): Thu thập, số hoá dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, 152.470 giảng viên, 2.102.165 người học. Đồng thời, thu thập dữ liệu về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, Bộ cũng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành giáo dục. Về chuyển đổi số trong dạy và học, Bộ GD&ĐT đã thực hiện hơn 7000 bài giảng E-learning và video bài giảng, thực hiện bản điện tử toàn bộ các bộ sách giáo khoa phổ thông.

Về giáo dục đại học, Bộ cùng các trường đại học xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến mở, dùng chung cho các trường đại học (MOET-MOOC).

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023
Ngành giáo dục năm 2023 gặt hái được nhiều thành công, đổi mới, được giáo viên, học sinh, phụ huynh và các chuyên gia ủng hộ. (Ảnh: Phạm Thị Thanh Thủy)

6. Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Với Nghị định này, chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức, thay vào đó sẽ xét thăng hạng. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.

Theo đó, viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định.

Trước đó, vào tháng 8, hàng nghìn giáo viên Hà Nội và một số tỉnh thành cả nước gửi đơn kiến nghị bỏ thi thăng hạng và bỏ quy định 9 năm đại học. Ngay sau khi có quyết định bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên cả nước vui mừng ủng hộ.

7. Biên soạn một bộ sách giáo khoa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025; ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành sách giáo khoa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

8. Lần đầu tiên, Bộ trưởng GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục

Ngày 15/8/2023, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục”.

Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các Sở GD&ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Tại chương trình, các giáo viên đã có dịp chia sẻ, đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến chính sách nhà giáo được đề cập như định mức, lương, phụ cấp nhà giáo; quy định tuổi nghỉ hưu nghề giáo; chính sách đặc thù cho các giáo viên mầm non; chính sách, vị trí việc làm cho nhân viên trong các nhà trường…





Nguồn

Cùng chủ đề

Nghĩ về chấn hưng giáo dục

Sáng 12-10-2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. ...

Nghị quyết 57 sẽ tác động “cán cân” tuyển sinh đại học năm 2025

TPO - Chuyên gia tuyển sinh đại học dự báo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ tác động tới sự quan tâm của phụ huynh, học sinh về các ngành về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. TPO - Chuyên gia tuyển sinh đại học dự báo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột...

Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 4 phương thức

TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. TPO - Năm 2025, Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy theo 4 phương thức với 4.150 chỉ tiêu. Các phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển có sử dụng kết quả học tập THPT khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường....

Hàng nghìn giáo viên ngóng thưởng

TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Mỏi mòn chờ đợi Hiện các trường trên cả nước đã triển khai chuyển mức tiền thưởng theo Nghị định...

Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát quy định dạy thêm

Nhận thấy quy định mới về dạy thêm, học thêm còn nhiều ý kiến băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát, nắm bắt các ý kiến để có điều chỉnh phù hợp. Nội dung trên nằm trong văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ GD&ĐT, ngày 22/1. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT dù nhận được nhiều sự đồng tình song vẫn còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Căng thẳng xung quanh vấn đề người nhập cư, Colombia đang nhượng bộ?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro quyết định sử dụng chuyên cơ để đón những công dân bị Mỹ trục xuất, thay vì để họ bị đưa về nước bằng máy bay quân sự.

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý những lời chúc để bạn dành tặng những người bạn trai cùng lớp trong dịp đầu năm mới cho tình...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận, ngày thứ trả lời 200 câu trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. ...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện như một cách để tăng thêm trải nghiệm của bản thân. ...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những ngày này đến trường, nhiều thầy cô có cùng tâm sự: “Tết đến là thêm nhiều nỗi lo!". Có cô giáo...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Mới nhất

TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quả

Công thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM là tiếp nhận và phân công cán bộ trong 1 ngày, phối hợp xử lý trong 3 ngày, tối đa là 7 ngày. TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quảCông thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của...

Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bán

Ngày 23/1, Sở Xây dựng Đồng Nai ra văn bản thông báo xác nhận 422 căn nhà ở thấp tầng tại khu số 2, dự án Khu đô thị Aqua Riverside City thuộc đô thị Aqua City đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bánNgày...

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã và đang gấp rút thực hiện thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Trung tâm giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng...

10 cách kiểm soát calo ngày Tết, ăn nhưng không sợ mập

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo và đường có thể gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát calo những ngày Tết? ...

Mới nhất