Trang chủDestinationsLâm ĐồngQuyết liệt, đồng bộ, đột phá

Quyết liệt, đồng bộ, đột phá






 


 





 

 

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm 2023, lãnh đạo các địa phương đã có những định hướng, chỉ đạo sát sao trên tinh thần xuyên suốt là “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá; kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”.

 





 

Năm 2022, toàn thành phố đã triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022  tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Thành ủy và sự vào cuộc quyết liệt, linh hoạt, hợp lý, đồng bộ của cả hệ thống chính trị nên tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 của thành phố tiếp tục phát triển ổn định, 19/19 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đều đạt kế hoạch đề ra. 

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt lần thứ XII, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2021 – 2025) và chào mừng kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, do đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Đà Lạt quyết tâm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; đồng thời, chú trọng khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyến điểm của năm 2022 một cách thiết thực, hiệu quả.

Các phòng, ban, đơn vị, UBND phường, xã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Lạt lần thứ XII với chủ đề của Thành ủy năm 2023 là: “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá, hiệu quả; kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, chào mừng kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển”. Triển khai thực hiện có hiệu quả, cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Thành ủy, HĐND TP Đà Lạt… để hành động quyết liệt, phấn đấu thực hiện thành công, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội ở mức cao nhất trong năm 2023.





Lượng khách tới Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng năm 2022 tăng 33% kế hoạch, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2021 và được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2023

 





 

Hiện nay, TP Bảo Lộc đã khẳng định được vị thế là trung tâm công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, chủ lực là công nghiệp chế biến, chế biến sâu các loại nông sản thế mạnh như trà, cà phê, tơ lụa. Đó là những lợi thế để Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn trên dưới một lòng đoàn kết cùng các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp phát huy những nội lực sẵn có, tranh thủ ngoại lực xây dựng Bảo Lộc phát triển xứng tâm là trung tâm kinh tế – xã hội phía Nam của tỉnh.

Trong đó, tập trung khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có để phát triển công nghiệp gắn với quản bá thương hiệu Trà B’Lao, Tơ lụa Bảo Lộc cùng nhiều sản phẩm thế mạnh để chủ động hội nhập. Ưu tiên và tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh và các ngành công nghiệp phụ trợ; tiếp tục tập trung đầu tư và thu hút đầu tư để ngành thương mại – dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, mạng lưới cơ sở đảm bảo chất lượng tương xứng với chức năng, vị trí của địa phương. 

Đối với nông nghiệp, Bảo Lộc đang quyết tâm xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn quả… theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung mô hình trang trại công nghiệp thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung các nguồn lực tổ chức thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn. Trong đó, chủ động triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đối với Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương được Đảng bộ, chính quyền thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 để thực thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án. Bảo Lộc cũng đang tập trung mọi điều kiện để chính thức khai trương đưa vào hoạt Trung tâm điều hành thông minh (IOC) vào cuối quý 1, 2023.





Công nghiệp chế biến với những sản phẩm thế mạnh đang được TP Bảo Lộc tập trung phát triển
Công nghiệp chế biến với những sản phẩm thế mạnh đang được TP Bảo Lộc tập trung phát triển

 





 

Là một trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh, huyện Đức Trọng đã xác định các nội dung quan trọng của năm 2023 là triển khai quyết liệt Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển huyện Đức Trọng trở thành thị xã giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, đến năm 2025 xây dựng huyện Đức Trọng trở thành thị xã, đạt tiêu chí đô thị loại 4, tiệm cận đạt các tiêu chí đô thị loại 3. 

Riêng năm 2023 phải hoàn thành công tác quy hoạch chung Đức Trọng và xây dựng Đề án đô thị loại 4. Sau khi hoàn thành, năm 2024 thực hiện ngay Đề án thị xã Đức Trọng để trình Trung ương. Song song với việc lập hồ sơ nêu trên huyện tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư các tiêu chí cho thị xã đó là cây xanh, công viên, chiếu sáng, giao thông, xử lý rác thải, cấp nước, y tế, giáo dục… các tiêu chí này phải hoàn thành vào năm 2024.

