Hiệp định quốc tế giữa Đức Quốc xã và Cộng hòa Ba Lan, ký ngày 26 tháng 1 năm 1934. Hai nước cam kết giải quyết Vấn đề của họ bằng các cuộc đàm phán song phương và từ bỏ xung đột vũ trang trong khoảng thời gian mười năm. Nó có hiệu quả hóa lại mối quan hệ giữa Ba Lan và Đức, trước đây đã bị căng thẳng bởi các tranh chấp biên giới phát sinh từ việc giải quyết lãnh thổ trong Hiệp ước Versailles. Đức đã công nhận biên giới của Ba Lan một cách hiệu quả và tiến tới chấm dứt một cuộc chiến tranh hải quan gây tranh cãi về kinh tế giữa hai nước đã diễn ra trong thập kỷ trước.
Ba Lan và Đức đều là thành viên của EU lẫn NATO REUTERS
Vào tháng 09 vừa qua Thủ tướng Đức Scholz liên kết cuộc khủng hoảng biên giới hiện nay với vụ bê bối hối lộ cấp thị thực vốn khiến chính phủ chống người nhập cư ở Ba Lan rung chuyển. Chính phủ Đức đang cân nhắc xem có nên áp dụng các biện pháp kiểm tra ở biên giới với Ba Lan để ngăn chặn dòng người xin tị nạn hay không, nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước – và hiện là một tranh cãi ngoại giao – có thể làm phức tạp các kế hoạch đó, theo Politico.eu ngày 25/9.
Đặc biệt tranh cãi giữa Warsaw và Berlin về xe tăng Leopard 2 chuyển cho Ukraine và linh kiện thay thế đã bị đẩy lên một mức độ căng thẳng mới, trong bối cảnh Tổng thống Volodymyr Zelensky đang kêu gọi các đồng minh phương Tây “nhanh chóng” cung cấp vũ khí trước khi nước này phát động chiến dịch phản công lớn vào mùa xuân. Giới lãnh đạo Ba Lan hiện không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để công kích Đức, một mục tiêu quen thuộc với họ. Gần đây, những lời chỉ trích tập trung vào việc tiến trình gửi xe tăng chủ lực ra mặt trận ở Ukraine bị chậm trễ. Chính phủ Đức của Thủ tướng Olaf Scholz đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc trấn áp mức độ di cư bất hợp pháp đang gia tăng, với nhiều người xin tị nạn hiện đang đến nước này qua biên giới Ba Lan và CH Séc. Các quan chức ở Berlin cho biết chính phủ hiện đang thảo luận với Ba Lan và CH Séc về việc áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới tạm thời.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức, Steffen Hebestreit, đã bác bỏ quan điểm cho rằng Thủ tướng Scholz đang can thiệp vào công việc nội bộ của Ba Lan, nhưng cho biết Berlin sẽ tiếp tục “gây áp lực” với Warsaw để làm sáng tỏ “những cáo buộc lớn” liên quan đến vụ bê bối thị thực. Căng thẳng giữa Đức và Ba Lan đã gia tăng trong bối cảnh chiến dịch bầu cử ở Ba Lan, trong đó đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền của Ba Lan thường nhắm vào Đức, bao gồm cả việc yêu cầu Chính phủ Đức trả tiền bồi thường cho Thế chiến thứ hai. Đức đã từ chối yêu cầu đó. Khoảng 204.000 người đã yêu cầu tị nạn ở Đức trong vòng 8 tháng đầu năm 2023, tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Friedrich Merz, lãnh đạo Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu của Đức, đã cảnh báo rằng các thành phố trực thuộc Đức đang “bị choáng ngợp một cách vô vọng” trước dòng người đổ vào.
Thủ tướng Đức Scholz liên kết cuộc khủng hoảng biên giới hiện nay với vụ bê bối hối lộ cấp thị thực vốn khiến chính phủ chống người nhập cư ở Ba Lan rung chuyển. Ảnh: Politico
Theo truyền thông Ba Lan, một hệ thống “trả phí” cấp thị thực Sen-ghen cho người di cư Trung Đông và châu Phi đã được áp dụng thông qua lãnh sự quán Ba Lan và một số công ty ở các nước liên quan. Chính phủ Ba Lan cho biết vụ việc này có thể liên quan đến hàng trăm thị thực lao động, trong khi phe đối lập cáo buộc con số thực tế có thể vào khoảng 250 nghìn người. Đến nay 7 người đã bị bắt liên quan đến vụ bê bối cấp thị thực phi pháp. Một thứ trưởng ngoại giao Ba Lan đã từ chức, được cho do liên quan đến vụ bê bối này. Mối quan hệ giữa Đức và đảng Luật pháp Công lý (PiS) cầm quyền ở Ba Lan gần đây trở nên căng thẳng, khi hai bên bất đồng về loạt vấn đề, từ chuyển giao vũ khí cho Ukraine đến việc Ba Lan bác bỏ thỏa thuận di cư của Liên minh châu Âu (EU).
Sứ mệnh huấn luyện quân đội Ukraine của EU đã làm bộc lộ những bất đồng giữa Ba Lan và Đức, báo Tagesspiegel viết. Phái bộ huấn luyện của EU sẽ được đặt tại Ba Lan và Đức. Các quốc gia khác, bao gồm cả những nước ngoài Liên minh Châu Âu (EU) cũng có thể tham gia công việc này. Trụ sở hoạt động của phái bộ sẽ được đặt tại Brussels trong tòa nhà của Cơ quan Ngoại giao châu Âu. Phái bộ dự kiến thực hiện công việc trong 2 năm và được cấp kinh phí 106,7 triệu Euro. Báo Tagesspiegel lưu ý, việc chuẩn bị cho sứ mệnh khởi động trong những tháng gần đây cho thấy, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan căng thẳng đến đâu./.
Bùi Tuệ (tổng hợp và bình luận)