Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhThúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam -...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Rumani


Cơ hội hợp tác về dầu khí, chuyển đổi số… còn nhiều

Bên lề Khóa họp lần thứ 17 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Rumani, chiều 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumani” với sự tham dự của nhiều đại diện các Bộ, ngành và doanh nghiệp lớn của hai nước.

Tọa đàm được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam – Rumani; trong đó trọng tâm là hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư, công nghiệp, năng lượng, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, lao động, du lịch

Thương mại Việt Nam - Rumani: Những lĩnh vực nào sẽ “sáng cửa” trong thời gian tới?
Tọa đàm “Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumani” diễn ra chiều 21/11/2023

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, Rumani là đối tác truyền thống của Việt Nam tại khu vực Đông Nam châu Âu và là cửa ngõ thâm nhập vào thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, Việt Nam là thị trường lớn với khoảng 100 triệu dân, sẵn sàng làm cửa ngõ để Rumani thâm nhập thị trường các nước ASEAN.

Giới thiệu về những thế mạnh cũng như các điểm sáng của Việt Nam trong thu hút doanh nghiệp Rumani đến đầu tư và thúc đẩy hợp tác kinh doanh, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tích cực, ổn định. GDP năm 2022 đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức kinh tế có cùng nhận định Việt Nam sẽ tiếp tục có các bước tiến mạnh mẽ, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong thời gian tới.

Thương mại Việt Nam - Rumani: Những lĩnh vực nào sẽ “sáng cửa” trong thời gian tới?
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân giới thiệu những thế mạnh cũng như các điểm sáng của Việt Nam trong thu hút doanh nghiệp Rumani đến đầu tư

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, những năm qua, trao đổi ngoại thương của Việt Nam với thế giới tăng mạnh. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 680 tỷ USD, mức tăng trưởng ấn tượng 19% trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 731 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021.

Đáng chú ý, hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2015-2022, Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 3/10 trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất trong khối. Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam hiện tại khá đầy đủ và đang dần được hoàn thiện.

Theo thống kê, hiện có hơn 12 Luật chính liên quan đến kinh tế, thương mại và đầu tư gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Các công cụ chuyển nhượng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Cạnh tranh, Luật Trọng tài thương mại… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn các luật trên do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành ban hành để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn, bởi, Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang trong quá trình đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do khác, qua đó thiết lập được quan hệ thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại hàng đầu thế giới.

Nhờ những Hiệp định này, Việt Nam có thị trường hàng hóa rộng lớn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó có nhiều nhóm hàng có thuế suất bằng 0%“, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Thương mại Việt Nam - Rumani: Những lĩnh vực nào sẽ “sáng cửa” trong thời gian tới?
Bộ trưởng Stefan-Radu Oprea khẳng định hai nước Việt Nam – Rumani có cơ hội và tiềm năng hợp tác rất lớn trên tất cả các lĩnh vực

Cùng nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani Stefan-Radu Oprea cũng cho rằng, Tọa đàm và Khóa họp 17 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Rumani là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước trao đổi, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh từ đó thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam – Rumani.

Bộ trưởng Stefan-Radu Oprea khẳng định hai nước Việt Nam – Rumani có cơ hội và tiềm năng hợp tác rất lớn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục. Bên cạnh đó, cơ hội hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống như dầu khí hay ở các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, năng lượng tái tạo… vẫn còn rộng mở.

Tiếp tục tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Dù tiềm năng hợp tác hai nước còn rất lớn, theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, thời gian qua, hợp tác thương mại – kinh tế giữa hai nước chưa được như kỳ vọng. Trong giai đoạn 2019 – 2022, thương mại song phương giữa hai nước tăng hơn 1,6 lần từ mức 261 triệu USD lên 425 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani tăng 1,66 lần từ mức gần 194 triệu USD năm 2019 tăng lên 322,4 triệu USD năm 2022; nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani tăng 1,52 lần từ 67,5 triệu USD lên 102,6 triệu USD.

Tuy nhiên, những con số trên chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ của hai nước” – Thứ trưởng nhận định và cho biết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani năm 2022 cũng chỉ tương ứng 0,24% nhập khẩu của Rumani, trong khi xuất khẩu Rumani vào Việt Nam chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng phân tích, nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất đó là thông tin về thị trường của hai bên còn hạn chế. Cộng đồng doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin của nhau, hiểu biết của doanh nghiệp hai nước về thị trường và văn hóa kinh doanh của nhau còn tương đối sơ sài dẫn tới việc hợp tác chưa hiệu quả; việc đàm phán, thương lượng mất nhiều thời gian, thực hiện nhiều lần.

Cùng với đó, khoảng cách địa lý là rào cản lớn cho việc tìm hiểu, thâm nhập thị trường của nhau. Chi phí vận chuyển cao, mất nhiều thời gian khiến cho hàng hóa của mỗi nước gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường của nhau. Mặt khác, các hàng rào phi thuế quan cũng là thách thức trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai bên.

Những vấn đề này đang được các cơ quan quản lý nhà nước hai bên từng bước giải quyết và thương mại hai nước sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi nhiều hơn” – Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kỳ vọng và nêu rõ, thời gian tới, kết nối giao thương, chia sẻ thông tin về thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa xuất nhập khẩu… sẽ là những lĩnh vực được hai nước chú trọng triển khai.

Thương mại Việt Nam - Rumani: Những lĩnh vực nào sẽ “sáng cửa” trong thời gian tới?
Ông Tạ Hoàng Linh đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Rumani khai thác được các thế mạnh của nhau

Đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp hai nước khai thác được các thế mạnh của nhau, ông Tạ Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) đề xuất: Hai bên cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, nghiên cứu thị trường; xác định các mặt tiềm năng mà hai bên có thế mạnh cũng như có khả năng cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu…

Bộ Công Thương luôn sẵn sàng tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước có các cơ hội trao đổi, kết nối giao thương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm… giúp doanh nghiệp hai bên thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau” – Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh cam kết và cho biết, dự kiến tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp có quy mô lớn sang thăm và làm việc tại Rumani để trao đổi, mở rộng cơ hội hợp tác đối với các ngành hàng: Dệt may, da giày, thủy sản, hàng gia dụng…

Trong khuôn khổ Tọa đàm “Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumani”, cộng đồng doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Rumani đã có những cuộc giao thương trực tiếp nhằm trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư ở những lĩnh vực thế mạnh như: Thương mại, ô tô điện, dầu khí, điện lực, xây dựng, hàng không, du lịch…





Source link

Cùng chủ đề

Ngành công thương tạo cơ hội thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về KH&CN, ngành công thương đã cụ thể hóa và đồng bộ giải pháp từ hoàn thiện cơ chế chính sách, tái cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ, tăng...

Việt Nam – Thuỵ Điển: Nhiều không gian hợp tác kinh tế

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi lạc quan về hợp tác kinh tế Việt Nam - Thuỵ Điển năm 2025 khi có nhiều không gian cho sự phát triển kinh tế, đầu tư. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - ông Johan Ndisi đã có cuộc trò chuyện đầu Xuân với Báo Công Thương về triển vọng hợp tác kinh tế, đầu tư giữa...

Những chuyến đi mở đường cho hàng Việt

Những chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên năm vừa qua giúp thắt chặt hơn quan hệ hợp tác kinh tế, góp phần khai mở mạnh mẽ thị trường xuất khẩu... Năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có nhiều chuyến thăm và làm việc tới các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, nhằm thắt chặt hơn quan hệ hợp tác kinh tế,...

Dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương năm 2024

Theo TS Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, thành công của lĩnh vực điện lực là dấu ấn quan trọng của ngành Công Thương trong năm 2024. Năm 2024 ghi dấu loạt chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng, như sửa đổi Luật Điện lực, tái khởi động chương trình điện hạt nhân và tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo. Cùng với...

