Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhiều sinh viên ra trường 'thà chạy xe ôm còn hơn làm...

Nhiều sinh viên ra trường ‘thà chạy xe ôm còn hơn làm đúng ngành’


Phạm Thành Long (23 tuổi, quê Bắc Ninh) tốt nghiệp Đại học Mở Hà Nội vào tháng 6/2022 với tấm bằng loại khá, ngành Kế toán. Cậu nhanh chóng tìm được việc ở một công ty về sản xuất gia công nhôm, inox với mức lương khởi điểm 7 triệu đồng/tháng. 

Hồi còn sinh viên, mỗi tháng gia đình chu cấp cho Long 4 triệu đồng tiền sinh hoạt (tiền nhà, tiền ăn, đi lại…), “cố gắng lắm thì tiêu đủ, tháng nào quá tay sẽ phải xin thêm”. Giờ đi làm, vật giá leo thang, lương hàng tháng càng không đủ để thanh niên này trang trải.

“Mỗi tháng, riêng tiền nhà đã tiêu tốn gần 2 triệu đồng, cộng với tiền ăn uống chi tiêu, tiền liên hoan, tiệc tùng với đồng nghiệp cơ quan, cưới hỏi, ma chay… em chẳng để ra được đồng tiết kiệm nào”, Long nói. Chưa kể, cậu cũng phải đầu tư thêm để đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ kế toán, thuế vì các kiến thức dạy trong trường không đủ đáp ứng yêu cầu công việc.

Sinh viên bị che mắt vì cái lợi trước mắt, bỏ qua cái lợi lâu dài. (Ảnh minh họa)

Sinh viên bị che mắt vì cái lợi trước mắt, bỏ qua cái lợi lâu dài. (Ảnh minh họa)

Tròn một năm đi làm, mức lương của Long tăng lên 10 triệu đồng/tháng, nhưng vẫn như “muối bỏ bể”, không đủ để trang trải nhu cầu sinh hoạt, công việc hàng ngày. Thậm chí, cậu còn đang vay bố mẹ gần 100 triệu đồng tiền đi học nâng cao nghiệp vụ mà chưa có khả năng để trả nợ. 

Tháng trước, Long quyết định nộp đơn xin nghỉ để đi làm việc tự do. “Lựa chọn này của em bị bố mẹ phản đối vì họ cho rằng đi chạy xe ôm công nghệ không có tương lai, công việc bấp bênh”, nam sinh nói.

Hằng ngày, Long bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối mới tắt app để về nhà, sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt. Dù vậy, mức thù lao cậu nhận được khá hậu hĩnh, đủ để lo cho bản thân và dư giả đôi chút.

Tháng đầu đi làm, tổng thu nhập của Long lên đến 18 triệu đồng. Sau khi trừ hết các chi phí sinh hoạt, cậu tiết kiệm được 10 triệu đầu tiên kể từ khi rời trường đại học.

“Nhiều lúc bản thân cũng hoài nghi về lựa chọn này, nhưng rồi em vẫn gạt đi vì không muốn quay trở lại công việc kế toán ngày làm 9 -10 tiếng mà mức lương nhận về bèo bọt. Hơn hết, đi làm xe ôm công nghệ thời gian chủ động hơn, tối về mệt quá thì ngủ, không cần suy nghĩ quá nhiều về những con số, công việc và các mối quan hệ nơi công sở”, Long nói.

Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội hồi tháng 8/2021, Lê Minh Phương (24 tuổi, quê Nghệ An) xin về dạy tiểu học tại ngôi trường gần nhà để được ở gần bố mẹ. 

Là giáo viên hợp đồng, Phương nhận mức lương gần 4 triệu đồng/tháng. Tháng đầu tiên khi nhận lương, nam thanh niên thấy rất vui vì vừa được gần gia đình, vừa được sống với đam mê của bản thân.

Tuy nhiên, thực tế không màu hồng, số tiền lương ít ỏi của cậu chỉ đủ đóng tiền điện cho gia đình, ngoài ra không mua thêm được gì, hoàn toàn sinh hoạt ăn uống phải phụ thuộc vào bố mẹ.

Phương hạn chế mọi cuộc vui với bạn bè vì không có tiền. Bố mẹ thấy con trai như vậy cũng sốt ruột. Họ từng hy vọng cậu có thu nhập tốt hơn để nghĩ tới việc lấy vợ.

Nhiều sinh viên ra trường chọn chạy xe ôm kiếm sống. (Ảnh minh họa)

Nhiều sinh viên ra trường chọn chạy xe ôm kiếm sống. (Ảnh minh họa)

Nhiều đêm thức trắng để hoàn thành sổ sách, giáo án, Phương suy nghĩ đời dạy học của mình sẽ đi về đâu. Trong lứa sinh viên tốt nghiệp cùng cậu chỉ có 4 – 5 người theo nghề, mà thu nhập của họ cũng chẳng khá hơn là mấy. 

