Trang chủChính trịChủ quyềnTrung Quốc làm phức tạp tình hình biển Đông

Trung Quốc làm phức tạp tình hình biển Đông


Thời gian qua, biển Đông tưởng chừng như “lặng sóng” nhưng thực tế không phải như vậy. Trong lúc dư luận đổ dồn vào xung đột Nga – Ukraine, ít quan tâm đến tình hình khu vực thì Trung Quốc lại tạo ra những “cơn sóng ngầm”, những bước leo thang mới gây phức tạp thêm tình hình biển Đông.

Gia tăng của các hành động gây hấn

Cuộc xung đột Nga – Ukraine tác động sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt với những quốc gia trong vùng tranh chấp biển Đông. Các nước này quan ngại nguy cơ xung đột tương tự xảy ra ở khu vực biển Đông.

Thêm nữa, mối quan hệ giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang rất căng thẳng, đặc biệt sau sự kiện khinh khí cầu gần đây. Cả hai cũng đang triển khai rất nhiều lực lượng ở biển Đông, dẫn tới mối đe dọa về một cuộc chiến đang chực chờ nổ ra ở eo biển Đài Loan. Tất cả vấn đề trên tác động và làm cho tình hình biển Đông đang nóng lên từng ngày.

Ngay đầu tháng 1 năm nay, chính phủ Indonesia đã phê duyệt hoạt động thăm dò khí đốt tự nhiên từ mỏ Cá Ngừ (Tuna Block), một phần của mỏ khí đốt tự nhiên chưa được khai thác lớn nhất thế giới. Phía Indonesia cho biết mỏ Cá Ngừ hoàn toàn nằm trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại khẳng định mỏ này nằm ngay trong cái gọi là “đường chín đoạn” đầy tai tiếng mà họ tự đưa ra để tuyên bố chủ quyền. Chính quyền Bắc Kinh một mặt gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Indonesia, một mặt triển khai cuộc biểu dương lực lượng trên thực địa bằng cách cử các tàu dân sự và lực lượng hải cảnh đến khu vực thăm dò với mục đích đe dọa. Hải quân Indonesia phản ứng bằng cách điều một số tàu đến vùng biển này.

Mặc dù chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế vì “đường chín đoạn” này không có cơ sở nào, thậm chí vi phạm luật quốc tế và UNCLOS 1982, hơn nữa, Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết năm 2016, bác bỏ cái gọi là “yêu sách quyền lịch sử” đối với “đường chín đoạn” này nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp, tiếp tục thực hiện mưu đồ chiếm đoạt biển Đông.

Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng đã triển khai chiến thuật đe dọa tương tự với các quốc gia Đông Nam Á khác tại khu vực biển Đông. Tháng 9 và 10-2022, Trung Quốc đã điều một đội tàu hỗ trợ và một tàu dân quân ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí trong EEZ của Malaysia. Trước đó, tháng 6-2022, các tàu của lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc ngăn chặn quân đội Philippines tiếp cận tiền đồn ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Mới đây nhất, ngày 6-2-2023, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) tố cáo một tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu tia laser vào tàu của Philippines trên khu vực bãi Cỏ Mây, khiến các thủy thủ Philippines trên tàu bị mù tạm thời. Ngày 14-2, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã triệu Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên để bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước sự kiện này. Người phát ngôn của tổng thống Philippines còn nêu rõ Tổng thống Marcos Jr. bày tỏ quan điểm phản đối tới Đại sứ Hoàng Khê Liên liên quan tần suất và cường độ ngày càng gia tăng của các hành động gây hấn từ phía Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định: “Hành vi của Trung Quốc là gây hấn và không an toàn. Hơn nữa, hành vi nguy hiểm của Trung Quốc đã trực tiếp đe dọa hòa bình và ổn định khu vực, vi phạm tự do hàng hải ở biển Đông được quy định trong luật pháp quốc tế và làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Chỉ riêng trong năm 2022, Philippines đã đệ trình gần 200 công hàm phản đối các hành động hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông.

Đáng chú ý là ngày 8-2, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc công bố thông tin nước này thành lập các siêu thị đặt tại các căn cứ quân sự trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Đây là 3 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép trước đây.

Trung Quốc làm phức tạp tình hình biển Đông - Ảnh 1.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong ảnh: Đảo Trường Sa Lớn – “thủ phủ” của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt NamẢnh: TUẤN CƯỜNG

Quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép

Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á của CSIS – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ), Trung Quốc đã bồi lấp 7 đảo nhân tạo ở biển Đông, tạo ra hơn 3.200 ha đất mới kể từ năm 2013. Năm 2015, Trung Quốc tuyên bố đã ngừng cải tạo đất ở các vùng biển tranh chấp nhưng có thông tin tiết lộ nước này vẫn tiếp tục củng cố các đảo bằng những căn cứ quân sự tiên tiến cũng như hệ thống tên lửa, radar, đường băng và máy bay chiến đấu phản lực.

Một số nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc củng cố những thực thể đó là một nỗ lực của nước này nhằm tạo ra “tàu sân bay không thể chìm” cho lực lượng không quân và hải quân của họ ở biển Đông để thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông.

Vào tháng 3-2022, Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino, cáo buộc Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn, trang bị hệ thống tên lửa cũng như máy bay chiến đấu trên 3 đảo nhân tạo Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, ngày 20-12-2022, Bloomberg đưa tin Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên các thực thể là Đá Ba Đầu, An Nhơn, Tri Lễ và Đá Én Đất ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 25-10-2022, nhiếp ảnh gia Ezra Acayan của Getty Image đã chụp được hình ảnh một số thực thể mà Trung Quốc đã cải tạo và biến thành các căn cứ quân sự có các trạm radar, đường băng và các cơ sở pháo binh. Những bức ảnh này cho thấy một khía cạnh khác của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm giữ – những nơi hầu như từ trước đến nay chỉ được biết đến qua ảnh vệ tinh. Đó là các bức ảnh của Getty Image cung cấp thông tin chi tiết về các cơ sở của quân đội Trung Quốc trên Đá Vành Khăn, Ga Ven, Subi, Châu Viên, Chữ Thập và Tư Nghĩa – 6 trong số 15 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Các hành động hung hăng, đe dọa bằng vũ lực của Trung Quốc như đề cập ở trên tiếp tục khiến người dân tại khu vực Đông Nam Á bất bình và có thái độ không tốt với nước này.

Theo báo cáo khảo sát Tình hình Đông Nam Á năm 2023, vừa công bố của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore (ISEAS), khi đánh giá quan điểm của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á về một loạt vấn đề chính sách khu vực, chỉ 26,8% số người được hỏi tin tưởng Trung Quốc “làm điều đúng đắn”.

Trong số những người được hỏi không tin tưởng Trung Quốc, có một nửa cho rằng nước này đã sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để đe dọa lợi ích và chủ quyền của quốc gia khác. 

Phải dựa trên các quy định của UNCLOS

Việc hoàn tất thỏa thuận phân định EEZ giữa Việt Nam và Indonesia mới đây đã cho thấy tranh chấp biển Đông hoàn toàn có thể được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, nếu các bên nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Trong bối cảnh phức tạp hiện nay ở biển Đông, việc tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS càng có vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như các tiến trình đàm phán đang diễn ra, tránh có những động thái nhằm làm xói mòn, hạ thấp vai trò của UNCLOS.

Mọi yêu sách về biển của các nước cần dựa trên các quy định của UNCLOS, không áp đặt các yêu sách thái quá, không phù hợp với quy định của công ước này. Khi có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và thực thi công ước, các bên liên quan cần thương lượng, giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trong khi chưa giải quyết được các tranh chấp, các nước liên quan cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), kiềm chế, không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng tranh chấp, tham gia đàm phán một cách xây dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với các quy định của UNCLOS.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tái tạo ngực miễn phí cho bệnh nhân ung thư vú

NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú sau điều trị, có những người ở độ tuổi rất trẻ đã phải mang khiếm khuyết hình thể. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tổ chức chương trình "Tạo hình vòng 1 sau điều trị ung thư" để đồng hành cùng những người bệnh ung thư vú trên khắp cả nước. NDO - Đối với các bệnh nhân ung thư vú...

Cuộc chiến AI Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt, thung lũng Silicon nóng rực vì Elon Musk

Sau ồn ào kiện tụng, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk hỏi mua OpenAI với giá gần 100 tỷ USD nhằm 'mang lại lợi ích cho nhân loại'. Sếp OpenAI Sam Altman phản pháo đầy chất cà khịa, xoáy vào nỗi đau của ông chủ Tesla. Cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thung lũng Silicon cũng nóng không kém cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau "cơn địa chấn" DeepSeek. Tỷ...

3 xe tải tông nhau trên Quốc lộ, nhiều người bị thương

(NLĐO) – Sau vụ va chạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định, 3 xe tải bị hư hỏng nặng, 5 người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu. ...

Lưu ý khi chọn học ‘ngành của những thí sinh giỏi’

Mục tiêu của Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023 - 2030 định hướng 2050 là tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân đạt 19, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Tuy nhiên đến...

Giá cà phê hôm nay 12/2/2025 tăng mạnh lập đỉnh mới

Cập nhật giá cà phê hôm nay 12/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 12/2/2025. Giá cà phê thế giới đồng loạt quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 12/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 xe tải tông nhau trên Quốc lộ, nhiều người bị thương

(NLĐO) – Sau vụ va chạm trên Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định, 3 xe tải bị hư hỏng nặng, 5 người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu. ...

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm có 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ ...

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Xử lý nghiêm TikToker “review” sai về di tích lịch sử đền Tranh

(NLĐO)- Chủ tài khoản TikTok có tên @Duc.Hai Duong đã đăng tải video clip không phải là đền Tranh mà là hình ảnh về công trình do tư nhân xây dựng trái phép ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Ông Trump áp thuế thép, tỷ phú Trần Đình Long mất nghìn tỷ rồi lấy lại: Nỗi lo hụt?

Tài sản của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long bốc hơi 2.000 tỷ đồng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế thép nhập khẩu. Tuy nhiên, cổ phiếu HPG đã hồi phục. Tác động chính sách của Mỹ ra sao với các doanh nghiệp thép Việt Nam? Trong phiên giao dịch 10/2, cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát...

Dân làng Hà Tĩnh sáng ra đã thổi than nướng loài cá gì mà thơm khắp ngõ, hễ nói bán là hết veo?

Những ngày sau Tết Nguyên đán, hàng chục hộ dân tại xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) phải tất bật...

Nguy cơ lửa đạn Gaza bùng phát trở lại

Thông báo hoãn thả con tin từ phía Hamas đặt ra kịch bản thỏa thuận ngừng bắn Gaza đổ vỡ khi chưa hoàn...

Hành trình từ trượt đại học đến chạm tay tới MIT, Harvard của 9X Việt

Từng thi trượt đại học, sau đó thi lại lần 2, bỏ học giữa chừng rồi thi lần 3... Linh chưa từng nghĩ có ngày mình sẽ chạm tay được tới MIT, Harvard - những ngôi trường hàng đầu thế giới. Trịnh Phạm Hải Linh (34 tuổi) vừa quay về Việt Nam sau khoảng thời gian công tác tại Sở...

Hôm nay (12/2), khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kinhtedothi - Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào sáng nay (12/2) và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.  Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác sắp xếp...

Mới nhất