‘Động lực’ phát triển cho ngành cơ khí Việt Nam

TS. Phan Đăng Phong cho rằng, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, bảo vệ thị trường cho ngành cơ khí bằng cách lồng ghép các chương trình phát triển. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn xác định khoa học công nghệ là một trong những động lực, đột phá chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhanh, bền vững trong bối cảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược

Việt Nam đặt mục tiêu nâng dần tỷ lệ sản xuất và sử dụng nguyên liệu làm thuốc trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025 phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". ...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 14/2/2025 tiếp đà giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 14/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 14/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 14/2/2025 tiếp tục giảm, giá tiêu rơi xuống mức khoảng 160.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 13/2/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước tiếp tục...

Cơ hội tận dụng làn sóng dịch chuyển đầu tư, thương mại

Việt Nam có cơ hội tốt để tận dụng làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại toàn cầu, khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. Bước ngoặt lịch sử của bức tranh kinh tế toàn cầu Dẫn thông tin từ báo cáo của Ngân hàng Singular (tổ chức tài chính hàng đầu của Tây Ban Nha), Thương vụ Việt Nam tại Tây...

Dự báo giá cà phê ngày mai 14/2/2025 tiếp tục tăng mạnh

Dự báo giá cà phê ngày mai 14/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 14/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 13/2/2025 giá cà phê Robusta ghi nhận có phiên giao dịch tăng phi mã, mức tăng từ 154 – 164 USD/tấn, dao động từ 5696...

Tăng năng lực ngành công nghiệp thông qua hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, giúp ngành công nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng chất lượng sản phẩm công nghiệp. Hợp tác với...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Căng thẳng thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng linh hoạt

ANTD.VN -  Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu, song dù chọn giải pháp nào, cũng cần nhất là tính linh hoạt. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt...

Bell Đức triển khai dự án ‘Kết nối vượt giới hạn’

ANTD.VN - Dự án “Kết nối vượt giới hạn” được thành lập với mong muốn tạo cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật và người yếu thế trong xã hội thông qua việc tận dụng sức mạnh của các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Trong thời đại số hóa, thương mại điện tử đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ và là lựa chọn...

Giá hoa hồng Đà Lạt tăng gấp đôi trước Lễ Tình nhân

Hoa hồng trồng tại vùng hoa Đà Lạt đã tăng giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần khi Lễ Tình nhân 14-2 đang đến gần. Các giống mới nhập từ nước ngoài được thương lái mua với giá 7.500 đồng/cành. Hoa hồng các...

Cùng chuyên mục

Giá vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng/lượng vào hôm nay, 13-2, sau khi giá vàng thế giới quay trở lại ngưỡng 2.916 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương 90,2 triệu đồng/lượng.Cuối...

TP.HCM tăng quy mô chương trình bình ổn thị trường

Theo ngành công thương TP.HCM, năm 2025 TP sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường, hoạt động xuất khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của TP. ...

Ký kết gói thầu hơn 4.300 tỉ đồng cho thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam

Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Ngày 13-2, Tập đoàn Điện lực Việt...

Chủ tịch Bạc Liêu: Cam kết nói không với các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp

Ngày 13-2, tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP.HCM nhằm quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của tỉnh. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu...

Chủ đầu tư hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD tiết lộ kế hoạch tái vận hành

Dự án hóa dầu Long Sơn với tổng mức đầu tư 5 tỉ USD phải ngưng vận hành thương mại sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã lên tiếng về khả năng vận hành trở lại của nhà máy này. ...

Mới nhất

Những cách hay cho người huyết áp cao

'Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như...

Những loại rau gia vị tốt cho sức khỏe ngày chuyển mùa

Húng chanh, rau mùi, tía tô, thì là, sả... là những loại rau gia vị phổ biến, không chỉ giúp món ăn thơm...

Lợi ích không ngờ khi ăn măng trong mùa lạnh

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Đặc biệt, măng không có chất béo và rất ít đường...

6 mẹo giúp người huyết áp cao bảo vệ sức khỏe tim mạch

Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau...

Mới nhất