Đôi khi chứng kiến cảnh bạn bè đồng trang lứa xây nhà, mua được xe anh thấy chạnh lòng. Khổ nhất là những tháng nhiều đám cưới, tiền lương của cậu chẳng còn đồng nào. Thấy rằng cảnh lương thấp, Phương quyết định xin nghỉ việc sau 2 năm dạy học.

“Để đưa ra quyết định này, em suy nghĩ rất nhiều. Đây là công việc bản thân ao ước từ khi còn nhỏ nhưng nhìn vào hoàn cảnh gia đình và đồng lương hiện tại buộc em phải lựa chọn dừng lại”, Phương tâm sự.

Điều đầu tiên Phương làm khi quay trở lại Hà Nội là đăng ký chạy xe ôm công nghệ. Chạy xe cả ngày từ 7 giờ sáng tới 10 giờ tối cậu kiếm được khoảng gần 600.000 đồng. Tháng nào chăm chỉ cậu cũng kiếm về được 15 – 17 triệu đồng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với việc dạy học trước kia nhưng phải chấp nhận chịu khó cày cuốc.

“Biết rằng công việc này vất vả phải tiếp xúc nhiều với khói bụi gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng bản thân vẫn phải cố gắng vì trên vai còn bố mẹ và một người em học đại học”, Phương nói. Hiện cậu chưa có ý định quay trở lại nghề giáo, mục tiêu chỉ là chạy được nhiều cuốc xe nhất có thể mỗi ngày.

Thầy Đỗ Đức Long, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, hiện tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường làm trái ngành khá phổ biến, điều này hoàn toàn bình thường trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, đáng lo ngại ở chỗ, nhiều bạn sinh viên lựa chọn chạy xe ôm công nghệ thay vì cố gắng tìm công việc ổn định, phù hợp hơn.

Để đầu tư cho con học 4 năm đại học, trung bình mỗi gia đình sẽ tiêu tốn từ 60 – 120 triệu đồng/năm. Như vậy, để tốt nghiệp ra trường, các em đã tiêu tốn hết trên dưới 500 triệu đồng từ bố mẹ.

Thế nhưng đến khi đi làm, các em lại lựa chọn con đường lợi trước mắt đi chạy xe ôm công nghệ mà quên cái hại lâu dài. Nhiều sinh viên chê bai mức lương khi ra trường thấp nhưng đâu biết rằng, mức lương này có thể tăng gấp 3 – 5 lần sau vài năm. Đồng thời, việc chạy xe ôm trong thời gian dài sẽ ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe.

“Sinh viên mới ra trường cần cố gắng đầu tư phát triển cho bản thân, chịu chấp nhận cố gắng với mức lương thấp, học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, tăng giá trị bản thân. Chỉ như vậy mức thu nhập của các em ngày càng ổn định, giúp ích lâu dài thay vì lựa chọn làm xe ôm công nghệ”, thầy Long phân tích và nói không bài xích những bạn làm xe ôm công nghệ nhưng cần tính toán lâu bền cho tương lai, không nên lãng phí tấm bằng đại học.

Khánh Sơn



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỹ năng để sinh viên ra trường chinh phục nhà tuyển dụng

Chuyên gia cho rằng, để chinh phục nhà tuyển dụng, sinh viên ra trường cần 3 yếu tố: sức khoẻ, tinh thần thái độ và giá trị bản thân. Làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng? Trang bị...

Hãng xe công nghệ xử lý tài xế vi phạm giao thông thế nào?

Các hãng xe công nghệ đã có quy chế để xử nghiêm các hành vi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách đánh võng của đối tác tài xế. ...

Cuối năm xe cộ đông, tài xế công nghệ phải nhờ khách hủy cuốc

Càng gần Tết, xe cộ đi lại càng đông, có những trường hợp tài xế phải nhờ khách hủy cuốc vì kẹt xe, không đến đón khách được. Trong tình cảnh kẹt xe cuối năm do nhiều người đi lại, hành khách lẫn tài...

Muôn kiểu vi phạm của xe ôm công nghệ

Vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, leo vỉa hè, sử dụng điện thoại... là những vi phạm phổ biến của tài xế xe ôm công nghệ trên các tuyến đường Hà Nội. Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện nay, thành phố có tổng số 30 quận, huyện với 584 phường, xã, thị trấn, 839 đơn vị hành chính trực thuộc. Về phương tiện giao thông, Hà Nội hiện có 5,2 triệu xe máy, trên 1,2 triệu xe đạp, trên...

Sở GTVT Hà Nội nói về việc xe ôm phải có thẻ hành nghề

Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, người chạy xe ôm chở khách, hàng hóa phải có thẻ hành nghề mới đang là dự thảo lấy ý kiến, phải được người dân đồng thuận mới ban hành. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số trung tâm dạy thêm tăng vọt sau quy định cấm học thêm trong trường

Sau khi Thông tư 29/2024 có hiệu lá»±c, số lượng trung tâm dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh và mức phí học thêm cÅ©ng cao hÆ¡n trước. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá, sau khoảng 1,5 tháng thực hiện Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, Hà Nội thành lập hơn 100 đoàn triển khai giám sát việc thực hiện thông tư.Các trường học chủ động điều...

5 môn thi chung một phòng, liệu có loạn?

Theo dá»± liệu cá»§a Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ xảy ra tình huống 5 môn thi khác nhau trong cùng một phòng thi. Tại hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư 29/2024, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay, nhiều địa phương băn khoăn, lo lắng về quá trình sắp...

Xác định đội đầu tiên vào bán kết Cúp Quốc gia nữ 2025

Trong cuộc đọ sức ở bảng B, Phong Phú Hà Nam nhanh chóng chiếm ưu thế. Phút thứ 4, Cao Thị Linh di chuyển thông minh và nhận đường chuyền của đồng đội. Cô tung cú dứt điểm rất đẹp mắt mở tỉ số trận đấu cho Phong Phú Hà Nam. Nỗ lực sau đó của Hà Nội không được đền đáp, họ còn phải nhận thêm bàn thua.Phút 42, Ngân Thị Thanh Hiếu sút xa đẳng cấp...

Bộ GD&ĐT điểm danh 19 tỉnh ‘phớt lờ’ báo cáo về cấm dạy thêm, học thêm

Dù Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhưng đến nay 19 tỉnh thành vẫn chưa gá»­i báo cáo về tình hình triển khai thá»±c hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho hay, dù Bộ...

HLV Thái Lan kể lại khoảnh khắc động đất kinh hoàng, chạy vội từ tầng 15

Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Thái Lan Masatada Ishii xác nhận an toàn sau vụ động đất chiều 28/3. Thời điểm vụ việc xảy ra, nhà cầm quân người Nhật Bản ở trong căn hộ nằm trên tầng 15 của tòa nhà."Khi trận động đất xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ sớm qua đi nhưng mọi thứ vẫn rung lắc. Vì vậy, tôi dọn đồ và chạy xuống từ tầng 15. Tôi đã an toàn. Cảm...

Bài đọc nhiều

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm

Năm 2024, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM dự kiến tuyển sinh 5.095 chỉ tiêu cho cơ sở chính tại TPHCM và 2 phân hiệu tại Gia Lai và Ninh Thuận. Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm:Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ...

Trường đại học đăng danh sách sinh viên nợ học phí, có trường hợp chỉ nợ 10.000 đồng

Sinh viên nợ 10.000 đồng, sinh viên mồ côi nợ phí vệ sinh vẫn bị nêu tênTheo danh sách sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí (học kỳ 1 năm học 2023-2024) phòng tài vụ Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố có thông tin chi tiết (họ tên sinh viên, mã số sinh viên, lớp, môn...

Phụ huynh ‘ngóng’ sự trở lại của bậc THCS trong Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam

TPO - UBND Quận Cầu Giấy vừa có quyết định thành lập Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm. Phụ huynh vui mừng vì có thêm cơ hội chọn môi trường học tập cho con đồng thời kì vọng về sự trở lại của bậc THCS trong Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. TPO - UBND Quận Cầu Giấy vừa có quyết định thành lập Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm. Phụ huynh vui...

Báo Tuổi Trẻ hợp tác đào tạo với Trường cao đẳng Sài Gòn

Báo Tuổi Trẻ và Trường cao đẳng Sài Gòn hợp tác trong nhiều hoạt động của hai đơn vị, trong đó có đào tạo sinh viên cao đẳng. Chiều 21-3, báo Tuổi Trẻ và Trường cao đẳng Sài Gòn ký thỏa thuận hợp tác...

Bài toán làm dậy sóng mạng xã hội, đáp án chính xác là bao nhiêu?

Những ngày qua, mạng xã hội dậy sóng bài toán của học sinh tiểu học. Cụ thể, phép tính: 8 - 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8.Dù đây chỉ là bài toán dành cho học sinh bậc tiểu học nhưng nhiều người lớn cũng phải đau đầu vì lại giải ra 2 đáp án khác nhau.Vậy theo bạn đáp án 2 hay...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất