Trang chủDu lịchẨm thựcTruyền 3 đời, cụ ông U.90 đứng quán

Truyền 3 đời, cụ ông U.90 đứng quán


Đó là quán mì của gia đình cụ Quách Úy (81 tuổi), thường được khách gọi thân thương là chú Sườn. Quán không tên, nằm trên đường Lê Văn Sỹ (Q.Phú Nhuận) chan chứa tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân TP.HCM.

3 đời tâm huyết

Chiều tối, tôi tìm ghé quán mì của chú Sườn, đều đặn từng lượt khách đến rồi đi. Quán mì nằm bình yên một góc đường Lê Văn Sỹ, hướng mặt ra con hẻm 137. Chú Sườn, tóc bạc trắng, mắt yếu, chân đi từng bước lụi cụi vì tuổi già, vẫn đang miệt mài bên xe mì cũ làm những phần ăn tâm huyết cho khách.

Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng quán - Ảnh 1.

Xe mì của chú Sườn đã truyền qua 3 đời.

Cụ ông nói rằng, công việc này đã gắn bó với ông suốt cả cuộc đời, nên đã quá quen thuộc. Trầm ngâm, ông kể quán mì này được cha mẹ ông mở từ trước 1975. Ông bà cụ là người Hoa gốc Quảng Đông, đến Sài Gòn lập nghiệp rồi mở quán ăn bán món mì truyền thống của gia đình.

“Hồi đó, khu này người Hoa nhiều, nếu không buôn bán thì trồng cải, trồng rau. Lúc tôi còn nhỏ, ở đây là một khu đất hoang vu, ít nhà cửa chứ không nhộn nhịp như bây giờ đây. Nhờ có quán mì, cha mẹ tôi mới có tiền sống, có tiền nuôi con”, cụ ông U.90 nhớ lại tuổi thơ mình.

Sau này, cha của ông mất, để lại một mình mẹ ông kế thừa quán mì. Sau 1975, ngoài 30 tuổi, chú Sườn mới cùng mẹ bán quán. Sau này, có vợ, vợ chồng chú cũng tiếp tục duy trì quán ăn do cha mẹ mở. Cụ ông cười tươi, nói rằng cả cuộc đời mình chỉ biết làm nghề này, bởi nếu không bán mì, ông cũng không biết phải làm gì.

Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng quán - Ảnh 2.

Tô mì nhìn đơn giản, nhưng đậm đà.

[CLIP]: Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: Truyền 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng bán.

Vợ chồng chú Sườn không có con, năm 2003, vợ mất, chú cứ vậy bán mì mưu sinh. Nay, ở độ tuổi này, chú để lại quán mì cho các cháu, là con của các anh chị em bên vợ buôn bán. Dẫu vậy, hằng ngày chú Sườn vẫn ra quán để đỡ nhớ quán, nhớ khách, có sức khỏe thì làm, những ngày mệt thì nhìn các cháu trong nhà tiếp quản cơ ngơi của mình.

Quán ăn đặc trưng với các món hủ tiếu, mì người Hoa, với mỗi phần ăn dao động từ 45.000 – 60.000 đồng tùy nhu cầu của khách. Nhìn dòng khách liên tục ra vào, tôi hỏi thầm vào tai cụ ông: “Sao quán mình níu chân được khách mấy chục năm qua vậy ông? Ông có bí quyết nào không?”.

Nghe vậy, chú Sườn cười tít mắt, rồi nói từ xưa đến nay, mình chỉ làm theo công thức được cha mẹ truyền lại, sau này lại tiếp tục truyền lại cho các cháu. Có lẽ do cách nấu nướng, nêm nếm phù hợp với đa số thực khách, nên quán vẫn còn được khách thương mến ủng hộ tới nay, qua bao thăng trầm, biến thiên của thành phố.

Một trời tuổi thơ

Bụng đang đói, tôi gọi một phần mì với giá 50.000 đồng. Sợi mì truyền thống được chú Sườn trụng vào nước sôi “chuẩn chỉn”, cho ra sợi mì vàng óng bắt mắt. Tô mì đơn giản với một ít thịt bằm, thịt xắt, tóp mỡ, hẹ, rau cải… được tưới lên nước lèo đậm đà, ăn “bắt miệng” vô cùng.

Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng quán - Ảnh 4.

Không gian quán ấm cúng.

Với cá nhân tôi, chấm 8.5/10 cho hương vị tô mì người Hoa này. Chắc chắn, mỗi khi có dịp đi ngang qua, tôi sẽ ghé ủng hộ, bởi quán bán từ 6 giờ sáng tới 21 giờ mỗi ngày.

Trong những khách tới ăn, có anh Lê Hữu Hoàng (36 tuổi, ngụ Q.3) và con trai. Anh tâm sự rằng từ nhỏ, anh đã được cha dẫn tới quán này ăn, mỗi khi ông có việc đi qua Q.Phú Nhuận. Hương vị mì ở đây đã trở thành hương vị tuổi thơ của anh.

“Hồi đó, vẫn xe mì này, tôi thấy ông bán. Lớn lên, có vợ có con, vẫn thấy xe mì này và ông. Mì ở đây ngon, không chỉ là vì quán nấu ngon, mà còn là một phần ký ức tuổi thơ mình với cha. Giờ tôi dẫn con trai mình tới, thường một tháng cũng phải ghé vài lần”, vị khách tâm sự.

Trong khi đó, bà Nhung (53 tuổi) cho biết bà ăn ở quán này lâu tới mức không nhớ khi nào, chỉ biết suốt bao năm qua, quán ăn vẫn giữ nguyên địa chỉ này, không đổi. Bà thường hay mua về nhiều phần để cùng ăn với cả gia đình, khi mọi người không sắp xếp được thời gian cùng ghé quán.

Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng quán - Ảnh 5.
Quán mì TP.HCM không tên nửa thế kỷ: 3 đời, cụ ông U.90 ngày ngày đứng quán - Ảnh 6.

Hạnh phúc của cụ ông là được đứng quán mỗi ngày.

Về phần mình, chú Sườn tâm sự rằng ông sẽ bán mì tới khi nào không còn sức. Ở tuổi này, ông không còn mong gì hơn, bởi quán mì của cha mẹ đã có các cháu kế thừa. Ông vui và hạnh phúc khi ngày ngày còn đứng quán, còn được trò chuyện với những thực khách ghé ủng hộ.



Source link

Cùng chủ đề

Phở sa tế Chợ Lớn kể câu chuyện văn hóa táo bạo

Michelin Guide vừa có bài giới thiệu món phở sa tế của Oryz Saigon, nơi phở Việt Nam và hủ tiếu sa tế Triều Châu kết hợp với nhau một cách táo bạo. Theo đầu bếp người Singapore này, trong cách nấu ăn truyền...

Đặc sản “trường thọ” của người Hoa ở Sóc Trăng thực ra là món gì, mặn, ngọt ra sao?

Sợi mì rất dài nên nó còn được gọi là mì trường thọ. Mì sụa có hai loại: mặn và ngọt.Mì sụa ngọt được dùng để nấu chè với trứng gà luộc. Phiên bản này thường được dùng trong các bữa tiệc sinh nhật. Màu đỏ...

Lễ xá tội vong nhân của người Hoa trong tháng cô hồn tại TPHCM

(Dân trí) - Tín ngưỡng dân gian quan niệm, Rằm tháng 7 là dịp mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân, nên có lễ cúng cô hồn không nơi nương tựa. Đây cũng là ngày các tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội. Chiều 10/8 (mùng 7/7 Âm lịch), tại Khánh Vân Nam Viện (quận 11), một đạo quán lớn nhất TPHCM diễn ra lễ xá tội vong nhân của cộng đồng người Hoa. Đây...

Tết Thanh Minh của người Hoa ở Sài Gòn

18h, Kim Tuyết tan làm tranh thủ ghé chợ mua bánh bông lan, trái cây, nhang đèn chuẩn bị cho Tết Thanh Minh. Cô gái ở quận 8 lớn lên trong gia đình người Hoa gốc Triều Châu, tiếp nhận nghi thức cúng kiếng từ bố mẹ. Tết Thanh Minh luôn được gia đình ghi chú cẩn thận vì đây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm với việc tảo mộ và cúng ở nhà. Người dân...

Người Sài Gòn đi ‘vay lộc’ đêm

TP HCMTan làm, Lâm Tùng chạy xe thẳng đến chùa Ông trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 để tham dự lễ vay lộc dịp Tết Nguyên tiêu, chiều tối 23/2. Khi đến nơi Tùng thấy quanh khu vực chùa đã chật kín người. Chùa Ông, hay còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An, là nơi người Hoa gốc Triều Châu và người Hẹ duy trì tục lệ "vay lộc" hàng trăm năm.Mọi người đến chùa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Rũ bỏ hình ảnh gợi cảm, Miss Grand Thái Lan hóa thân thành ‘nàng thơ’ với áo dài

Trong chuyến công tác nhằm quảng bá cho bộ phim Petrichor The Series tại Việt Nam, dàn diễn...

