Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm sao để dạy, học thực chất?

Làm sao để dạy, học thực chất?


Quyết định trên lập tức gây xôn xao dư luận với nhiều quan điểm ủng hộ lẫn phản đối. Bất đồng ý kiến xảy ra bởi hai nguyên nhân chính. Một là kiểm tra đánh giá luôn đóng vai trò quyết định trong việc đo lường hiệu quả của chương trình đào tạo; hai là chất lượng dạy và học ngoại ngữ (hay cụ thể là tiếng Anh) ở Việt Nam luôn là vấn đề nhức nhối.

Những vấn đề nhức nhối dạy và học ngoại ngữ

Vị thế của ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đã tăng cao đáng kể chỉ trong vài năm, nhất là từ khi Bộ GD-ĐT cho phép quy đổi 4.0 IELTS hoặc tương đương sang điểm 10 tốt nghiệp THPT. Dư luận cũng nhiều lần bày tỏ quan ngại về hiện tượng “nấm mọc sau mưa” của các trung tâm luyện thi IELTS, hay việc điểm IELTS đang trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ ai đó.

Ngoại ngữ không bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT:  Làm sao để dạy, học thực chất?
 - Ảnh 1.

Một buổi học ngoại ngữ với người nước ngoài của học sinh tại TP.HCM

Chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở bậc phổ thông hầu như vẫn giậm chân tại chỗ. Từ năm 2008 đến nay, Bộ GD-ĐT đã triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia với mục tiêu nâng cao trình độ của người dân (đặc biệt là giới trẻ), nhưng những vấn đề nhức nhối vẫn còn đó. Nhà trường phổ thông vẫn chăm chăm dạy từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu; các bài kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ chỉ mang tính đối phó; và quan trọng nhất là người trẻ vẫn chưa nói được ngoại ngữ thuần thục.

Bản chất môn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT chưa đánh giá được các kỹ năng ngôn ngữ, chỉ kiểm tra ngữ pháp, từ vựng là chính. Mặc dù bài thi có những câu kiểm tra gián tiếp kỹ năng nói và viết nhưng số lượng, cách thức ra đề của những phần này còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến việc chỉ cần học mẹo là có thể làm đúng mà không cần sở hữu kỹ năng ngôn ngữ tương đương. Bên cạnh đó, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh vẫn còn thấp và chênh lệch giữa các vùng miền, tỉnh thành.

Vượt rào cản nếu muốn thay đổi cách dạy học ngoại ngữ

Nhiều người tin rằng việc ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc sẽ giảm áp lực cho cả thầy lẫn trò, từ đó việc học ngoại ngữ sẽ thoải mái, vui vẻ hơn. Không bị bài thi thuần ngữ pháp và từ vựng gò bó, giáo viên tiếng Anh sẽ có cơ hội cho học sinh thực hành kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn và từ đó chất lượng dạy học nói chung sẽ được cải thiện.

Nhiều nhà chuyên môn cũng chỉ ra rằng vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ vẫn là yếu tố bắt buộc đối với sinh viên CĐ, ĐH nên người trẻ vẫn phải học ngoại ngữ để đủ điều kiện ra trường; và để lấy được chứng chỉ quốc tế thì việc học các kỹ năng ngôn ngữ là điều bắt buộc. Từ đó, trình độ ngoại ngữ nhìn chung sẽ được cải thiện.

Những dự đoán này hoàn toàn có thể thành sự thực đi kèm với một số điều kiện tiên quyết, và đó là thách thức với ngành giáo dục.

Cụ thể, việc không bắt buộc thi ngoại ngữ sẽ trao nhiều quyền tự chủ cho giáo viên về mặt sư phạm. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam chỉ ra rằng ở các môn không bắt buộc thi, tình trạng “dạy cho có”, “kiểm tra cho vui” hay “bơm điểm học bạ” xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân cốt yếu của vấn đề này nằm ở 3 yếu tố.

Rào cản cần vượt qua khi ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc - Ảnh 3.

Khi ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc, giáo viên lẫn học sinh cần vượt qua nhiều rào cản để thực sự tiến tới dạy và học thực chất

Thứ nhất, giáo viên hoàn toàn không bị áp lực nào về “đánh giá ngoài”, tức là họ vừa dạy, vừa cho đề, vừa chấm, vừa quyết định điểm số. 

Thứ hai, chính sách coi trọng thành tích ở rất nhiều nơi sẽ là một dạng áp lực xấu khiến giáo viên phải “cân nhắc” việc học trò mình đạt bao nhiêu điểm thì bản thân họ sẽ không bị khiển trách. Khi một tỷ lệ giỏi, khá được định ra sẵn và quyền quyết định số điểm gần như nằm trong tay giáo viên 100% thì tiêu cực rất dễ xảy ra.

Thêm một vấn đề, Bộ GD-ĐT đã xác nhận cấu trúc bài thi ngoại ngữ giai đoạn 2025-2030 vẫn là trắc nghiệm. Điều này đồng nghĩa những học sinh chọn thi ngoại ngữ vẫn phải học theo kiểu thuần ngữ pháp, từ vựng như trước đây. Vậy liệu giáo viên có đủ “dũng cảm” thay đổi cách dạy học môn ngoại ngữ?

Cuối cùng, trình độ giáo viên vẫn là một câu hỏi lớn. Liệu các thầy cô phổ thông hiện nay có đủ năng lực sư phạm và sẵn sàng để chuyển qua dạy kỹ năng? 

Vai trò của ngoại ngữ ngày càng tăng cao trong hiện tại. Khi toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt thông qua những nền tảng giao tiếp ngày càng hiện đại, các nền tảng kết nối hậu Covid-19 phát triển mạnh mẽ, sự “xâm lấn” của AI trong rất nhiều lĩnh vực; thì việc biết ngoại ngữ là một lợi thế cực kỳ lớn đối với bất kỳ ai trên thế giới chứ không chỉ công dân Việt Nam.

Muốn biến việc kiểm tra đánh giá ngoại ngữ ở trường phổ thông hiệu quả, cũng như để nó trở thành một loại áp lực tích cực thì chương trình đào tạo, chất lượng giáo viên, chính sách giáo dục vẫn là những câu hỏi rất lớn. 



Source link

Cùng chủ đề

Mức quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học năm 2025

Với chứng chỉ IELTS từ 4.0 - 9.0, thí sinh có thể quy đổi thành 6 - 10 điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển vào đại học. Chi tiết mức quy đổi chứng chỉ IELTS sang điểm môn tiếng Anh năm 2025 của một số trường đại học:STTTrường4.04.55.05.56.06.57.07.58.0-9.01Đại học Bách khoa Hà Nội  8,599,5101010102Đại học Kinh tế Quốc dân   88,599,510103Trường Đại học Giao thông vận tải  88,599,51010104Học viện Phụ nữ Việt Nam  789101010105Học viện Nông nghiệp Việt Nam678910101010106Trường Đại học Thăng Long   88,599,510107Trường Đại...

Điểm xét tuyển SAT vào các đại học top đầu 2025

Với điểm SAT từ 1.200, thí sinh có thể nộp hồ sÆ¡ xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng vào nhiều trường đại học top đầu. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội dự kiến xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT 1.200/1.600 trở lên hoặc ACT 26/36 trở lên. Riêng thí sinh có nguyện vọng xét tuyển thẳng vào các ngành xét môn Vẽ Mỹ thuật phải dự thi tại trường tổ chức và đạt từ...

Tăng cơ hội tiếp cận thí sinh

Trong nhiều năm qua, các gian hàng triển lãm tại chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được đánh giá là nơi kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa các trường ĐH, CĐ, trung cấp... với thí sinh. ...

Chờ tháo gỡ băn khoăn môn tích hợp

Bạn đọc đánh giá việc các giáo viên phải vừa dạy, vừa tra cứu, lại vừa rút kinh nghiệm khi dạy môn tích hợp đã khiến cộng đồng băn khoăn, lo lắng. ...

Nhiều địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10

Đến thời điểm này, có khá nhiều địa phương công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học tới, chưa có tỉnh, thành nào chọn ngẫu nhiên mà đều chỉ định môn ngoại ngữ hoặc cụ thể tiếng Anh, là môn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất