Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam đáp ứng cam kết giảm tiêu thụ HCFC

Việt Nam đáp ứng cam kết giảm tiêu thụ HCFC


Dự án do Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal tài trợ, ủy thác Ngân hàng Thế giới quản lý. Mục tiêu nhằm giúp Việt Nam giảm 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất gây suy giảm tầng ô-dôn HCFC, từ 3.600 tấn/năm xuống còn 2.600 tấn/năm trong giai đoạn 2020 – 2024 theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal.

Trong giai đoạn 2018 – 2023, dự án đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ quản lý, loại trừ HCFC, tập trung vào các lĩnh vực: Điều hòa không khí, sản xuất thiết bị lạnh, sản xuất xốp cách nhiệt, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị lạnh và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, loại trừ sử dụng các chất HCFC. Kết quả đến nay, Việt Nam đã đáp ứng cam kết giảm 35% mức tiêu thụ cơ sở. Lượng nhập khẩu từ năm 2020 đều dưới 2.600 tấn/năm.

z4986125407667_0946ea18a1eb5204043dfee9c09d0626.jpg
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Vũ Hải

Chia sẻ rõ hơn về các kết quả chính của dự án, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết: Dự án đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực, đóng góp cho công tác bảo vệ tầng ô-dôn ở Việt Nam, giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.

Cụ thể, về loại trừ tiêu thụ HCFC-22 (R-22), Dự án đã hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất điều hòa không khí duy nhất của Việt Nam và một số doanh nghiệp sản xuất thiết bị lạnh chuyển đổi công nghệ không sử ga R-22. Từ ngày 7/1/2022, Việt Nam đã cấm nhập khẩu điều hòa không khí sử dụng ga R-22.

Về loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt, Dự án đã hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ sử dụng cyclo pentane. Từ ngày 7/1/2023, Việt Nam đã quy định cấm nhập khẩu HCFC-141b trộn sẵn trong polyol.

Cùng với hoàn thành nghĩa vụ giảm 35% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC trong giai đoạn 2020-2024, với mức nhập khẩu dưới 2.600 tấn/năm, Việt Nam đã giảm lượng phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng các công nghệ thay thế không có tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn và tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp. Các công nghệ thay thế trong các lĩnh vực đều là công nghệ không làm suy giảm tầng ô-dôn, ít phát thải (cyclo pentane, NH3, CO2).

z4986125416953_127548d88bdb326793b2439e9b8e191b.jpg
Ông Ahmed Eiweida, Trưởng Ban phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Vũ Hải

Trong 5 năm qua, nhiều hoạt động tăng cường kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC và nâng cao nhận thức về bảo vệ tầng ô-dôn, bảo vệ môi trường cũng đã được triển khai tích cực.

Về đào tạo, tăng cường năng lực, Dự án đã phối hợp triển khai tập huấn cho 350 cán bộ hải quan về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát; đào tạo cho 188 giảng viên nguồn từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 3.200 kỹ thuật viên về quản lý rò rỉ và nguyên tắc thực hành tốt trong lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị lạnh và điều hòa không khí. Bên cạnh đó, cung cấp 110 bộ thiết bị giảng dạy và 300 bộ thiết bị sửa chữa cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh và điều hòa không khí trên cả nước…

Theo ông Tăng Thế Cường, những kết quả trên có được nhờ sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Hội Khoa học Kỹ thuật lạnh và Điều hoà không khí Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh và Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội), các Hội, Chi hội điện tử và điện lạnh của các địa phương, các trường cao đẳng và trung cấp nghề đào tạo về kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi công nghệ đã quyết tâm vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 và những diễn biến của thực tiễn để triển khai kịp thời các hoạt động.

z4986125470173_db9378c23aa953343c9db2d080381ea0.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Vũ Hải

“Sau khi chuyển đổi công nghệ, có doanh nghiệp đã mở rộng và phát triển thị trường, xuất khẩu sản phẩm sản xuất theo công nghệ mới sang các nước trong khu vực, bảo đảm được các tiêu chí môi trường và khí hậu. Các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tầng ô-dôn dần được kiện toàn và bắt đầu đi vào cuộc sống” ông Tăng Thế Cường chia sẻ.

Thông qua Dự án, Cục Biến đổi khí hậu đã xây dựng và trình ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13334:2021 về xốp cách nhiệt polyuretan (PU) sử dụng chất trợ nở dễ cháy – Yêu cầu về an toàn trong sản xuất áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt PU sử dụng chất trợ nở có tính cháy (Quyết định số 1500/QĐ-BKHCN ngày 08/6/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ); xây dựng dự thảo chương trình đào tạo về thu hồi môi chất lạnh và phương pháp thực hành tốt để giảm rò rỉ môi chất lạnh ra môi trường gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét, tích hợp vào công tác đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp; xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về an toàn trong sản xuất và lắp đặt điều hòa không khí treo tường sử dụng R-32 đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Ông Ahmed Eiweida, Trưởng Ban phát triển bền vững, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời gian qua. Dự án đã giúp nâng cao năng lực cho các bên liên quan, đồng thời, để lại nhiều bài học thực tiễn quan trọng đóng góp cho lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn HCFC, các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao HFC trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ về kết quả thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và Dự án HPMPII; Định hướng triển khai Nghị định thư Montreal trong thời gian tới và các yêu cầu về quản lý nhà nước.

z4986125436147_140b8721e654db41652605c6f4917b82(1).jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Vũ Hải

Tiếp nối những kết quả đã đạt được và tiếp tục lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal, Cục Biến đổi khí hậu đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc nghiên cứu những vấn đề trọng tâm, các lĩnh vực ưu tiên để tham mưu đáp ứng việc loại trừ các chất được kiểm soát.

Việt Nam đã gửi Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal đề xuất Dự án Quản lý bền vững các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal (KIP I và HPMP III). Nội dung trọng tâm bao gồm: Tiếp tục loại trừ tiêu thụ các chất HCFC trong lĩnh vực dịch vụ bảo trì, sửa chữa thiết bị lạnh và điều hòa không khí; Hỗ trợ cho việc tuân thủ nghĩa vụ giữ mức tiêu thụ ở mức cơ sở vào năm 2024 và loại trừ 10% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HFC vào năm 2029.



Nguồn

Cùng chủ đề

Định hướng xanh cho ngành xi măng

Doanh nghiệp đang thay đổi Hiện nay ngành xi măng tiếp tục khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao, khi chi phí sản xuất vượt xa khả năng bù đắp từ doanh thu; đi kèm với thị trường xi măng trong nước và xuất khẩu tiếp tục cạnh tranh khốc liệt về giá, áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất khiến nhiều DN tiếp tục...

Hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô – dôn

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các đơn vụ thuộc Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.Chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, những nội dung như giảm nhẹ phát thải khí nhà kính...

Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Lãnh...

Nhiều ý kiến đóng góp cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP

Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ quản lý chuyên ngành, các cơ quan liên quan, các Hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan.Theo Cục trưởng Tăng Thế Cường, kết quả tham vấn sẽ giúp hoàn thiện nội dung dự...

Thủ tướng ký ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon

Chỉ thị khẳng định, việc trao đổi, mua bán tín chỉ các-bon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết tâm xây dựng Đảng bộ Chính phủ trong sạch, vững mạnh, ‘chỉ bàn làm, không bàn lùi’

Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Cùng với bám sát các chương trình...

Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Hội đồng). ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025: Kinh tế

(TN&MT) - Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, cũng là buổi họp báo đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo. ...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn

Nhân dịp đầu xuân năm mới và dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới chúc Tết và làm việc với Tỉnh ủy Lạng Sơn. Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với tinh thần đoàn kết thống nhất và phát huy những kết quả, thành tựu từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Đảng bộ,...

Đưa chi thường xuyên xuống dưới 60% tổng chi ngân sách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên trong năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương chuẩn bị để Chính phủ báo cáo, đề xuất Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu liên quan bội chi ngân sách, nợ công…; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, đưa tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% trong tổng chi...

Bài đọc nhiều

Đạo luật mới trao cho một ngọn núi tất cả các quyền và trách nhiệm của một con người

Ngọn núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori, là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.

Xây dựng cơ sở y tế ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Các đại biểu tham dự hội thảo đã cùng nhau rà soát kinh nghiệm thu được từ ba bệnh viện tuyến huyện triển khai mô hình thí điểm nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững về môi trường...

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo có quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng

Ngày 3/2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng. Quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả...

Dấu ấn sâu đậm về tiếng nói, vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam

Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối, chế biến; thúc đẩy thủ tục và phối hợp thời điểm sớm công bố quả nho Nhật Bản vào...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo có quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng

Ngày 3/2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng. Quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả...

Đạo luật mới trao cho một ngọn núi tất cả các quyền và trách nhiệm của một con người

Ngọn núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori, là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.

Thái Lan và 15 quốc gia chung tay đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp qua biên giới

Thái Lan đã thảo luận với đại diện từ 15 quốc gia để tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp qua biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Mới nhất

5 tỉnh có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn ở Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 5 tỉnh ở nước ta có tiềm năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn. Các địa phương này tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực...

Nghênh đón Thần Tài Ất Tỵ – Khai Xuân hồng phát

VietinBank Gold & Jewellery ra mắt các sản phẩm đồng xu vàng được thiết kế tinh xảo mang ý nghĩa sâu sắc, thay cho lời chúc khai niên hưng vượng, thành công tới khách hàng nhân Ngày vía Thần tài năm Ất Tỵ. Sản phẩm hiện đang được cung cấp trên toàn hệ thống bán hàng của VietinBank...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Văn Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Thạch Hà, Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, mặc dù còn hơn 9 năm công tác. ...

Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

Bước vào năm 2025, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển...

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, trong nước tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 6/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 6/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 6/2/2025 giá tiếp đà tăng và vượt mốc...

Mới nhất