Trang chủChính trịNgoại giaoKhông màng trừng phạt của phương Tây, Nga "tấp nập" đưa dầu...

Không màng trừng phạt của phương Tây, Nga “tấp nập” đưa dầu ra thế giới, EU đang tìm cách “chặn đường”


Nga đã tìm ra cách để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là giá trần dầu mỏ để tiếp tục duy trì nguồn thu khủng từ mặt hàng này.

dầu Nga. (Nguồn: RT)
Dầu Nga chính thức tăng vượt giá trần từ tháng 7/2023.. (Nguồn: RT)

Sau 18 tháng diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang mờ dần đối với nền kinh tế Nga. Nước này đã tìm ra cách để lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là giá trần dầu mỏ để tiếp tục duy trì nguồn thu khủng từ mặt hàng này.

Số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Nga cho thấy, doanh thu từ dầu khí của nước này đạt 1.635 tỷ Ruble trong tháng 10, tăng gấp đôi so với tháng trước và tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dầu Nga vượt giá trần

Tờ Financial Times (Anh) trích dẫn các nguồn chính thức của Liên minh châu Âu (EU) đưa tin, hầu như không có chuyến hàng dầu thô nào bằng đường biển trong tháng 10 được thực hiện dưới mức giá trần 60 USD/thùng. Số liệu thống kê chính thức của Nga cũng cho thấy, mức giá trung bình dầu của nước này bán ra thị trường là trên 80 USD/thùng trong tháng trước.

Nhà phân tích kinh tế và năng lượng Osama Rizvi tại Primary Vision Network nhận định: “Trong ba tháng qua, nhờ giá dầu tăng mạnh, lượng dầu xuất khẩu từ Nga giảm 3-5% mỗi tháng nhưng doanh thu vẫn đều đặn tăng”.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và các đồng minh như Australia, Na Uy đã áp dụng mức giá trần 60 USD/thùng với dầu thô Nga từ ngày 5/12/2022.

Mục đích hạn chế khoản tài chính của Moscow dành cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Các công ty bảo hiểm và vận tải phương Tây bị cấm cung cấp dịch vụ cho dầu và các sản phẩm từ dầu Nga, trừ phi chúng được mua bằng hoặc dưới giá trần.

Tại Liên minh châu Âu (EU) cũng có lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn đối với dầu thô xuất khẩu qua đường biển của Nga.

Tuy nhiên, giá thị trường của dầu thô Urals Nga đã vượt mức trần 60 USD vào tháng 7/2023. Sau đó, giá dầu tiếp tục tăng cao, bất cấp lệnh cấm nghiêm ngặt của phương Tây.

Ông Christopher Weafer, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn kinh doanh Macro-Advisory Ltd nhận thấy, đất nước của Tổng thống Putin đã phát triển các phương pháp khiến việc giám sát hoạt động thương mại trở nên bất khả thi.

Theo truyền thống, hoạt động buôn bán dầu mỏ trên biển của Nga sẽ được xử lý bởi các công ty dầu mỏ lớn và các công ty sản xuất hàng hóa. Những doanh nghiệp này sẽ phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nhưng trong năm qua, Nga đã thay thế bằng những con tàu cũ hơn để xuất khẩu khối lượng lớn dầu thô sang châu Á.

Tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels cho hay, một đội “tàu chở dầu bóng tối” cũng xuất hiện trên thị trường toàn cầu. Đội tàu này bao gồm hàng trăm nhà khai thác tàu chở dầu nhỏ, chỉ sở hữu một hoặc hai tàu chở dầu. Đây thường là những con tàu cũ kỹ, gây ra nhiều rủi ro về an toàn, mang cờ của các quốc gia như Liberia hay Cameroon.

Đội tàu này thường xuyên vận chuyển hàng triệu thùng dầu và thường thiếu bảo hiểm tiêu chuẩn ngành hoặc được bảo hiểm bởi các công ty Ấn Độ, Trung Quốc hoặc Nga. Trong khi đó, 90-95% doanh nghiệp bảo hiểm tàu ​​chở dầu toàn cầu có trụ sở tại London.

Công nhân sắp xếp các thùng dầu tại một nhà máy ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Công nhân sắp xếp các thùng dầu tại một nhà máy ở Chennai, Ấn Độ. (Nguồn: AFP)

“Ai” đang mua dầu của Nga?

Dầu Nga gần như hoàn toàn hướng tới các thị trường châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, có một lượng lớn dầu được vận chuyển tới các điểm đến chưa được tiết lộ.

Ông Weafer thông tin: “Khoảng 1,5 triệu thùng mỗi ngày rời các cảng của Nga với các điểm đến không được tiết lộ. Sau đó, những thùng dầu này có thể đến các cảng của Trung Quốc, Ấn Độ hoặc được chuyển sang một tàu chở dầu khác trên đại dương và hòa nhập vào thị trường toàn cầu”.

Một số sản phẩm dầu và dầu thô của Nga cũng đã tìm đường quay trở lại châu Âu – nơi việc nhập khẩu mặt hàng này qua đường biển bị cấm (ngoại trừ một lượng nhỏ sang Bulgaria).

