Trang chủDestinationsVĩnh LongBên dòng Cổ Chiên, nơi lằn ranh mặn- ngọt

Bên dòng Cổ Chiên, nơi lằn ranh mặn- ngọt






Vườn cây trái tươi tốt trong đê bao liên hộ ấp Tân Phong.
Vườn cây trái tươi tốt trong đê bao liên hộ ấp Tân Phong.

(VLO) Ở phía cuối nguồn sông Mekong, dòng Cổ Chiên mênh mông như dải lụa mềm nối sông Tiền uốn lượn qua những bãi cồn, cù lao rồi hòa vào biển cả. Dòng sông mang xứ mệnh đưa nước ngọt, phù sa góp phần làm giàu cho miền châu thổ, đồng thời cũng tạo nên các vùng sinh thái, vùng sản xuất khác biệt: ruộng lúa, vườn cây ăn trái Vĩnh Long, xứ dừa Bến Tre, vùng trồng lúa- lác (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) và gần cuối hạ lưu, xã cù lao Hòa Minh (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) người dân bao đời nương theo con nước “mặn tới thả nuôi tôm, cua biển; ngọt về trồng lúa thơm”…

Những ngày nắng chói chang đầu tháng 4, chúng tôi men theo dòng Cổ Chiên và dừng lại nơi cây cầu Cổ Chiên nối đôi bờ xanh ngát.

Thời điểm độ mặn lên 3-4‰, xâm nhập vào sâu 40-50km (từ đầu năm, có thời điểm mặn xâm nhập đến 60km), nhưng câu chuyện làm ăn cứ rôm rả, lấp lánh niềm vui: bên này người dân đội nắng ra đồng thu hoạch lác, bên kia chuyện làm kinh tế dưới vườn nói không hết…

Kỳ 1: Mở ra “hệ sinh thái” dưới tán dừa

Người dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) dường như không lo “nắng bể đầu” vì đã có bóng dừa mát rượi, cũng không lo nước mặn xâm nhập bởi đã tận dụng, khai thác và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Trong đó, cây dừa giữ vai trò quan trọng, không chỉ tạo chuỗi giá trị toàn diện với hàng trăm dòng sản phẩm từ dừa; mà với sự năng động, sáng tạo, chính quyền và người dân nơi đây còn mở ra cả một “hệ sinh thái” phát triển kinh tế dưới vườn dừa đầy triển vọng.





“Hệ sinh thái” đa dạng dưới vườn dừa.
“Hệ sinh thái” đa dạng dưới vườn dừa.

Đê bao liên hộ: Trữ ngọt, ngăn mặn, chặn triều cường

Từ huyện Càng Long vượt qua sông, cầu Cổ Chiên như gối đầu lên thảm dừa xanh bất tận nối tiếp QL60 đi qua xã Thành Thới A (huyện Mỏ Cày Nam), chỉ cần rẽ vào một con đường bất kỳ thì như đã “lạc” vào miền xanh mát khác lạ.

Mở đầu câu chuyện với nhà báo, ông Nguyễn Văn Lượm- Chủ tịch UBND xã Thành Thới A, đã nói ngay thế mạnh của xã là: “Cây dừa và chăn nuôi. Đặc biệt hơn năm nay, nhờ hệ thống đê bao khép kín liên hộ trữ ngọt, ngăn mặn, chặn triều cường… đem lại nhiều lợi ích, mở ra cơ hội làm ăn cho bà con.

Trong điều kiện sông rạch chằng chịt, nếu từng hộ tự đắp đê bao sẽ tốn kém và không hiệu quả, nhờ sáng kiến của Hội Nông dân xã và đồng thuận của người dân, mô hình đê bao liên hộ giúp chủ động tưới tiêu, làm vườn kết hợp chăn nuôi thuận lợi”.

Được trao tặng mô hình “Dân vận khéo” xuất sắc tiêu biểu năm 2022 của tỉnh Bến Tre, “tác giả” cũng là người trực tiếp vận động người dân thực hiện, ông Nguyễn Thanh Tuấn- Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết: “Đã ấp ủ mô hình từ lâu. Hồi trước gia đình tôi có hơn 10 công trồng dừa, nhờ đắp đê bao mà vườn khô ráo, cây phát triển xanh tốt hơn những vườn bị ngập nước”.





Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Thới A và Trưởng ấp Tân Phong kiểm tra đê bao liên hộ bảo vệ sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Thới A và Trưởng ấp Tân Phong kiểm tra đê bao liên hộ bảo vệ sản xuất.

Từ năm 2022 nhận nhiệm vụ mới, Chủ tịch Hội Nông dân xã đã mạnh dạn đề xuất làm thí điểm. Bởi thường xuyên triều cường dâng cao làm ngập vườn, ảnh hưởng đời sống nên khi được vận động người dân “gật đầu cái rụp”.

Tháng 4/2022, chính quyền và nhân dân cùng bắt tay vào làm tuyến đê bao liên hộ ấp Tân Phong, với chiều dài 1,5km, thiết kế ngang 1m, cao 1,5m; bao quanh 2 rạch lớn và 3 rạch nhỏ, bảo vệ cho hơn 10ha và 25 hộ dân hưởng lợi ích từ công trình.

Theo ông Tuấn, ước tính kinh phí thực hiện 320 triệu đồng và đều do người dân đóng góp, hiến đất, cây trồng cũng như ngày công lao động.

Đưa chúng tôi tham quan tuyến đê bao liên hộ đã hoàn thành cao ráo như ôm lấy, bảo vệ vườn dừa thoát khỏi tình trạng ngập nước, ông Tuấn chỉ dấu mép nước còn để lại ngấn phía bên ngoài con rạch cho biết: “Nếu không có đê bao thì vườn dừa đã ngập lênh láng.

Để đắp đê, người dân sẵn sàng lấy đất trong vườn, ước hơn 1.000m3 đất, nếu quy ra tiền sẽ là con số không nhỏ. Nhưng tính lâu dài, công trình tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập… hiệu quả mang lại nhiều hơn. Đến nay các ấp khác trong xã cũng làm theo mô hình này”.

“Không chỉ là triều cường mới gây ngập, mà bây giờ một tháng gần như nước tràn vô vườn hết 20 ngày. Người dân của ấp Tân Phong chủ yếu trồng dừa, bưởi kết hợp chăn nuôi mà bị ngập thường xuyên nên hiệu quả thấp.

Do vậy, khi các hộ đồng thuận liên kết làm đê bao, vườn dừa được chăm sóc, chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Cao- Trưởng ấp Tân Phong, nói và đúc kết: “Một hộ không thể đắp đê bao, nhưng 25 hộ liên kết thì đã làm được”.

Phát triển kinh tế dưới vườn dừa

Từ việc liên kết làm đê bao liên hộ, theo ông Nguyễn Văn Lượm người dân cũng tính chuyện liên kết phát triển kinh tế vườn. Chẳng hạn, cây dừa phát triển theo hướng hữu cơ, đầu ra ổn định và bán giá cao hơn.

Dưới vườn dừa trồng cỏ nuôi bò, dùng phân bò ủ hoai làm phân hữu cơ bón cho dừa tăng năng suất. Trong khi đó, số hộ đầu tư nuôi gà, vịt bằng nệm lót sinh học cũng tăng lên.

Ngoài ra, “cùng với lợi thế giao thông thủy bộ, như QL60 qua 5/6 ấp của xã, các hương lộ cùng với cầu Cổ Chiên và 2 tuyến sông… UBND xã Thành Thới A cũng tính làm du lịch từ vườn dừa, vườn bưởi, tham quan sông nước”, ông Lượm cho biết.

Đó là một hướng phát triển kinh tế đầy triển vọng, bởi từ vài năm qua, người dân đã tận dụng lợi thế “vườn dừa mát rượi” và “view” đẹp sông Cổ Chiên mở các dịch vụ ăn uống, giải khát phục vụ nhu cầu người dân địa phương và du khách.

Bên cạnh những rặng dừa dịu bóng mát, còn tạo ra ngành nghề sơ chế, chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa… nếu biết tận dụng “nối tour” cho du khách tham quan, trải nghiệm sẽ tạo sức hút riêng cho vùng đất bên sông này.





Chú Tư (chú Lê Văn Hoàng Em) chăm sóc đàn dê bên vườn dừa sai trái.
Chú Tư (chú Lê Văn Hoàng Em) chăm sóc đàn dê bên vườn dừa sai trái.

Còn thực tế dưới vườn dừa trong đê bao liên hộ ấp Tân Phong, chú Tư (chú Lê Văn Hoàng Em) chỉ vườn dừa trĩu trái bảo: “Giờ khỏe lắm. Chân vườn khô queo. Vườn dừa đã xanh mướt mắt. Cỏ trong vườn dừa lên nhanh dư sức cho dê ăn thoải mái”.

Vườn trồng dừa, bưởi; chuồng nuôi dê, heo của chú Tư là điển hình kinh tế vườn dưới vườn dừa, khai thác và tận dụng tốt diện tích, nguồn phế phẩm làm phân bón.

Trồng giống cỏ chịu ngập nước và ngấn nước nơi thềm hàng ba, là những “dấu tích” mà theo chú Tư “hễ triều cường lên là ngập nhà, thậm chí không có đường đi ra lộ”.