Về đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh và huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng đó là: Đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, đoạn qua Đức Trọng, tập trung làm tốt công tác bồi thường, chuẩn bị các khu tái định cư và đất tái định canh; hoàn thành bồi thường và khởi công hồ Ta Hoét, Khu Công nghiệp Phú Bình, Khu đô thị Nam Sông Đa Nhim. Hoàn tất các thủ tục và thu hút đầu tư nhà máy xử lý rác thải, bệnh viện tư, trường học, chất lượng cao, nhà máy cấp nước, công viên nghĩa trang…; thực hiện Đề án xã hội hóa thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn.

Ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện hiệu quả quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã, qui hoạch phân khu, hoàn thành qui hoạch sử dụng đất. Huy động các nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị; từng bước hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV và thành lập thị xã. Tiếp tục triển khai Đề án khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng khu 200ha (Trung tâm hành chính và đô thị mới). Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy liên quan đến công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính. 

Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, quan tâm chăm lo người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ mồ côi, người yếu thế, các đối tượng bảo trợ xã hội; tăng cường đầu tư hệ thống nước sạch nông thôn; các chương trình, giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng đồng bào dân tộc; cơ sở trường, lớp, thiết bị giáo dục, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt liên quan đến giải tỏa do vi phạm lâm luật; liên quan đến bồi thường khiếu nại về đất đai khi triển khai các công trình trọng điểm. 





Huyện Đức Trọng đang tập trung thực hiện công tác quy hoạch chung và xây dựng Đề án đô thị loại 4

 





 

Năm 2022, tuy là năm thực sự khó khăn đối với địa phương, nhưng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền cùng sự đồng lòng ủng hộ của người dân, Bảo Lâm đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều đạt và vượt kết hoạch đề ra. Trong đó, thu ngân sách Nhà nước của địa phương được hơn 1.340 tỷ đồng, đạt 130% dự toán được giao.

Bước sang năm 2023, Đảng bộ, chính quyền huyện Bảo Lâm tranh thủ mọi nguồn lực cùng sự đồng hành của các tầng lớp dân dân, doanh nghiệp để tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong năm. 

Bảo Lâm xác định chủ đề của năm là “Quyết liệt, đồng bộ, đột phá; kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI”. Trong đó, tập trung công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ huyện đến cơ sở. Nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của địa phương trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ. 

Đồng thời, xác định công tác giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư để phục vụ xây dựng đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng chủ lực. Phấn đấu đến hết năm 2023 có 5 – 7 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 2 – 3 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và đạt doanh thu 147 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp Lộc Thắng và Lộc An để kêu gọi, thu hút đầu tư; đẩy mạnh phát triển kinh tế số trong quản bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương. Cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân sẽ cùng thi đua để đưa Bảo Lâm đạt huyện nông thôn mới trong năm 2023.





Ngoài tập trung phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Bảo Lâm cũng chú trọng triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng tâm, trọng điểm

 





 

Với quan điểm phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của địa phương, nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng hiệu quả các thời cơ để tạo động lực phát triển mạnh mẽ, Huyện ủy Lâm Hà xác định chủ đề năm 2023 là: “Đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, đổi mới; tập trung đẩy nhanh tiến độ các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm của huyện”. 

Từ đó, Huyện ủy Lâm Hà đề ra mục tiêu phát triển trong năm 2023 là giữ vững ổn định và phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Đẩy mạnh thực hiện các đột phá phát triển, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, các dự án, công trình trọng điểm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. 

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Lâm Hà cũng đề ra chi tiêu phấn đấu, thực hiện năm 2023 tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) tăng 8 – 8,5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 5.000 tỷ đồng trở lên; phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 530 tỷ đồng; trong đó thu thuế, phí đạt 333 tỷ đồng trở lên; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 1,0% – 1,5%.





