Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhững mẫu tên lửa vũ trụ mới dự kiến phóng năm 2024

Những mẫu tên lửa vũ trụ mới dự kiến phóng năm 2024


Một số tên lửa mới của châu Âu và Mỹ sẽ phóng năm sau, khi ngành hàng không vũ trụ thiếu phương tiện phóng do số lượng vệ tinh tăng.





Tên lửa Ariane 6 ở bãi phóng Sân bay Vũ trụ châu Âu tại Kourou, Guiana, Pháp, ngày 22/6. Ảnh: AFP

Tên lửa Ariane 6 ở bãi phóng Sân bay Vũ trụ châu Âu tại Kourou, Guiana, Pháp, ngày 22/6. Ảnh: AFP

Ariane 6

Tên lửa Ariane 6 do ArianeGroup, công ty có trụ sở tại Pháp, phát triển cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Mẫu tên lửa này dự kiến thực hiện hành trình đầu tiên trong thời gian từ ngày 15/6 đến 31/7/2024 sau 4 năm trì hoãn do Covid-19 và những khó khăn khác. Dự án được khởi động vào năm 2014 như một câu trả lời của châu Âu trước sự phát triển mạnh mẽ của Falcon 9, mẫu tên lửa do công ty Mỹ SpaceX sản xuất. Được phát triển dựa trên Ariane 5, Ariane 6 sẽ rẻ bằng một nửa mẫu tiền nhiệm nhờ các phương pháp sản xuất mới.

Hiện Ariane 6 đã có kế hoạch cho 28 lần phóng. Tên lửa này có hai phiên bản, phiên bản mạnh hơn có khả năng mang hàng hóa nặng 11,5 tấn lên quỹ đạo địa tĩnh và hàng hóa nặng 21,6 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp. Sau khi Ariane 6 đi vào hoạt động, thách thức với ArianeGroup sẽ là tăng sản lượng. “Việc tăng từ sản xuất 2 tên lửa lên 9 tên lửa mỗi năm là một thách thức công nghiệp lớn”, CEO Martin Sion cho biết.

Vega C

Bị cấm bay từ tháng 12/2022 sau thất bại của chuyến bay thương mại đầu tiên, tên lửa Vega C do công ty vũ trụ Avio của Italy sản xuất, dự kiến phóng trở lại vào quý IV năm sau. Sự cố xảy ra do một vòi phun động cơ tên lửa bị hỏng, buộc các chuyên gia phải thiết kế lại. Tên lửa Vega C cao khoảng 35 m với khối lượng cất cánh 210 tấn.

Việc thiếu tên lửa nhỏ buộc ESA phải dựa vào SpaceX của Mỹ để phóng một số vệ tinh khoa học và vệ tinh GPS của châu Âu. Nếu phóng thành công, Vega C sẽ giúp khắc phục vấn đề này.

Vulcan Centaur

United Launch Alliance (ULA), liên doanh giữa Boeing và Lockheed Martin của Mỹ, phát triển tên lửa Vulcan Centaur để thay thế các phương tiện phóng cũ Atlas V và Delta IV. Sau khi hoàn thành những chuyến bay đầu tiên, ULA sẽ bắt đầu tiến hành thu hồi và tái sử dụng tầng thứ nhất của tên lửa. Việc tái sử dụng cùng những cải tiến khác giúp Vulcan Centaur có giá phải chăng hơn nhiều so với những tên lửa tiền nhiệm, theo Tory Bruno, CEO của ULA.

Vulcan Centaur có thể chở hàng hóa nặng 27,2 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp, tương đương với tên lửa Falcon 9. Vụ phóng đầu tiên của Vulcan Centaur dự kiến diễn ra đầu tháng 1/2024. Trong nhiệm vụ này, một trạm đổ bộ Mặt Trăng tư nhân có thể trở thành tàu Mỹ đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng kể từ khi chương trình Apollo kết thúc. Trong nhiệm vụ thứ hai, tên lửa sẽ đưa tàu vũ trụ Dream Chaser mới của công ty Mỹ Sierra Space bay lên không gian vào quý II năm 2024. Tàu con thoi mini này sẽ chịu trách nhiệm tiếp tế cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Starship

SpaceX sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống phóng khổng lồ Starship vào năm 2024. Hai chuyến bay đầu tiên sau khi hệ thống tên lửa này được lắp ráp đầy đủ kết thúc với một vụ nổ. SpaceX cho biết, các vụ nổ trong giai đoạn đầu phát triển tên lửa đều được đón nhận và giúp đưa ra các lựa chọn thiết kế nhanh hơn. Trong chuyến bay thứ hai vào tháng 11/2023, hai tầng của tên lửa đã chia tách thành công trước khi phát nổ và không gây thiệt hại lớn cho bệ phóng.

