Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVị Phó giáo sư già từng làm 'dậy sóng' cộng đồng mạng...

Vị Phó giáo sư già từng làm ‘dậy sóng’ cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới


Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 1.

Gần trưa ngày 24.11.2017, tôi hoàn thành bài viết Khi ‘Tiếng Việt’ được viết thành ‘Tiếq Việt’ gửi lên tòa soạn. Bài báo viết về một nghiên cứu tâm huyết suốt nhiều năm của PGS-TS Bùi Hiền, 82 tuổi, nguyên Hiệu phó trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông.

Theo đó, nghiên cứu có tên “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” đưa ra bảng chữ cải tiến với một số nguyên âm và phụ âm được viết hoàn toàn khác với chữ quốc ngữ hiện hành.

Ngoài chia sẻ của PGS-TS Bùi Hiền, tôi còn phỏng vấn thêm 2 nhà ngôn ngữ học uy tín khác nhận xét về chữ cải tiến của ông để nội dung đa chiều và có tính khách quan. Bài được duyệt đăng lúc 11 giờ 45.

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 2.

Sau khoảng 15 phút, tôi thấy trên Facebook có một số bạn bè của mình share bài. Tôi vào thử ứng dụng CMS của báo thì bất ngờ khi thấy lượng truy cập nhảy số chóng mặt. Cứ sau vài phút, lượng người đọc lại tăng lên hàng ngàn, một lúc sau tăng thành hàng chục ngàn.

Mạng xã hội bắt đầu tràn ngập các post share lại bài viết từ trang fanpage của báo. Tôi tò mò vào các post đó xem họ viết gì, thì choáng váng khi hầu hết đều có phản ứng dữ dội với chữ cải tiến của ông. Thật kinh khủng khi rất nhiều người dùng lời lẽ nặng nề để phản đối, thậm chí còn phẫn nộ, thóa mạ PGS-TS Bùi Hiền.

Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Không biết PGS-TS Bùi Hiền có đọc những bài viết đó hay không? Một ông lão 82 tuổi khi biết được dư luận đang xôn xao vì mình, trong đó có rất nhiều người trẻ chỉ trích mình bằng ngôn từ bất kính, thì sẽ thế nào?

Buổi tối, tôi gọi cho ông và không thể tin được khi ở đầu bên kia điện thoại, giọng ông hiền từ và điềm tĩnh:

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 3.

Trong một email hôm sau gửi tôi, ông viết: “Sóng gió đã nổi lên, không phải vì người ta bàn chuyện khoa học mà vì rất nhiều động cơ khác nhau và bằng rất nhiều cách khác nhau. Mình hoàn toàn bình tĩnh và an tâm tiếp tục hoàn thành công trình”.

Ông cũng khẳng định, công trình nghiên cứu này là đề xuất khoa học mang tính cá nhân, nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành chứ không hề tác động vào hệ thống âm vị làm cho tiếng nói khác đi dẫn tới ý nghĩa lời nói cũng khác đi. Và ông chỉ quan tâm tới những phản biện mang tính khoa học, những lời bình luận cảm tính ông sẽ “bỏ ngoài tai”.

Giữa làn sóng chỉ trích dữ dội, thời điểm đó cũng có ý kiến công khai ủng hộ ông dù ít ỏi, như tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam. Ông Nam cho rằng với những người quen với những đề xuất đổi mới, thì nghiên cứu của PGS-TS Bùi Hiền là rất bình thường và đáng khích lệ.

“Không phải mọi cải tiến đều phá hỏng sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta cần những cải tiến làm cho tiếng Việt đã khoa học còn khoa học hơn nữa, đã trong sáng còn trong sáng hơn nữa. Chúng ta không muốn ngôn ngữ Việt bị ‘đóng băng’ hàng trăm năm”, ông Nam đã nhận định trong bài phỏng vấn đăng trên Báo Thanh Niên thời điểm đó.

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 4.

Những ngày sau đó, mỗi lần hoàn thành xong một công việc gì liên quan đến chữ cải tiến, ông Bùi Hiền lại viết email cho tôi để chia sẻ.

Ông vui mừng kể sau bài báo của tôi, bên cạnh những người phản đối thì còn rất nhiều người ủng hộ, chẳng hạn những giáo viên ở Ninh Thuận, Sơn La, các chiến sĩ công an ở Quảng Ninh, một luật sư ở Canada hay bác lái xe ôm chăm đọc báo và biết chữ cải tiến của ông… Ông nhận được nhiều tin nhắn, email động viên. Đặc biệt có một học sinh đã viết thư cho ông bằng chữ cải tiến mà không mắc một lỗi chính tả nào. “Đấy là phần thưởng đầu tiên cho mình”, ông nói.

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 5.

Công trình nghiên cứu được đăng ký bản quyền

Vào tháng đầu tháng 1.2018, sau khi làn sóng tranh cãi về công trình cải tiến chữ quốc ngữ hoàn thiện cả phần phụ âm lẫn nguyên âm của PGS-TS Bùi Hiền vừa lắng xuống, thì ông viết email cho tôi thông báo rằng toàn bộ công trình của ông đã được cấp giấy đăng ký bản quyền tác giả.

“Sở dĩ tôi đăng ký bản quyền tác giả là để chống sự xuyên tạc của một số bạn không đồng tình với công trình này của tôi. Chứ không phải tôi sợ công trình của mình bị ăn cắp nên đi đăng ký. Thực tế sau khi báo chí đưa tin về công trình nghiên cứu này, đã có một số bạn sử dụng chữ của tôi để viết xuyên tạc những câu thơ trong Truyện Kiều, nhưng lại viết sai. Đồng thời họ dùng chính chữ của tôi để chửi bới tôi, và gán ghép những luận điệu nhằm hại tôi. Do đó, tôi phải đăng ký để chữ cải tiến của mình không bị xuyên tạc nhằm vào mục đích xấu”, PGS-TS Bùi Hiền chia sẻ.

Ông đã gửi cho tôi file tác phẩm Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ lục bát đã được “chuyển thể” sang chữ viết cải tiến. 

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 6.

Năm nay, PGS-TS Bùi Hiền đã bước sang tuổi 89. Thế nhưng, qua hình ảnh ông gửi, qua những lần trò chuyện với ông trên Zalo, Facebook hay email, tôi biết sức khỏe ông khá ổn và đang có cuộc sống rất bình an, vui vẻ bên những người bạn già trong viện dưỡng lão EK Diên Hồng 5 ở Xuân Mai, Hà Nội.

Ông kể ở viện dưỡng lão, ông nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già là chính, nhưng vẫn không buông niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tìm cách đưa chữ quốc ngữ cải tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

PGS-TS Bùi Hiền (đeo kính) cùng bạn già trong viện dưỡng lão

Có buổi sáng ông gửi cho tôi 3-4 bức ảnh ngồi câu cá với các cụ và nói “thích lắm bạn ạ, vừa câu được 3 kg cá trong ao của viện dưỡng lão Diên Hồng”. Rồi ông còn nói khi nào có dịp ra Hà Nội mời tôi lên Diên Hồng làm phóng sự về mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam.

Ông tiếp tục gửi tôi các bài “Vai trò của chữ quốc ngữ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, “Cẩm nang chữ quốc ngữ cải tiến”… mà thời gian qua ông đã nghiên cứu, viết và chỉnh sửa.

Có lẽ trong những năm làm báo của tôi, PGS-TS Bùi Hiền là một nhân vật đặc biệt nhất, mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất – kính trọng, quý mến, cảm phục và cả rưng rưng xúc động khi chứng kiến hình ảnh một ông cụ ở tuổi “thượng thọ” lẽ ra phải nghỉ ngơi mà vẫn miệt mài làm việc, miệt mài theo đuổi đam mê, luôn từ tốn, khiêm tốn và coi mọi ồn ã, xô bồ trong cuộc sống này nhẹ bỗng như không. 

Vị Phó giáo sư già từng làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với nghiên cứu bảng chữ viết mới - Ảnh 8.

Một vị phó giáo sư luôn từ tốn và có nụ cười hiền hậu

 



Source link

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong phát triển văn hoá

(CLO) Ngày 16/12, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Hợp tác công - tư trong phát triển văn hóa". ...

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác Việt Nam-Ireland trong các lĩnh vực giáo dục, KHCN

Theo PGS, Tiến sỹ Trần Lê Nam, mặc dù thiết lập quan hệ ngoại giao khá muộn, Việt Nam và Ireland đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác quan trọng trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ. Những thành công trong hợp tác giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ giữa Việt Nam và Ireland là tiền đề vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác mà hai...

Khảo sát đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đợt khảo sát chính thức diễn ra từ ngày 15 đến 19/8 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thực hiện các hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ minh chứng; trao đổi với các đơn vị; tham dự các tiết học; quan sát các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường; phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài trường; kiểm tra, khảo sát cơ...

PGS từng bỏ cơ hội ở nước ngoài về Bách khoa TP HCM

Tốt nghiệp tiến sĩ ở Đài Loan, anh Lê Thanh Long bỏ cơ hội giảng dạy ở Canada và một số nước châu Âu để trở về ngôi trường đào tạo mình thời sinh viên. 2023 là năm đặc biệt với PGS Lê Thanh Long, 35 tuổi, giảng viên khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, với "cú ăn bốn" giải thưởng, danh hiệu. Anh được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cả nước Sri Lanka mất điện chỉ vì một con khỉ

Một con khỉ xâm nhập một trạm biến áp ở Sri Lanka, gây ra tình trạng mất điện trên toàn nước này vào ngày 9.2, theo giới chức. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Chiều 9/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Mới nhất