Công nghiệp chế biến đang phát triển trên huyện nông thôn mới Lâm Hà

 





 

Năm 2023, huyện Đạ Huoai tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm và các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 để tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 

Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, thực hiện tốt các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, năng lực điều hành của chính quyền các cấp, phòng chống tham nhũng lãng phí, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, huyện Đạ Huoai phấn đấu trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 14 – 15%;  tổng thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 191,9 tỷ đồng; tổng kinh ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng; hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; thực hiện 4 chương trình trọng tâm, 6 công trình trọng điểm…

Để xứng tầm là “thủ phủ sầu riêng” của tỉnh Lâm Đồng, huyện Đạ Huoai xác định triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại. Tiếp tục vận động Nhân dân sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Phấn đấu năm 2023, diện tích nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật thâm canh đạt trên 4.000 ha; trên 1.000 ha sầu riêng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu gắn với quảng bá, phát triển nhãn hiệu nông sản chủ lực của huyện. 

Hoàn thiện giải phóng mặt bằng công trình đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đoạn qua địa bàn huyện Đạ Huoai. 





Cùng với phát triển kinh tế thì huyện Đạ Huoai cũng chú trọng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số

 





 

Để đạt được các mục tiêu đặt ra năm 2023 của tỉnh đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị. Trong đó, sự nỗ lực, bứt phá của các địa phương đóng vai trò quyết định, bởi mỗi địa phương là một mắt xích quan trọng. 

Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương năm 2023 rất lớn và Di Linh cũng không là ngoại lệ. Việc tìm ra những giải pháp mạnh mẽ, đột phá để vừa “tạo thêm”, vừa “tạo mới” động lực thúc đẩy sự phát triển của Di Linh đồng nghĩa với việc  góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Trong năm 2022, việc Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 15 về đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo động lực cho huyện Di Linh phát triển toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 là động lực quan trọng thúc đẩy Di Linh phát triển. Trên cơ sở nghị quyết phát triển cả nhiệm kỳ của huyện và tinh thần Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy, huyện Di Linh bước vào năm 2023 với tâm thế: Quyết liệt, đồng bộ, đột phá; đoàn kết, kỷ cương, nêu gương, bản lĩnh, trách nhiệm, hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. 

Theo đó, năm 2023, Di Linh xác định tập trung triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế; ưu tiên tạo chuỗi liên kết trong nông nghiệp để chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, rút ngắn khoảng cách từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. 

Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá – xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân và giảm nghèo bền vững. Khôi phục các làng nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ du lịch. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát động và thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước để tạo sức mạnh tổng hợp từng bước đưa Di Linh tiến nhanh, tiến chắc trong hành trình phát triển vì một Di Linh văn minh, giàu đẹp và về đích huyện nông thôn mới năm 2024.





Huyện Di Linh đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương

 





 

Năm 2022, kế thừa những kết quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của năm 2021, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân, thực hiện với tinh thần quyết tâm cao, có trọng tâm, trọng điểm nên kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục có sự phát triển; 17/18 chỉ tiêu đề ra đã đạt và vượt kế hoạch. 

Sản xuất nông nghiệp phát triển đúng hướng, tiếp tục phát huy vai trò là ngành kinh tế chủ lực. Vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, diện tích thiệt hại, khối lượng lâm sản thiệt hại). Tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản, các dự án, công trình trọng điểm. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến khá tích cực. Thu ngân sách vượt kế hoạch, đạt 148%). 

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,9%. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt yêu cầu; đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ; kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên được nâng lên…

Năm 2023 được xác định là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, do đó Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra 18 chỉ tiêu trên các lĩnh vực và xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2023. Đó là: Tiếp tục tập trung phát triển nông nghiệp, nhất là việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên, môi trường và khoáng sản. Tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững. Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm. Tiếp tục đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, sự nghiệp thể dục, thể thao. Cải cách hành chính, chuyển đổi số; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, đơn vị, địa phương.





Đam Rông chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số

 





 

Huyện Cát Tiên đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 152 của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Trong đó, huyện Cát Tiên sẽ tập trung thực hiện một số điểm nhấn, thế mạnh của địa phương như: Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn; xúc tiến làm việc để tiến đến ký kết hợp tác phát triển và tiêu thụ sản phẩm sầu riêng và các sản phẩm cây ăn trái khác với các công ty; thực hiện các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. 

Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn; trong đó, địa phương đã làm việc sơ bộ với Tập đoàn TH. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025 và định hướng đến năm 2030; tập trung hoàn thiện các khâu chuẩn bị để phấn đấu ra mắt Trung tâm điều hành thông minh huyện Cát Tiên vào cuối năm 2023. 





Huyện Cát Tiên đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện thành công Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, song song với việc phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp và du lịch
Huyện Cát Tiên đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện thành công Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, song song với việc phát triển chuỗi sản xuất nông nghiệp và du lịch

 





 

Trên nền tảng những thành quả đạt được của năm 2022, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, cũng như triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên, Đảng bộ huyện Đạ Tẻh đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII, XIII). Tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết; nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đề án chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng huyện thông minh. 

Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 1 – 1,5%; trong đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 2,5 – 3%. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng cây xanh theo kế hoạch. Khai thác và tận dụng các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng; quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2023.

Tiếp tục rà soát xây dựng các vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng chủ lực của huyện; mở rộng diện tích thực hiện quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Tăng cường thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng, điểm thu mua, cơ sở chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản. Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP từ nông sản của Đạ Tẻh đạt 3 sao trở lên gắn với tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại.

Phát huy nội lực trong nhân dân, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2023 có thêm 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng Đạ Tẻh đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về cảnh quan nông thôn vào năm 2025.





Huyện Đạ Tẻh nỗ lực xây dựng đề án chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng huyện thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
Huyện Đạ Tẻh nỗ lực xây dựng đề án chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng huyện thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn

 





 

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; huyện Lạc Dương xác định 5 nhiệm vụ đột phá để hướng tới mục tiêu đến năm 2025 trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Lâm Đồng, gồm: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, phát triển liên kết sản xuất và xây dựng vùng dược liệu, xây dựng đô thị thông minh, tăng cường công tác hợp tác quốc tế. 

Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: Phấn đấu đạt 8/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, tiến đến năm 2024 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xã Đạ Sar đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Kết hợp các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo như từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn ngân sách huyện, đặc biệt là kinh phí xã hội hóa để tập trung cho công tác giảm nghèo.

Về lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tích cực thúc đẩy đưa một số sản phẩm chủ lực của địa phương vào Chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, gắn với chuỗi giá trị trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đối với công tác chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Tập đoàn Viettel xây dựng thành công Trung tâm Giám sát và Điều hành thông minh, năm 2023 huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu, giải quyết thủ tục hành chính toàn trình (thủ tục hành chính mức độ 4), xây dựng đô thị thông minh cấp xã, thanh toán không dùng tiền mặt…

Trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, huyện Lạc Dương đã kết nghĩa, hợp tác với thành phố Yachiyo, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản và đang tiếp tục triển khai các chương trình công tác để cụ thể hóa các nội dung hợp tác trên các lĩnh vực như: Giao thương hàng hóa, xuất khẩu nông sản, giao lưu văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, xuất khẩu lao động và đưa sinh viên thực tập điều dưỡng tại thành phố Yachiyo, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản…





Mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp tục phát huy các thế mạnh của địa phương là một trong những nhiệm vụ đột phá mà huyện Lạc Dương đang triển khai thực hiện
Mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp tục phát huy các thế mạnh của địa phương là một trong những nhiệm vụ đột phá mà huyện Lạc Dương đang triển khai thực hiện

 





 

Năm 2023, huyện Đơn Dương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu để xây dựng tỉnh Lâm Đồng đạt tiêu chí tỉnh nông thôn mới trước năm 2025; xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện theo đúng quy trình, lộ trình, bằng các mô hình hợp lý thiết thực, hiệu quả; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh trong nông nghiệp với các diện tích, cây trồng chủ lực. Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sản xuất công nghệ cao. Ứng dụng mạnh mẽ đa dạng hoá các loại hình công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch. 

Phát triển đàn bò sữa theo hướng tăng quy mô đàn, nâng cao chất lượng đàn ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sữa. Phát triển các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; trọng tâm là củng cố, kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; công khai, minh bạch, giải quyết đúng thời hạn các thủ tục hành chính. 

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số theo Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng ngừa tham nhũng, kê khai, minh bạch tài sản thu nhập. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, sử dụng tài chính, tài sản công.





Ngoài thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Đơn Dương còn chú trọng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm





Source link

Cùng chủ đề

Gia đình một tỉ phú Việt bị ‘thổi bay’ vài ngàn tỉ sau tuyên bố từ ông Trump

Sau thông điệp từ ông Trump về thuế quan với ngành thép, thị giá cổ phiếu 'quốc dân' HPG giảm mạnh. Tài sản trên thị trường chứng khoán của gia đình tỉ phú Trần Đình Long bị 'thổi bay' gần 2.500 tỉ đồng. Hôm...

Hòa Phát sẽ tăng trưởng ít nhất 15% mỗi năm từ nay đến năm 2030, hưởng ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số...

Tối 09/02/2025, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thay mặt Chính phủ, nhân dịp đầu năm mới Thủ tướng gửi lời chúc sức khỏe, lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới CBCNV Tập đoàn Hòa Phát. Tổng Bí thư chúc Tập đoàn sẽ thành công, chúc Hòa Phát sẽ phát triển theo tốc...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo dược, tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản độc đáo của Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình. Đây là một khu vực rộng lớn với tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Trong đó có ba khu vực chính được coi là vùng lõi của di sản, đó là: Khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư và Tam Cốc Bích Động... Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư,...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào Top 25 công viên quốc gia thế giới

(LĐ online) - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được du khách toàn thế giới bình chọn và đứng thứ 15 trong Top 25 công viên quốc gia tốt nhất thế giới. Động Phong Nha   Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được UNESCO công nhận lần...

Đức Trọng: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt sao đợt I năm 2024

(LĐ online) - Chiều 2/12, UBND huyện Đức Trọng tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt sao đợt 1 năm 2024. Ông Nguyễn Mậu Thế - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Hồ Hữu Hiếu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận  Cụ thể, có 2 sản phẩm: Rau, củ, quả sấy giòn và cà chua Cherry sấy của...

Khai mạc Trưng bày, triển lãm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

(LĐ online) - Là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 24/12 tại Công viên Trần Quốc Toản, chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã long trọng khai mạc. Cắt băng khai mạc trưng bày Tham dự có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và...

Chủ thể OCOP đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết. Công ty TNHH Mắc Ca Mai Thao sản xuất bánh dinh dưỡng kết hợp từ các loại hạt phục vụ...

Bài đọc nhiều

Đức Trọng: Ra mắt Chi hội Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào

(LĐ online) - Ngày 23/6, Chi hội Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào huyện Đức Trọng đã tổ chức lễ ra mắt. Dự buổi lễ, có ông Nguyễn Bạn - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng và bà Nguyễn Thị Tố Loan - Phó Chủ tịch HĐND huyện Đức Trọng. Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng tặng hoa chúc mừng Chi hội Hội Hữu nghị Việt Nam...

Chùm thơ chào mừng 130 năm Đà Lạt hình thành, phát triển

Đà Lạt từng mệnh danh là “Tiểu Paris” - nơi có cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, khí hậu quanh năm mát lành, hoa tươi nở thắm bốn mùa, có nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Cư dân Đà Lạt chủ yếu là người nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước. Hành trang đi lập nghiệp, người ta mang theo nét văn hóa riêng từng vùng, miền. Và, trong quá trình sinh sống, giao thoa...

Xây dựng FSSC – mở thị trường cho nông sản xuất khẩu

Trong bối cảnh xuất khẩu phải đối mặt với nhiều thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và đơn hàng sụt giảm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm Lâm Đồng lại có mức tăng trưởng đáng kể. Một trong các yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh chính là việc áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm FSSC 22000.  Dây chuyền chế biến nông...

Đảm bảo an ninh trật tự từ “Dân vận khéo”

Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng, sức mạnh to lớn của Nhân dân trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, Công an huyện Đạ Tẻh đã thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) tại địa phương. Hội Phụ nữ Công an huyện Đạ...

Về làng Chăm – Báo Lâm Đồng điện tử

Trước khi thân quen với họa sĩ Chế Kim Trung, tôi tình cờ gặp một phụ nữ Thái Lan tại một khách sạn cao cấp. Lúc ấy, tại khu tiếp tân, tôi bị thôi miên bởi một bức tranh sơn dầu Cô gái Tràng An mang yếm đào đang cầm cành hoa sen. Tôi cứ đứng tần ngần trầm ngâm trên 15 phút, khi nhìn lại hình ảnh người thiếu nữ xưa với vẻ đẹp dịu dàng. Cũng...

Cùng chuyên mục

Vang vọng Langbiang

Langbiang là một trong những biểu tượng du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi cao chọc trời và không khí trong lành mát mẻ. Nơi đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết và câu chuyện tình yêu lãng mạn.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đám cưới người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời người, và với người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng cũng vậy. Để vừa giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhiều đám cưới của người Cờ-ho Lạnh Lâm Đồng ngày nay đã có những sự kết hợp độc đáo và thú vị.

Trình diễn văn hóa cồng chiêng tại Đồi Mơ – Đà Lạt

Không chỉ biểu diễn Cồng chiêng phục vụ khách du lịch tại buôn làng mà người dân Cờ-ho còn biểu diễn tại đồi Mộng Mơ tại Đà Lạt. Hàng ngày nhóm nghệ nhân Cờ-ho Lạnh đến đây biểu diễn với khát vọng không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Cờ Ho dưới chân núi Lang Biang mà họ còn muốn đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong nước và ngoài nước. Sử dụng cồng chiêng...

Tân binh Luton Town và những điều độc đáo tại Ngoại hạng Anh năm nay

Ngoại hạng Anh mùa bóng 2023/2024 đã bắt đầu từ 11/8/2023 vừa rồi và kéo dài đến 19/5/2024 với 17 đội từng chơi tại ngoại hạng mùa trước và 3 tân binh mới lên hạng, trong đó có Luton Town khá độc đáo. Keniworth Road, sân nhà của đội Luton Town - sân bóng nhỏ nhất và lâu đời nhất với 120 năm tuổi tại giải ngoại hạng hiện nay • TỪ “KHÔNG HẠNG” LÊN NGOẠI HẠNG 17 đội bóng chơi...

Là con suốt đời – Báo Lâm Đồng điện tử

Minh họa: Phan Nhân Tiếng trống tập những ngày này bắt đầu giòn giã hơn, đám trẻ đương lội ngoài đồng chợt ngẩng người đứng nghe rồi xì xào háo hức: - Dãy là sắp tựu trường lại rồi đó bây, tao mong đi học quá, nhớ lớp lắm rồi. - Mày nên nghĩ tới cái đống bài tập cuối ngày đi là vừa. Ôi, còn đâu những ngày rong chơi. Duy chỉ có thằng Quốc là lặng thinh, nó cẩn thận...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Cổ phiếu thép lao dốc, VN-Index giảm gần 12 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 10/2, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ sau bốn phiên tăng liên tiếp, trong đó nhóm cổ phiếu thép lao dốc. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu khoáng sản lội ngược dòng tiếp tục bứt phá với nhiều mã tăng...

Việt Nam nắm giữ 2 loại nông sản “nóng” nhất toàn cầu

Theo Bloomberg, Việt Nam đang sở hữu 2 loại nông sản 'nóng' nhất toàn cầu là cao su và cà phê, trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trong 6 tháng vừa qua, hàng loạt nhà đầu tư đã ‘đặt cược’ vào thị trường nông sản vùng nhiệt đới...

Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?

Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất khi rằm tháng Giêng năm nay rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 2 Dương lịch là ngày giữa tuần? ...

Đại học tung ‘túi mù’ với 20 tổ hợp xét tuyển cho một ngành

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, có ngành ở Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển đến 20 tổ hợp. ...

Mới nhất