Ông Weafer nói rằng, khi mùa Đông đang đến gần, châu Âu sẽ phải mua dầu diesel và các sản phẩm khác từ Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Thực tế là dầu Nga đã xuất hiện khắp nơi.

Nhà kinh tế và phân tích năng lượng Osama Rizvi cũng xác nhận, dầu Nga được gửi tới châu Á sẽ quay trở lại châu Âu.

Nhà kinh tế này nhấn mạnh: “Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã nhập khẩu rất nhiều dầu của Nga và phần lớn trong số đó đã quay trở lại châu Âu dưới dạng các sản phẩm dầu mỏ”.

Cách để lệnh trừng phạt hiệu quả

Các nhà phân tích nhận định, việc kiểm soát một thị trường dầu mỏ phân mảnh, với đầy rẫy các công ty thương mại ít được biết đến đã trở nên rất khó khăn.

Ông Weafer khẳng định: “Thực tế là EU không thể kiểm soát thị trường này”.

Nhà kinh tế Osama Rizvi cho rằng, điều thực sự khiến mức giá trần dầu Nga không hiệu quả là sự gia tăng chưa từng có trong đội “tàu chở dầu bóng tối” – vốn không được các tổ chức quốc tế theo dõi.

Theo nhà kinh tế này, cách duy nhất để các lệnh trừng phạt đạt hiệu quả là những người mua dầu Nga hiện tại đồng ý tuân theo các lệnh trừng phạt.

Ông Weafer nhấn mạnh: “Tất cả những khách hàng lớn mua dầu Nga đã nói rõ rằng, họ không có ý định tuân theo lệnh trừng phạt. Trước đó, Ấn Độ đã công khai xác nhận rằng, đất nước đã tiết kiệm được khoảng 2,7 tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu Nga giá rẻ trong 9 tháng đầu năm 2023″.

Tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể còn mờ nhạt hơn nữa vào tháng 1/2024 – khi Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) chính thức kết nạp thành viên mới. Khi đó, Nga có thêm cơ hội để bắt đầu các hiệp định thương mại song phương mới và các giải pháp tài chính, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm, vận tải, hậu cần.

Về gói trừng phạt thứ 12 của EU, ông Weafer cho rằng, nên “có một dấu hỏi về mức độ sẵn sàng của chính quyền Mỹ hoặc châu Âu trong việc thực thi giới hạn giá dầu”.

“Nếu khối lượng dầu của Nga bị cắt giảm do biện pháp áp trần giá dầu hiệu quả hơn, hàng triệu thùng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường toàn cầu. Điều này sẽ khiến giá dầu tăng đột biến và gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu”, ông Weafer nhấn mạnh.

Ngày 15/11, Uỷ ban châu Âu (EC) đã công bố các đề xuất trong gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga. Ưu tiên hàng đầu trong gói trừng phạt mới của EC là cấm các hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu kim cương của Nga với châu Âu.

Theo đó, EU sẽ cấm tất cả các loại kim cương tự nhiên, tổng hợp hay được sử dụng làm đồ trang sức có nguồn gốc Nga từ đầu năm 2024. Đối với kim cương thô của Nga được gia công tại các quốc gia khác thì lệnh cấm sẽ được áp dụng từ tháng 9/2024.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Nga thông báo ngừng mua ngoại tệ

Ngày 27/11, Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ ngừng mua ngoại tệ để giảm áp lực lên thị trường tài chính.

Cặp đồng minh “gai góc” Nga-Iran thực ra rất mong manh!

Kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moscow đã có chung mục tiêu với Iran. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, quan hệ đối tác của họ có thể trở nên mong manh hơn nhiều so với vẻ gai góc bề ngoài.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Lãnh đạo Anh – Mỹ điện đàm, nhất trí sớm đối thoại trực tiếp

Hai nhà lãnh đạo Anh-Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa hai bên trong cuộc điện đàm ngày 26/1.

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Bác sĩ thẩm mỹ Trung Quốc Wu Yiru chỉ ra thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy giúp làm đẹp da hiệu quả.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Colombia cấm các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump lập tức hành động

Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 thông báo sẽ không cho phép các máy bay từ Mỹ chở người di cư bị trục xuất hạ cánh ở Colombia.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

(Dân trí) - Khẳng định quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục vun đắp trên tinh thần chân thành, tin cậy, thực chất... Bộ Ngoại giao cho biết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 25/1 đã lên tiếng cảnh báo người đồng cấp Hungary Viktor Orban về những hệ quả nếu nhà lãnh đạo này ngăn cản các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.

Người Việt rộn ràng sắm Tết trên các sàn thương mại điện tử

Từ những món ăn truyền thống, trang phục mới, tới đồ trang trí nhà cửa, người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang rộn ràng, tất bật trong mùa mua sắm cuối năm.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 26/1: Tuần giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 26/1, tuần này, giá dầu Brent đã giảm 2,8%, giá dầu WTI giảm 4,1%. Giá dầu chính thức khép lại chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp và xác lập tuần giảm đầu tiên trong vòng 5 tuần qua.

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết