Trang chủNewsNhân quyềnNỗ lực tổ chức dạy môn bơi trong trường học

Nỗ lực tổ chức dạy môn bơi trong trường học


Thời gian gần đây, vấn đề dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh trong trường học đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, chưa tới 10% trường học có bể bơi. Việc xây dựng bể bơi và triển khai dạy bơi tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

Chỉ 8,63% trường học có bể bơi

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2015-2020, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặc dù trong những năm gần đây, số trẻ em đuối nước giảm dần song vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Trong 3 năm 2020 – 2022, toàn quốc đã xảy ra trên 500 vụ đuối nước, làm tử vong 1.956 trẻ em mầm non, học sinh. 10 địa phương có tỷ lệ đuối nước cao nhất trong các năm 2020 – 2022 gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang, Quảng Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Hưng Yên.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh. Ngoài nguyên nhân khách quan do địa hình, lũ lụt, thiên tai, một số nguyên nhân chủ quan như: Trẻ em, học sinh thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước và sự quản lý của gia đình, người lớn tuổi, nhà trường còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

Theo số liệu thống kê của 59/63 Sở GD&ĐT, tính đến hết năm 2022, tổng số bể bơi trong trường học là 2.184 bể/25.307 trường, chiếm 8,63% trường học có bể bơi.

Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng bể bơi trong trường học với số lượng khá lớn như: Bắc Giang 129 bể bơi; Bắc Ninh 80 bể bơi; Lâm Đồng 80 bể bơi, Bến Tre 75 bể bơi…

Ông Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các bể bơi trong trường học cơ bản đã phát huy hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học môn bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước tại một số nhà trường. Một số trường có bể bơi đã linh động vận dụng các nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp cho việc đầu tư nguồn nước, xử lý nguồn nước, phối hợp tổ chức dạy bơi cho học sinh theo quy định.

Tuy nhiên, còn nhiều địa phương có quá ít bể bơi trong trường học. Nhiều bể bơi đã xuống cấp, chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo, không có kinh phí, không có nhân viên đủ năng lực vận hành bể bơi. Ở một số nơi, cơ chế kêu gọi xã hội hóa đầu tư hồ bơi trong trường học chưa rõ ràng, một số trường không đủ diện tích đất để xây hồ bơi…

Theo báo cáo của các Sở GD&ĐT, đại đa số giáo viên giáo dục thể chất đều có thể dạy bơi. Hiện nay, gần 70% giáo viên giáo dục thể chất đã được tập huấn về dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước, sơ cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ/chứng nhận hoàn thành tập huấn huấn luyện viên môn bơi do ngành văn hóa, thể thaodu lịch cấp còn thấp so với nhu cầu thực tế ở rất nhiều nơi. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh vùng khó khăn, miền núi.

Tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trong trường học.

Tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trong trường học.

Đưa môn bơi vào trường học

Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực, điều kiện đảm bảo để tổ chức dạy bơi cho học sinh trong trường học nhưng các địa phương, cơ sở giáo dục đã có nhiều cách làm sáng tạo để đưa môn bơi vào trường học trong giờ chính khóa và rèn luyện kỹ năng ngoại khóa.

Một số trường học có bể bơi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức dạy bơi cho học sinh theo dạy học tự chọn môn Giáo dục thể chất trong giờ trái buổi của học chính khóa hoặc qua các giờ học ngoại khóa của nhà trường; đồng thời khai thác hiệu quả bể bơi ngoài giờ học chính khóa.

Một số trường do không bố trí được tiết học bơi trong giờ chính khóa nên tổ chức dạy bơi cho học sinh ngoài giờ học theo hình thức không thu tiền hoặc trong giờ ngoại khóa. Việc dạy bơi đã được các nhà trường chỉ đạo thực hiện trong nhiệm vụ dạy, học môn thể thao tự chọn, kế hoạch dạy học được duy trì, đảm bảo nội dung theo quy định.

Bên cạnh việc tổ chức dạy bơi cho học sinh trong nhà trường, các địa phương, nhà trường đã tích cực tuyên truyền, vận động và phối hợp cha mẹ học sinh đăng ký cho con em học bơi tại các cơ sở dạy bơi ngoài nhà trường và cử giáo viên thường xuyên theo dõi nắm tình hình về kết quả học bơi của học sinh.

Công tác truyền thông, giáo dục phòng tránh đuối nước cơ bản đã được triển khai đầy đủ, qua đó góp phần nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh và bản thân học sinh trong việc phòng tránh tai nạn đuối nước.

Tham gia triển khai Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em tại 12 tỉnh, thành phố, bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc Tổ chức Campaign For Tobacco-Free Kids của Hoa Kỳ tại Việt Nam (Chương trình Vận động Chính sách Y tế toàn cầu) cho rằng, cần có quy chuẩn và tài liệu thống nhất về việc giảng dạy bơi an toàn; hướng dẫn bảo đảm phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh trong quá trình trước, trong và sau khi học. Bên cạnh đó, thúc đẩy giảng dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước, lồng ghép giảng dạy vào môn học chính thức và giờ học ngoại khóa tại các cấp học, ưu tiên cấp tiểu học và trung học cơ sở. Đồng thời, hoàn thiện chính sách và cơ chế linh hoạt nhằm quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, khai thác hết công suất bể bơi, có thể phối hợp với các tổ chức tư nhân triển khai dạy bơi an toàn trong những tháng hè khi học sinh nghỉ học. Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi an toàn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần thực hiện thường xuyên, không chỉ cao điểm trong những tháng hè…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thể chất, Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhận định: Dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trong trường học là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Để thực hiện được công tác này, trách nhiệm không chỉ ở Bộ GD&ĐT mà cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, sự phối hợp, vào cuộc quyết liệt của ngành Giáo dục và các bộ, ngành, địa phương…

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng lưu ý công tác xã hội hóa cần được đẩy mạnh hơn nữa để công tác dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trong trường học được thực hiện hiệu quả hơn, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em, học sinh.