Tên lửa mạnh nhất hành tinh đạt bước tiến mới trước khi nổ

Hệ thống phóng Starship phát nổ trong lần bay thử thứ hai vào tháng 11/2023. Video: WSJ

Starship là phương tiện phóng lớn nhất và mạnh nhất từng được chế tạo với chiều cao khoảng 121 m. NASA đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của Starship. Cơ quan này đã ký hợp đồng nhằm sử dụng một phiên bản Starship làm tàu đổ bộ Mặt Trăng cho các nhiệm vụ Artemis.

Nhà sáng lập SpaceX, Elon Musk, dự đoán Starship có thể phóng tiếp sau vài tuần nữa. Tuy nhiên, vụ phóng tiếp theo sẽ không diễn ra cho đến khi Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) chấp thuận.

New Glenn

Blue Origin, công ty của tỷ phú Jeff Bezos có trụ sở tại Mỹ, đã đưa khách du lịch lên rìa vũ trụ trong những chuyến bay ngắn bằng tên lửa cận quỹ đạo New Shepard. Nhưng công ty này cũng đang phát triển mẫu tên lửa lớn hơn, New Glenn, cao 98 m với khả năng mang hàng hóa nặng 45 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp. Con số này lớn hơn gấp đôi tên lửa Falcon 9, nhưng vẫn nhỏ hơn Falcon Heavy của SpaceX với sức chở 63,8 tấn.

“Chúng tôi dự định phóng vào năm 2024”, phát ngôn viên của Blue Origin nói về New Glenn. Một trong những chuyến bay đầu tiên của tên lửa này sẽ giúp tàu EscaPADE của NASA thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu từ quyển sao Hỏa. New Glenn cũng là một phần trong hệ thống hạ cánh xuống Mặt Trăng mà NASA đặt hàng cho nhiệm vụ Artemis 5.

Thu Thảo (Theo AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Liên minh châu Âu và Trung Quốc tăng cường hợp tác để đối phó với Mỹ

(CLO) Khi quan hệ với Mỹ đều đối mặt với nhiều thách thức, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sự hợp tác thương mại. ...

Ukraine nói chỉ đàm phán với Nga nếu có Mỹ và châu Âu tham gia

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tuyên bố Ukraine đã sẵn sàng tham gia đàm phán để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm với Nga, nhưng nhấn mạnh rằng Mỹ và châu Âu cũng phải có mặt trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. ...

EU phát tín hiệu sẵn sàng ‘chơi rắn’ với Mỹ để bảo vệ lợi ích

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng đàm phán cứng rắn với Mỹ, đồng thời sẽ thực dụng hơn khi bắt tay với cả những nước không cùng chí hướng nhưng chia sẻ một số lợi ích. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, “quái vật” nhắm thẳng Trái Đất

(NLĐO) - "Quái vật" blazar xa nhất từng được xác định đã cung cấp cái nhìn hiếm hoi về kỷ nguyên tái ion hóa của vũ trụ. ...

Cùng chuyên mục

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Mới nhất

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà...

Thi đấu bằng xe mượn, tay đua Việt Nam vẫn giành huy chương vàng châu Á

(Dân trí) - Ở ngày thi đấu thứ hai của giải xe đạp đường trường vô địch châu Á 2025, đoàn Việt Nam bất ngờ giành Huy chương vàng (HCV), thuộc về lão tướng Hoàng Hải Nam. Trong buổi chiều nay (8/2), tay đua Hoàng Hải Nam thi đấu ở nội dung cá nhân tính giờ trên 60 tuổi của...

Triển khai cuộc thi “Viết về những kỷ niệm sâu sắc với báo chí”

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); chào mừng Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai lần thứ VII, nhiệm...

Giá vàng tăng mạnh, thế giới ùn ùn tích trữ, ‘cơn khát vàng’ chưa có dấu hiệu dừng lại, đây là lý do

Giá vàng hôm nay 9/2/2025, giá vàng tăng mạnh trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu. Thế giới vẫn ùn ùn dự trữ quý kim, “cơn khát vàng” chưa được giải nhiệt, giới phân tích lý giải nguyên nhân. Vàng trong nước nối gót tăng.

Mới nhất