Bài đọc nhiều

Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay • 2. Cách làm trà chanh giã tay • 3. Lưu ý khi làm trà chanh giã tay 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay Chanh tươi Quảng Đông: Nửa quảNước cốt trà Lipton: 80ml Mật ong hoa nhãn: 15ml  2. Cách làm trà chanh giã tay Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rửa sạch chanh với muối và nước. Tiếp đó, cắt chanh thành từng lát mỏng. Sau đó, cho các lát...

Quán Hà Nội tráng tay loại bánh phở đỏ ‘hiếm thấy’, khách đến ăn lo chủ quán lỗ

Anh Nguyễn Tuấn Anh (41 tuổi, Hà Nội) vốn là một người đam mê du lịch, ẩm thực. Anh từng có nhiều chuyến phượt xe máy khám phá vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc. Từ đây, anh vô tình được biết và thưởng thức món phở đỏ của bà con ở Xín Mần (Hà Giang). "Tôi vốn rất yêu thích những món ăn hay món đồ làm thủ công. Đó là lí do, ngay khi chứng kiến bà con...

Quán bánh tôm bà Ầm, ngày bán 1.000 chiếc ở ngõ chợ Đồng Xuân Hà Nội

Trong khu ngõ chợ Đồng Xuân, bánh tôm bà Ầm là địa chỉ hút khách bậc nhất. Quán ăn nhỏ chỉ rộng chừng 5-6m2 thường xuyên kín chỗ. Hàng chục khách khác đứng vây quanh, chờ mua về. Chỉ với hai chảo dầu, chiếc bàn inox và chục chiếc ghế nhựa, mỗi ngày, quán vẫn bán cả ngàn chiếc bánh tôm. "Hàng bánh tôm này nuôi mấy đời nhà tôi", bà Phạm Thị Ầm (SN 1965), chủ quán...

Cùng chuyên mục

Quán ăn ‘độc lạ’ ở Long An ngày giáp Tết, bà chủ ra đường mời khách ăn miễn phí

Chỉ trong 2 buổi tối, cả ngàn tô bánh canh đã được gia đình bà Lê Thị Ngọc Hoa và các nhân viên, bạn bè phục vụ miễn phí cho những người lao động, sinh viên trên đường từ TPHCM, Bình Dương về miền Tây đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tối 25/1 (tức ngày 26 Tết), trên hành trình lái xe máy từ TPHCM về quê nhà Vĩnh Long đón Tết, vợ chồng anh Nguyễn Lê Duy An...

‘Thánh ăn Hàn Quốc’ trở lại Việt Nam vì 1 món, ăn 4 bát hết gần nửa triệu

Trở lại TPHCM, “thánh ăn Hàn Quốc” thưởng thức ngay món yêu thích là phở thố đá. Cô ăn vèo hết 4 suất, thêm chén trứng chần và tô thịt thập cẩm riêng. Heebab (28 tuổi) là một trong những YouTuber làm clip mukbang (vừa ăn uống, vừa ghi hình) nổi tiếng tại Hàn Quốc với kênh cá nhân có hơn 1,67 triệu lượt theo dõi. Trong video gần đây được đăng tải, Heebab tiết lộ mới trở lại TPHCM sau...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò ngâm mắm  12. Canh khổ qua nhồi thịt 1. Bánh chưng Bánh chưng có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực...

Nức tiếng mì Quảng Phú Chiêm

Mì Phú Chiêm ra đời từ thuở người Việt mở cõi ở xứ Quảng, gắn với hoạt động của thương cảng Hội An ...

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Mới nhất

TP Hạ Long sớm đưa các sản phẩm du lịch mới vào hoạt động

Năm 2025, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đặt mục tiêu thu hút 11,5 triệu lượt du khách, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế. Để đạt mục tiêu này, thành phố đang tập trung đưa các sản phẩm du lịch...

Giá rửa xe ô tô tăng gấp 6 lần ngày thường, chủ gara ô tô kiếm bộn tiền ngày cận Tết

Vào những ngày cận Tết, nhu cầu chăm sóc xe ô tô tăng cao, khiến giá dịch vụ rửa xe tại các gara tăng mạnh. Mức giá dịch vụ rửa xe ô tô tại nhiều điểm đã tăng gấp...

7 điểm giữ xe cho người dân đến Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

TP.HCM vừa cập nhật danh sách 7 điểm tổ chức giữ xe máy có thu phí dành cho người dân, du khách đến thưởng lãm Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025. ...

Siết quản lý kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội

Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế, cơ sở sản xuất, công bố và nhập khẩu mỹ phẩm tăng cường quản lý mỹ phẩm lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm được quảng cáo và bán trên các nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử. Bộ Y tế yêu...

Mới nhất