PHƯƠNG ANH



Source link

Cùng chủ đề

Gia tăng trẻ bị đuối nước, bỏng và ngộ độc trong dịp Tết, chuyên gia chỉ cách sơ cứu

GĐXH - Dịp Tết, các hoạt động liên hoan, ăn uống, vui chơi diễn ra liên tục, trong khi đó người lớn thường bận rộn, không giám sát chặt chẽ khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc thậm chí nguy hại đến tính mạng. ...

Nhân viên cứu hộ mất tích sau khi cứu du khách bị đuối nước

Sau khi cứu được du khách nước ngoài bị đuối nước ở bãi biển Tân Trà, nam nhân viên cứu hộ của một khu nghỉ dưỡng bị nước cuốn mất tích. Ngày 5/1, lãnh đạo UBND phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) xác nhận đang phối hợp với các đơn vị chức năng tìm kiếm nạn nhân bị sóng cuốn trôi mất tích trên biển. Nạn nhân tên P.V.N. (38 tuổi, trú phường Thọ Quang, quận Sơn...

Tìm thấy thi thể 1 nữ sinh

Nhóm học sinh lớp 8 trường THCS Hiền Quan (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông) rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích. ...

5 học sinh lớp 8 ở Phú Thọ mất tích khi tắm sông

Tối 18/11, lãnh đạo UBND xã Hiền Quan (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, 5 học sinh lớp 8 trên địa bàn bị mất tích khi tắm sông.Theo lãnh đạo xã Hiền Quan, khoảng 16h cùng ngày, một nhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau ra đoạn sông ở khu 1 của xã để chơi. Sau đó, 6 học sinh xuống sông tắm, 5 cháu bị nước cuốn trôi, mất tích. "Hôm nay các...

Nhóm học sinh rủ nhau tắm sông, hai em mất tích

Tối 16/11, lãnh đạo UBND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến hai học sinh lớp 7 mất tích.Khoảng 16h30 cùng ngày, nhóm bảy học sinh lớp 7 rủ nhau xuống tắm sông tại khu vực vũng Đá Bàng, thôn An Thành, xã Quế Châu.Trong lúc tắm, không may ba học sinh bị đuối nước. Ngay sau đó, nhóm bạn đi cùng cứu được một em đưa lên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM sụt giảm hơn một nửa dân nhập cư: Tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo

(LĐXH) - Số liệu thống kê cho thấy, lần đầu tiên TPHCM không còn là điểm đến lý tưởng của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm hơn một nửa so với những năm trước. Tình trạng sụt giảm dân nhập cư đặt thành phố trước những vấn đề nan giải.TPHCM có còn là “miền đất hứa”?Thực tế, lượng người nhập cư vào TPHCM trong năm 2024 cũng không hơn gì so...

Người nặng lòng với kiến trúc đô thị

(LĐXH) - Nhà báo, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng là chuyên gia có uy tín, luôn nặng lòng với kiến trúc đô thị. Ông luôn có cái nhìn, sự phản biện xác đáng, đóng góp cho sự phát triển đô thị trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan.KTS Phạm Thanh Tùng (SN 1949, quê Hưng Yên), sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là con trai nhà thơ Xuân Thiêm - thành viên sáng lập...

Xuất khẩu lao động bứt phá nhưng vẫn còn điểm yếu về ngoại ngữ, kỷ luật

(LĐXH) - Với hơn 158.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, 2024 được coi là năm thành công với công tác xuất khẩu lao động. Nhưng điểm yếu của lao động Việt Nam vẫn là ngoại ngữ và ý thức kỷ luật. Mở rộng thêm nhiều thị trường thu nhập cao, điều kiện làm việc tốtTheo số liệu thống kê từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2024...

Việt Nam tăng 11 bậc về chỉ số hạnh phúc

(LĐXH) - Những năm gần đây, xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Việt Nam trên thế giới đã tăng vượt bậc. Điều này không chỉ minh chứng cho nỗ lực bảo đảm quyền con người mà còn thể hiện sự tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.Chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậcVới quan điểm “dân là gốc”, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền...

Kinh nghiệm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của các nước

(VTE) - Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục đã được nhiều quốc gia triển khai thành công. Hà Lan, Singapore, Malaysia... là những điển hình trong việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hiệu quả. Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những quốc gia này để áp dụng vào thực tiễn.Hà Lan: Hơn 95% người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo Năm 2024, Hà Lan một lần...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Phát triển xanh của “ông lớn” ngành tiêu dùng, bán lẻ

Masan là một trong những doanh nghiệp Việt đã thực thi chiến lược phát triển bền vững từ...

Xuất khẩu da giày tăng ở hầu hết thị trường có FTA

Trừ khối EAEU giảm, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) đều tăng, cao nhất là 20%. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Việt Nam hiện...

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương...

Thời tiết TPHCM ngày đầu nghỉ Tết mát mẻ, sắp có không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời tiết TPHCM mát mẻ lúc sáng sớm và đêm, ngày có nắng, nhiệt độ thấp nhất 23-24 độ C, cao nhất 34 độ C. TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Mới nhất