Giờ nhà khô ráo, sạch sẽ, vườn dừa phát triển, đất trống trong vườn “đâu cũng trồng cỏ được”. Trong 5 công vườn, chú trồng 4 công dừa bán trái khô và 1 công dừa dứa.

Theo chú Tư, dừa dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, nhưng nhà nông cũng phải tính toán. Trong khi hiện nay dừa khô rớt giá, chật vật đầu ra, thì “dừa dứa của tui trồng theo hướng hữu cơ luôn giữ “phong độ” giá cao, ổn định 100.000 đ/chục 12 trái”, chú Tư khoe và cho rằng: làm kinh tế vườn phải có nghiên cứu thị trường và kiên trì, chứ không thể chạy theo số đông sẽ không tránh khỏi điệp khúc chặt- trồng”.

Gắn bó và kiên trì với cây dừa mấy chục năm và là sinh kế chủ yếu trong gia đình, chú Tư cho hay: “Cây dừa xài hết, chẳng bỏ thứ gì!”.

Từ lúc còn xanh tốt cho đến lúc lão rồi được đốn hạ, chẳng có thứ nào, bộ phận nào của dừa là bị bỏ phí. Trái dừa lấy nước uống, làm thạch dừa.

Dừa còn là sản phẩm làm đẹp, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay xơ dừa, mụn dừa dùng làm phân bón… Có lẽ về giá trị kinh tế hay trong tình cảm, hầu như không chỉ người Bến Tre, mà ai trồng dừa cũng tin yêu và tự hào về loại cây “tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ” này.

Kỳ cuối: Chủ động và linh hoạt nên “sống khỏe”

Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC- THẢO LY



Source link

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung là Tổ trưởng. Ông Lê Quốc Đạt, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Độc lạ dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. Bên cạnh ra...

Việt Nam chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm mùa, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các biện pháp phòng chống tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 13/2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Các cơ quan chức năng đang chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm mùa và các bệnh hô hấp, để kịp thời ứng phó với các chủng virus đột biến". Cụ thể,...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Thị trường điều chỉnh không đồng nhất, nông dân Tây Nguyên phấn khởi kỳ vọng vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 14/2/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.500 – 162.000 đồng/kg.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đón xuân cùng sản phẩm OCOP

(VLO) Những năm gần đây, vào dịp Tết đến, các sản phẩm (SP) OCOP trở thành lựa chọn quen thuộc của người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo và hương vị đặc trưng địa phương. Qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, SP OCOP đã dần mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn và dần trở thành món quà ý nghĩa, mang đậm nét đặc trưng địa phương. Các chủ...

231 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Ông Lê Văn Dũng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT, cho biết: Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tham gia của các chủ thể OCOP trong tỉnh. Các chủ thể đã quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản nên chất lượng các sản phẩm nâng lên;...

Khai trương cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Vũng Liêm

(VLO) Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Vũng Liêm vừa khai trương cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP- đặc sản huyện Vũng Liêm tại chợ Vũng Liêm (TT Vũng Liêm). Người dân tham quan, mua sắm tại cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP- đặc sản huyện Vũng Liêm. Cửa hàng trưng bày hơn 35 sản phẩm đặc sản đặc trưng của huyện, trong đó có 17 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đây đều là các sản phẩm tiêu...

Xây dựng dòng sản phẩm di sản văn hóa, làng nghề

Nhìn lại sau 2 năm cơ cấu ngành du lịch (DL) tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành quả nhất định. Trong đó, những định hướng và những bước khởi đầu quan trọng cho những dự án phát huy giá trị di sản văn hóa tạo nên những dòng sản phẩm thế mạnh đặc thù của địa phương. Việc tổ chức lại không gian phát triển DL chính là cơ sở để định vị lại hướng đi và những...

Tiếp nối “ngọn lửa” di sản trăm năm

Kênh Thầy Cai huyền thoại gắn với làng nghề di sản trăm năm. Đi qua bao nốt thăng trầm, nghề gạch, gốm đỏ Vĩnh Long được gìn giữ, kế thừa đồng thời đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy triển vọng ngành công nghiệp không khói của “vương quốc đỏ”. Phía sau những mẻ gạch ấm hơi đất, sắc gốm đỏ mỹ miều là câu chuyện về tình yêu, niềm tự hào và trách nhiệm của bao thế hệ để...

Bài đọc nhiều

Bất an qua phà An Bình

(VLO) Bến phà An Bình nối các xã cù lao huyện Long Hồ với TP Vĩnh Long, là bến phà chính kết nối giao thương không chỉ vận chuyển hàng hóa, nông sản mà còn đón khách du lịch nên lưu lượng người qua lại khá đông. Xe ô tô vẫn lên phà, dù có biển cấm.Ảnh chụp sáng 7/8 Tuy nhiên, việc giữ trật tự an toàn trên bến, dưới phà cũng như các điều kiện an toàn khác...

Phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Hưởng ứng ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người (30/7), Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hóa thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp. Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội...

Trục vớt lục bình khơi thông kinh, rạch

  Lục bình trên một dòng kinh nội đồng ở xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân. Từ lâu, lục bình được một số nơi trong tỉnh khai thác làm nguyên liệu đan thảm mỹ nghệ xuất khẩu, giải quyết lượng đáng kể lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập hộ dân ở nông thôn, đồng thời giúp giữ bờ sông ngòi, kinh, rạch ít bị sạt lở. Nhưng hiện nay ở nhiều nơi, do không được khai thác, sử...

Về Cồn Chim “người quê chỉ có tấm lòng”

  (VLO) Cồn Chim (ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được mệnh danh là điểm du lịch “không tiếng ồn” bên dòng Cổ Chiên. Vùng đất này có 2 mùa, dựa vào vị mặn- ngọt của nước sông, đã mở ra cơ hội làm du lịch cộng đồng cho người dân nơi đây, bên cạnh việc canh tác nông nghiệp, nuôi trồng và sản xuất sạch theo mô hình “con tôm ôm cây...

Đưa sản phẩm OCOP đến gần người tiêu dùng

Nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh được trưng bày, giúp người tiêu dùng, du khách dễ lựa chọn. (VLO) Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm (SP) OCOP không chỉ giúp doanh nghiệp (DN), chủ thể có cơ hội quảng bá SP, mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng, khách tham quan du lịch dễ tiếp cận các SP đặc trưng, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ...

Cùng chuyên mục

Tạm giữ quản lý tiệm game mua bán trái phép chất ma túy

(VLO) Công an TP Vĩnh Long đang tạm giữ hình sự đối tượng Trần Ngọc Tú (SN 1987, ngụ Phường 3, TP Vĩnh Long) để điều tra hành vi mua bán trái phép chất ma túy.   Bằng các biện pháp nghiệp vụ, vào chiều 10/8, Công an TP Vĩnh Long phối hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh) kiểm tra một tiệm game trên đường Võ Thị Sáu (khóm Nguyễn Du, Phường...

Thêm hồng sắc màu tuổi trẻ

Tuổi trẻ thêm tươi đẹp khi bạn trẻ hòa mình vào các hoạt động ý nghĩa. (VLO) “Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi đời người. Nếu như chúng ta biết góp công xây đời, góp phần vun đắp quê hương ngày thêm giàu đẹp thì tuổi trẻ sẽ càng thêm tươi đẹp”. Với suy nghĩ ấy mà không ít bạn trẻ đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng,...

Vĩnh Long đạt 1 HCV

Giải vô địch võ chiến đấu tay không các CLB võ thuật toàn quân BTC trao giải cho các VĐV đạt thành tích ở hạng cân 57-60kg của nữ, nhóm tuổi từ 28-35. (VLO) Giải do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức từ 1-11/8 tại Nhà thi đấu đa năng TP Cần Thơ. Có 504 VĐV đến từ 41 CLB võ thuật của các đơn vị, nhà trường, bộ chỉ huy quân sự các...

Vay vốn online bằng dữ liệu định danh

Khách tham quan trải nghiệm dịch vụ ngân hàng số của Agribank. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định cho phép tổ chức tín dụng triển khai eKYC khách hàng vay vốn dựa trên việc khai thác dữ liệu định danh cá nhân. Từ ngày 1/9, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng sẽ có hiệu lực. Trong...

Kiểm định chất lượng giáo dục 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Tặng hoa cho đoàn khảo sát chính thức đánh giá ngoài Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. (VLO) Ngày 12/8, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn khai mạc đợt chính thức khảo sát, kiểm định chất lượng giáo dục trình độ đại học 3 chương trình đào tạo: du lịch, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và công nghệ kỹ thuật điện-điện tử của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Trong...

Mới nhất

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. ...

Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của...

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023. ...

Độc dịp Valentine: nhẫn chỉ mua 1 lần, uống trà sữa được tặng sổ chứng nhận tình yêu

Không chỉ 'đua' tung khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho các cặp đôi dịp Valentine, nhiều thương hiệu năm nay còn sáng tạo những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang đến trải nghiệm bất ngờ cho khách hàng. ...

Cổ phiếu khoáng sản hút dòng tiền, VN-Index vượt mốc 1.270 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 13/2, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm. VN-Index phục hồi và giữ được đà tăng điểm đến hết phiên là nhờ sự trợ giúp của cổ phiếu VHM và nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu khoáng sản...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và...

Mới nhất