Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcLoài cây với 'mồ hôi muối' hút nước từ không khí

Loài cây với ‘mồ hôi muối’ hút nước từ không khí


Cách tinh thể muối trên lá cây sa mạc Tamarix aphylla hút nước có thể giúp con người cải tiến công nghệ thu thập nước trong môi trường khô hạn.





Cây Tamarix aphylla có thể sống trong môi trường mặn nhờ bài tiết nước mặn qua lá. Ảnh: Marieh Al-Handawi/NYU Abu Dhabi

Cây Tamarix aphylla có thể sống trong môi trường mặn nhờ bài tiết nước mặn qua lá. Ảnh: Marieh Al-Handawi/NYU Abu Dhabi

Trên sa mạc khô cằn và nắng nóng, thực vật phát triển nhiều cách để khai thác và tích trữ nước ngọt từ môi trường, ví dụ vươn rễ xuống thật sâu và hút nước ngầm. Giờ đây, các nhà nghiên cứu phát hiện một cơ chế mới rất độc đáo: hấp thụ nước từ không khí nhờ các tinh thể muối trên lá, Smithsonian hôm 13/11 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Cây Tamarix aphylla thuộc họ Tamaricaceae (Tì liễu) là loài cây bài tiết muối trong nhóm cây chịu mặn, đã thích nghi để sống trong đất có độ mặn cao. Chúng là loài bản địa tại các sa mạc châu Phi và Trung Đông.

Loài cây này hút nước mặn qua rễ, lấy những gì chúng cần, sau đó bài tiết lượng nước mặn đậm đặc dư thừa qua các tuyến trên lá. “Các giọt nước không hề rơi xuống mà bám vào bề mặt”, Pance Naumov, đồng tác giả nghiên cứu, nhà hóa học tại Đại học New York Abu Dhabi, giải thích. Nước tiêu biến dưới nắng nóng sa mạc, để lại những tinh thể muối trắng trên lá cây. Đến đêm, những tinh thể này bắt đầu phồng lên với nước.

Để kiểm tra chính xác lượng nước mà các tinh thể muối hấp thụ, nhóm nghiên cứu đặt một cành cây Tamarix aphylla mới cắt vào buồng mô phỏng môi trường sa mạc trong phòng thí nghiệm. Họ cân cành cây cứ sau 20 phút và nhận thấy, sau hai tiếng, nó thu được khoảng 15 milligram nước. Tiếp theo, họ rửa sạch cành cây để loại bỏ tinh thể muối rồi lặp lại thí nghiệm. Lần này, cây chỉ hút được 1,6 milligram nước.

“Kết quả này mang tính quyết định với chúng tôi, chứng tỏ muối là tác nhân chính giúp thu thập nước, không phải bề mặt cây”, Marieh Al-Handawi, đồng tác giả nghiên cứu, nhà khoa học vật liệu tại Đại học New York Abu Dhabi, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành những thử nghiệm khác và nhận thấy, cây Tamarix aphylla có khả năng bám nước cao gần gấp đôi nhựa Teflon. Họ cũng phân tích thành phần của các tinh thể muối trên lá và phát hiện chúng gồm ít nhất 10 khoáng chất, bao gồm natri clorua, thạch cao và lithium sulfate. Sự kết hợp các khoáng chất này giúp hút ẩm từ không khí, kể cả khi độ ẩm tương đối thấp, khoảng 55%.

Có lẽ các tinh thể muối mang đến một phương pháp cho phép cây hút nước, theo Maheshi Dassanayake, nhà sinh học tại Đại học Bang Louisiana, nhưng bà không nghĩ rằng cây thực sự sử dụng lượng nước mà tinh thể muối hấp thụ. “Tôi chưa thấy căn cứ cơ học về cách loài cây này sử dụng năng lượng để lấy nước”, bà nói.

Tuy nhiên, Naumov cho biết, việc hiểu cách thức hoạt động của cơ chế này có thể truyền cảm hứng cho những công nghệ thu nước từ không khí mới, giúp con người tạo ra các phương pháp thu thập thân thiện với môi trường hơn hoặc cải tiến các phương pháp làm mưa nhân tạo hiện nay.

Thu Thảo (Theo Smithsonian)




Source link

Cùng chủ đề

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

4 thói quen nấu ăn cần tránh vì gây hại cho sức khỏe

Bữa ăn tốt cho sức khỏe không chỉ chứa các thành phần lành mạnh như rau củ, trái cây, trứng, thịt nạc..., mà cũng cần được chế biến đúng cách. ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi tế bào. ...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Làng muối Sa Huỳnh và hướng đi phát triển du lịch cộng đồng

Làng nghề lâu đời Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) không chỉ được biết đến với những di tích khảo cổ học quan trọng hay bãi biển cát vàng quanh năm rì rào sóng vỗ, mà còn nổi tiếng với cánh đồng muối bát ngát nằm dọc theo QL1A (thuộc phường Phổ Thạnh), cách trung tâm TP Quảng Ngãi khoảng 60km về phía Nam. Cánh đồng muối Sa Huỳnh được xem là vựa muối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Cùng chuyên mục

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà...

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Mới nhất

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025, trong nước duy trì mức cao

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 10/2/2025 như sau, thị trường tiêu duy...

Không để xảy ra tình trạng quân xanh, quân đỏ khi đấu thầu dự án cao tốc

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng và minh bạch, không hình thức, không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu. Không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu dự án cao tốcPhó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải bảo...

Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Chính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu. Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệtChính phủ ban hành Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số...

Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm

Đà Nẵng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, trong đó Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu là công trình có ý nghĩa quan trọng chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao...

Mới nhất