Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các thành...

‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các thành viên EU phản đối từ ‘trong trứng’


Gói trừng phạt mới với nhiều vấn đề khó và nhạy cảm, đang khiến các nước thành viên chia rẽ. Một số quốc gia thành viên EU lo ngại, đề xuất mới đi quá xa và sẽ phản tác dụng và thất bại.

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: ‘Điều khoản 12 G’ gây tranh cãi nội bộ, bị các  thành viên EU phản đối từ ‘trong trứng’
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Moscow: ‘Điều khoản không có Nga’ bị phản đối từ ‘trong trứng’, các thành viên EU bất đồng. (Nguồn: Interfax)

Các thành viên EU đang nghiên cứu các thành phần trong gói trừng phạt mới nhất đối với Nga, do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất và thúc đẩy, trong đó “Điều khoản không có Nga” đang gây tranh cãi nhiều nhất, về giới hạn tài chính trả đũa và việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa sử dụng cá nhân.

Đây sẽ là gói trừng phạt Nga thứ 12, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, nhằm tìm cách khắc phục nhiều lỗ hổng trong các gói hạn chế trước, khiến không chỉ Moscow mà các đối tác của nước này có thể lợi dụng lách lệnh trừng phạt.

Gói trừng phạt mới với nhiều vấn đề khó và nhạy cảm, đang khiến các nước thành viên chia rẽ. Một số nhà ngoại giao từ các nước thành viên lớn trong khối cũng đã bày tỏ lo ngại về các biện pháp này, nghi ngờ về tính hợp pháp của chúng và đặt câu hỏi, liệu việc yêu cầu đảm bảo và các điều khoản từ nhà nhập khẩu có khả thi hay không. Các nước vùng Baltic vẫn ra mặt ủng hộ các đề xuất này của EC.

Một số quốc gia thành viên EU lo ngại, đề xuất mới đi quá xa và sẽ phản tác dụng đối với thương mại toàn cầu của EU và điều cuối cùng rất quan trọng – nhiều khả năng vẫn sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Một số nước cho biết, tại cuộc họp đại sứ tuần này, Điều 12G trong đề xuất gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga – được gọi là “Điều khoản không có Nga”, có khả năng tạo ra sự tàn phá đối với các công ty châu Âu trên toàn cầu.

Theo các đề xuất được đưa ra tại cuộc họp, các nhà xuất khẩu EU sẽ buộc phải đưa ra lệnh cấm tái xuất sang Nga đối với tất cả hàng hóa trong danh sách mã hải quan của EC, bao gồm nhiều hạng mục hàng hóa sử dụng hàng ngày, hơn là những mặt hàng có ích cho quân sự đối với Nga.

Người mua hàng cũng có thể bị bắt buộc phải gửi một khoản tiền vào tài khoản ký quỹ để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu.

Như vậy, “Một doanh nghiệp nhỏ ở Brazil cũng sẽ phải thực hiện các hợp đồng trong một hệ thống các điều lệ phức tạp như vậy… Cuộc thảo luận nên tập trung vào những mặt hàng có tính chất quan trọng cao”, một nguồn tin đưa ra bình luận, tuy nhiên vẫn từ chối nêu danh tính, do tính nhạy cảm của các cuộc thảo luận.

EC gần đây cũng đã đề xuất cắt giảm thương mại với các quốc gia hiện có thể tái xuất hàng hóa từ EU sang Nga – do đó giúp Moscow bỏ qua các trừng phạt do Brussels áp đặt trong cuộc xung đột với Ukraine.

Được biết, trong phiên bản đề xuất đầu tuần này, một nội dung bổ sung cho gói trùng phạt mới đã được đưa ra nhằm miễn trừ việc sử dụng hàng hóa bị trừng phạt cho mục đích sử dụng cá nhân vì đôi khi gói trừng phạt cũ đã trở thành nguồn lạm thu ở biên giới Nga-EU.

Chẳng hạn, khi công dân mang bất kỳ quốc tịch nào vượt qua biên giới Nga, thì hàng hóa cá nhân của họ có thể bị bắt giữ với lý do dựa trên danh sách các mặt hàng bị trừng phạt vì tạo ra “nguồn thu tiềm năng” cho Nga.

Trong khi EC đã thừa nhận điều này có thể xảy ra với các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô, nhưng các nguồn tin khác cho biết, thậm chí hàng tiêu dùng thiết yếu như kem đánh răng cũng bị tịch thu.

Một nguồn tin cho biết, đa số các nước tại cuộc họp đại sứ của khối 27 thành viên EU không ủng hộ các biện pháp được đề xuất. Bởi điều đó sẽ buộc phải có sự cho phép của EU đối với “bất kỳ hoạt động chuyển tiền nào” bởi một thực thể Nga hoặc công dân Nga cư trú tại Nga ra khỏi EU. Các hạn chế được đề xuất bị chỉ trích là gánh nặng vô nghĩa nếu không có ngưỡng mà giao dịch sẽ được miễn trừ.

Đến lúc này, các yếu tố cốt lõi của gói đề xuất – bao gồm, lệnh cấm gián tiếp đối với nhập khẩu kim cương Nga và những thay đổi về cách thực hiện tốt hơn giới hạn giá dầu của Nga do nhóm G7 đặt ra hiện chưa được thảo luận tích cực, do khối này vẫn đang còn chờ động thái mới từ G7, trong vài tuần tới.

Về dầu mỏ, EU và G7 đang cố gắng thắt chặt hoạt động buôn bán dầu của Nga dưới mức trần giá dầu thô là 60 USD/thùng.

Các nước phương Tây cho biết, mặc dù gói trừng phạt có tác dụng được một thời gian, nhưng doanh thu từ dầu mỏ của Nga dường như vẫn đang tăng lên nhờ “hạm đội bóng tối”, gồm các tàu chở dầu, kể cả các tàu phương Tây cũ kỹ ngày càng gia tăng.

EU cũng muốn bổ sung một số sản phẩm kim loại và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào danh sách sản phẩm bị cấm trong gói trừng phạt thứ 12. Ban đầu, đề xuất bao gồm thời gian tạm dừng 3 tháng đối với các hạng mục, nhưng đối với một số sản phẩm sắt và LPG, phiên bản trừng phạt mới nhất được đề xuất kéo dài thời gian lên một năm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Biến thách thức thành cơ hội

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% là khá thách thức trong bối cảnh thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường. Mục tiêu xuất khẩu 2025 đầy thách thức Xuất nhập khẩu tháng đầu tiên của năm 2025 chỉ đạt hơn 63 tỷ USD, giảm cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu khiến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2025 trở...

Sẽ ra sao nếu thương chiến kéo dài?

Giới chuyên gia kinh tế đã nhanh chóng phân tích tác động của nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, xuất phát từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. ...

Bộ Công thương xây dựng kịch bản ứng phó chiến tranh thương mại toàn cầu

Chia sẻ với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết đã yêu cầu Văn phòng Bộ tổng hợp các thông tin từ các đơn vị cục, vụ liên quan đến xây dựng kịch bản ứng phó chiến...

Việt Nam chuẩn bị kịch bản ứng phó với khả năng xảy ra “chiến tranh thương mại”

(PLVN) - Hiện nay, thương mại quốc tế đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa đơn phương. Việt Nam cần làm gì để ứng phó với tình trạng này khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở gần như lớn nhất thế giới? 06/02/2025 06:48 Việt Nam cần sớm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh bị ảnh hưởng mạnh nếu chiến tranh thương mại xảy ra. (Ảnh: VGP) (PLVN)...

Nguy cơ chiến tranh thương mại tác động xuất khẩu ra sao?

Xuất khẩu sẽ có nguy cơ bị tác động bởi cuộc chiến thương mại và chính sách áp thuế của chính quyền Mỹ, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. Về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ông Đào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

iOS 19 sẽ mang đến một sự thay đổi lớn về giao diện

Theo nhiều nguồn tin, iOS 19 sẽ áp dụng ngôn ngữ thiết kế có điểm tương đồng với nền tảng visionOS, mang đến sự thay đổi đáng kể cho giao diện và các ứng dụng.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương triển khai các quyết định về công tác cán bộ

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các đơn vị thuộc Ban sớm ổn định tổ chức bộ máy công tác, luôn giữ vững tinh thần kỷ luật, kỷ cương trong công tác.

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Lộ diện hãng hàng không tốt nhất năm 2025

Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc ngày 10/2 cho biết trong bảng xếp hạng Airline Ratings, Korean Air được vinh danh là hãng hàng không tốt nhất năm 2025.

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Tin tức sáng 8-2: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo; Cổ phiếu của đại gia thép SMC có khả năng bị hủy niêm yết; TP.HCM lên phương án chống cháy rừng mùa khô... ...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Nhiều quy định mới nghiêm ngặt hơn, hàng nông sản xuất khẩu EU vướng thêm rào cản

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững. Việc đưa ra các quy định này nhằm giảm thiểu tác động...

Cùng chuyên mục

Ông Trump giáng đòn mới, giá vàng lên đỉnh lịch sử

Giá vàng thế giới vọt lên đỉnh cao lịch sử, gần chạm 2.900 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC leo thang, còn vàng nhẫn phá kỷ lục, đạt mức 91,2 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá dù đã qua ngày vía Thần Tài. Chiều 10/2, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á dồn dập tăng và lập kỷ lục cao mọi thời đại mới 2.896 USD/ounce. Giá vàng tăng thêm khoảng 34 USD, tương đương khoảng 1,2% so với...

Thủ tướng giao các bộ bàn thảo, cam kết cùng doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, trao đổi với doanh nghiệp để thảo luận, thống nhất cam kết triển khai các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tích cực tham gia thực hiện các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. ...

Chiều 10-2, giá vàng thế giới lập đỉnh, vàng miếng SJC tăng vọt cả triệu đồng

(NLĐO) - Giá vàng thế giới leo lên đỉnh mới, kéo theo giá vàng trong nước nhảy vọt cả triệu đồng mỗi lượng vào chiều 10-2 ...

Thủ tướng: Phải có cam kết để doanh nghiệp tham gia các dự án lớn của đất nước

Sau khi mời gọi và được doanh nghiệp (DN) hưởng ứng, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các DN, hai bên có cam kết để DN tham gia thực hiện những dự án lớn của đất nước. DN phải phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số Kết luận hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ DN sáng 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan...

Kiếm bộn tiền khi giá vàng lập đỉnh, đại gia vàng sắp chi 200 tỉ đồng chia cổ tức

(NLĐO) – Mỗi ngày, một đại gia vàng lãi sau thuế gần 5,8 tỉ đồng, sắp chi cổ tức tiền mặt gần 200 tỉ đồng cho cổ đông. ...

Mới nhất

Đầu tư khoảng hơn 203 nghìn tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương triển khai các quyết định về công tác cán bộ

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu các đơn vị thuộc Ban sớm ổn định tổ chức bộ máy công tác, luôn giữ vững tinh thần kỷ luật, kỷ cương trong công tác.

Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Nam làm Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa

(NLĐO)- Ông Trần Thế Kính, Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Nam, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa. ...

Phát hiện hai ngôi mộ tập thể của gần 50 người di cư ở Libya

Mới đây, chính quyền Libya đã phát hiện gần 50 thi thể của người di cư, tị nạn từ hai ngôi mộ tập thể ở sa mạc của quốc gia Bắc Phi này.

Mới nhất