Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao các trường ĐH 'đua' xếp hạng?

Vì sao các trường ĐH ‘đua’ xếp hạng?


“ĐUA” GẮN SAO, XẾP HẠNG

Hồi tháng 9, THE của Anh, một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, công bố bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024. Theo đó, VN có 6 đại diện được xếp hạng gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Trong số này, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601 – 800 trong tổng số 1.900 ĐH của thế giới và dẫn đầu các trường ĐH VN, còn ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.201 – 1.500. Trước đó, tại bảng xếp hạng này năm 2023, Trường Duy Tân và Trường Tôn Đức Thắng cũng dẫn đầu ở vị trí 401 – 500, ĐH Quốc gia Hà Nội ở nhóm 1.001 – 1.200. ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế xếp thứ 1.501+ cả trong hai năm 2023 và 2024.

Nhiều trường ĐH VN trong các bảng xếp hạng 

Vào tháng 7, Phòng Thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) cũng công bố bảng xếp hạng Webometrics lần thứ 2 năm 2023. VN có 186 trường tham gia thì có 5 đơn vị dẫn đầu gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và ĐH Bách khoa Hà Nội.

Gần đây nhất, ngày 8.11, VN cũng có 15 đại diện lọt vào bảng xếp hạng ĐH châu Á năm 2024 của Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS, Anh), với tổng số 857 trường. Trong đó, Trường ĐH Duy Tân thứ 115, Trường ĐH Tôn Đức Thắng hạng 138, tiếp đến là ĐH Quốc gia Hà Nội hạng 187 và ĐH Quốc gia TP.HCM hạng 220. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nằm trong nhóm 291 – 300, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải và Trường ĐH Văn Lang lần lượt nằm trong các nhóm 401 – 450, 651 – 700 và 701 – 750, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội rơi vào nhóm 801+.

Ngoài ra, nhiều trường ĐH VN còn tham gia bảng xếp hạng các viện nghiên cứu, các trường ĐH trên thế giới do SCImago Institutions Rankings thực hiện và thứ hạng cao thuộc về các trường ĐH như Duy Tân, Tôn Đức Thắng, Quốc gia Hà Nội, Y Dược TP.HCM, Nguyễn Tất Thành…

Ngoài việc tham gia các bảng xếp hạng, nhiều trường ĐH còn được gắn sao bởi tổ chức QS, chứng nhận có giá trị trong 3 năm. Theo đó, QS Stars sẽ xếp hạng tổng thể từ 0 – 5 sao trở lên ở các tiêu chí gồm giảng dạy, tỷ lệ sinh viên có việc làm, quốc tế hóa, phát triển học thuật, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trách nhiệm xã hội và phát triển toàn diện. Việc đánh giá gắn sao hoàn toàn dựa vào hồ sơ, số liệu do các trường gửi tổ chức này.

Đến nay có hàng chục trường ĐH được QS Stars gắn sao như Tôn Đức Thắng, FPT, Công nghiệp TP.HCM, Hoa Sen, Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Tất Thành, Anh quốc VN, Bà Rịa-Vũng Tàu… Trong đó chủ yếu 4 sao, riêng ĐH Anh quốc VN 5 sao.

Vì sao các trường ĐH 'đua' xếp hạng? - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, việc có tên trong bảng xếp hạng sẽ nâng cao thương hiệu của trường ĐH và VN trên trường quốc tế

NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU VỚI QUỐC TẾ

GS Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wale, Úc) cho rằng xếp hạng ĐH là một xu hướng chung và tất yếu, dù có nhiều người phản đối và chỉ ra những sai lầm trong phương pháp xếp hạng. “Qua các bảng xếp hạng ĐH, chúng ta biết được thế mạnh của các ĐH là gì, và sẽ giúp người học có được sự lựa chọn sáng suốt. Trong quá trình hội nhập thế giới, việc các trường ĐH VN tham gia các bảng xếp hạng cũng là điều bình thường”, GS Tuấn nhận định.

Theo ông, trường ĐH VN đa số vẫn có hạng thấp trên thế giới. Tuy nhiên, khi có tên trong bảng xếp hạng quốc tế thì cũng có một số tác động tích cực. “Thứ nhất, việc có tên trong bảng xếp hạng sẽ nâng cao thương hiệu của trường ĐH và VN trên trường quốc tế; thứ hai, có tên trong bảng xếp hạng ĐH cũng sẽ nâng cao cơ hội hợp tác với trường ĐH cùng đẳng cấp trên thế giới. Thông thường, các trường ĐH phương Tây thích hợp tác khoa học và đào tạo với các trường có tên trong bảng xếp hạng ĐH trên thế giới; thứ ba, tham gia xếp hạng ĐH cũng là cách để biết mình đứng vào vị trí nào về giáo dục ĐH và khoa học trên thế giới”.

Số lượng bài báo trong bảng xếp hạng là tiêu chí dễ bị tác động

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, chỉ số nào trong xếp hạng ĐH cũng có thể bị lạm dụng, nhưng trong đó tiêu chí về số lượng bài báo khoa học công bố là dễ bị tác động nhất.

“Một số trường ĐH lạm dụng quy ước về địa chỉ công tác và địa chỉ nghiên cứu để nâng số bài báo cho mình. Có trường bên Ả Rập Xê Út không làm nghiên cứu nhiều nhưng họ ký hợp đồng với các nhà khoa học nổi tiếng bên Mỹ để họ ghi địa chỉ nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út, và thế là tăng số bài báo khoa học và nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng. Đó là một sự lạm dụng mà chưa có cách để giải quyết”, GS Tuấn nêu.

THUẬN LỢI HƠN TRONG TUYỂN SINH

Lý giải cho việc thứ hạng của một trường ĐH cũng có thể khác nhau không ít giữa các bảng xếp hạng, GS-TS Lương Văn Hy, ĐH Toronto (Canada), Chủ tịch Hội đồng đạo đức nghiên cứu Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định mỗi bảng xếp hạng đặt ra các tiêu chí khác nhau với những trọng số khác nhau cho những tiêu chí được lựa chọn.

“Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến nghiên cứu chiếm từ 60 – 62,5% tổng số điểm (trong bảng xếp hạng của QS và THE) và đến 90% tổng số điểm (trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải và U.S. News). Thậm chí ở bảng xếp hạng toàn cầu của ĐH Quốc lập Đài Loan, số bài đăng ở các tạp chí học thuật uy tín còn lên đến 100% tổng số điểm. Những yếu tố này gồm số bài đăng ở các tạp chí học thuật uy tín hay sách nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên, danh tiếng về học thuật hay nghiên cứu của ĐH, số giải thưởng Nobel và giải thưởng lớn khác của ban giảng huấn…”, GS Lương Văn Hy thông tin.

Do đó, theo ông Hy, chỉ có các ĐH nghiên cứu hay có định hướng nghiên cứu mới có cơ hội lọt vào những bảng xếp hạng toàn cầu này. Tuy nhiên, các trường ĐH không đặt trọng tâm vào nghiên cứu cũng có thể thực hiện rất tốt sứ mạng giảng dạy của mình, có thể có đầu vào rất cạnh tranh, và có thể được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng cấp quốc gia với các tiêu chí không liên quan đến nghiên cứu như bảng xếp hạng U.S. News của Mỹ, hay MacLean của Canada.

“Nhưng dù có những khác biệt, những bảng xếp hạng toàn cầu hay cấp quốc gia giúp các trường ĐH có một cái nhìn so sánh mình với các trường ĐH khác. Bảng xếp hạng cũng cho công chúng một cái nhìn nhanh gọn về các trường ĐH. Từ đó, chúng cũng giúp các trường có thứ hạng cao thuận lợi hơn trong công việc tuyển sinh cũng như việc vận động gây quỹ từ các doanh nghiệp và xã hội nói chung”, GS-TS Lương Văn Hy nhìn nhận. (còn tiếp) 

Trường ĐH có xếp hạng cao
sẽ kéo theo tuyển sinh đầu vào tốt

Trước thực trạng ở VN một số trường ĐH VN dù có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng nhưng tuyển sinh đầu vào điểm không cao, các chuyên gia có những chia sẻ .

Qua kinh nghiệm làm việc của mình, GS-TS Lương Văn Hy khẳng định: “Tôi chưa biết một ĐH nào ở phương Tây được xếp hạng cao hay khá cao mà có khó khăn trong việc tuyển sinh và thu hút những sinh viên, học viên, và nghiên cứu sinh giỏi. Rất bất thường nếu ĐH nào được xếp hạng cao hay khá cao mà có khó khăn trong việc tuyển sinh. Những trường được xếp hạng trong các bảng xếp hạng toàn cầu dành cho các ĐH nghiên cứu, hoặc trong các bảng xếp hạng cấp quốc gia bao gồm cả những trường không đặt trọng tâm vào nghiên cứu, thường là những trường có cạnh tranh cao hay rất cao trong đầu vào. Sinh viên vào được các trường hàng đầu này thường có nhiều người giỏi, với nhiều triển vọng thành đạt trong tương lai”.

GS Nguyễn Văn Tuấn cũng cho biết: “Ở Úc đã có một phân tích mối liên quan giữa thứ hạng ĐH và số sinh viên ghi danh, học phí. Kết quả phân tích này cho thấy các ĐH được xếp hạng cao thường có số lượng sinh viên tăng và học phí cũng tăng. Ngay cả lương bổng của hiệu trưởng cũng tăng theo hạng ĐH”. “Điều đó cho thấy một trường ĐH có xếp hạng cao sẽ kéo theo tuyển sinh đầu vào tốt. Nhưng có lẽ sẽ chỉ đúng với những trường xếp hạng cao bằng thực lực”, GS Tuấn nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều thay đổi trong tuyển sinh đại học

(NLĐO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nhiều thay đổi trong mùa tuyển sinh đại học 2025, đặc biệt sẽ bỏ xét tuyển sớm ...

Sở Giáo dục TPHCM nói về việc phân tuyến khiến học sinh phải học xa nhà

TPO - Sở GD&ĐT TPHCM sẽ tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác tuyển sinh trực tuyến để tránh cảnh học sinh được phân vào các trường xa nhà, gây bất tiện trong việc học tập của trẻ và đưa đón của phụ huynh. TPO - Sở GD&ĐT TPHCM sẽ tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác tuyển sinh trực tuyến để tránh cảnh học...

12 tỉnh, thành đầu tiên chốt môn thi thứ ba vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại đã có 12 tỉnh, thành trên cả nước công bố môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026. Danh sách các tỉnh, thành công bố, dự kiến môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025-2026 như sau:STTTỉnh, thànhMôn thi thứ ba1TP.HCMTiếng Anh2Hải DươngTiếng Anh3Thái BìnhTiếng Anh4Hải PhòngTiếng Anh5Nghệ AnTiếng Anh6Quảng NamTiếng Anh7Bà Rịa - Vũng TàuTiếng Anh8Khánh HoàTiếng Anh9Tiền GiangTiếng Anh10Đồng NaiTiếng Anh11Cần ThơTiếng Anh hoặc Tiếng Pháp12Vĩnh PhúcBài thi tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người bị huyết áp cao nên ăn sáng thế nào để khỏe tim?

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng thường xuyên và chọn các món ăn lành mạnh đã được khoa học chứng minh làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, trong...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

Cùng chuyên mục

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội